Player FM - Internet Radio Done Right
11,075 subscribers
Checked 12h ago
Vor neun Jahren hinzugefügt
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-App
Gehen Sie mit der App Player FM offline!
Gehen Sie mit der App Player FM offline!
Tạp chí Việt Nam
Alle als (un)gespielt markieren ...
Manage series 130289
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.
Những vấn đề, sự kiện đang được dư luận quan tâm ở Việt Nam
86 Episoden
Alle als (un)gespielt markieren ...
Manage series 130289
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.
Những vấn đề, sự kiện đang được dư luận quan tâm ở Việt Nam
86 Episoden
Alle Folgen
×Nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam 30/04/2025, Hà Nội đã tổ chức một cuộc diễu binh rầm rộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt, lần đầu tiên đã mời quân đội Trung Quốc tham gia cuộc diễu binh. Trước đó, vào giữa tháng 4, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam và đã được tiếp đón rất trọng thể. Trong chuyến đi này, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi Việt Nam hãy cùng với Trung Quốc "chống lại hành động hù dọa" , ám chỉ Hoa Kỳ. Những sự kiện nói trên diễn ra đúng vào lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung lên đến cao độ và Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ với hy vọng được giảm mức thuế "đối ứng" rất cao, lên đến 46%, mà tổng thống Donald Trump công bố ngày 02/04. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hiện tạm thời lắng xuống sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về thuế quan trong cuộc gặp tại Genève hai ngày 10 và 11/05/2025, cụ thể là trong thời gian 90 ngày sẽ giảm mức thuế đối ứng xuống còn 30% ( đối với hàng Trung Quốc ) và 10% ( đối với hàng Mỹ ). Theo nhận định của hãng tin Reuters ngày 13/05, thỏa thuận thuế quan Mỹ - Trung làm gia tăng áp lực đối với những nước như Việt Nam, nơi cũng thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc kể từ khi Trump áp thuế trong nhiệm kỳ đầu của ông. Như vậy là Việt Nam sẽ buộc phải cố gắng đạt được một thỏa thuận với Mỹ tốt hơn thỏa thuận Mỹ-Trung ở Genève. Vào lúc Việt Nam đang đàm phán với Mỹ thì Bắc Kinh lại cảnh cáo là các nước không nên đạt được một thỏa thuận thương mại nào "bất lợi" cho Trung Quốc, và nếu xẩy ra trường hợp này, Trung Quốc sẽ thi hành các biện pháp trả đũa kinh tế. Lời đe dọa này có liên hệ trực tiếp với Việt Nam, vì Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ xem là nơi sản xuất hàng hóa cho Trung Quốc để xuất sang thị trường Mỹ mà không bị đánh thuế nặng. Trong một bài viết đăng ngày 16/05/2025 trên trang mạng của Tổ chức Châu Á - Thái Bình Dương Canada (APF Canada), nhà nghiên cứu Sasha Lee cũng lưu ý "những nhượng bộ thương mại của Việt Nam (giám sát chặt chẽ hơn nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sử dụng trong sản xuất, khuyến khích mua thêm hàng giá trị cao của Mỹ...) có thể giúp xoa dịu Hoa Kỳ, nhưng có nguy cơ làm mất ổn định mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Bất kỳ sự thỏa hiệp kinh tế đáng kể nào đối với Hoa Kỳ đều có thể bị Trung Quốc trả đũa." Bà Sasha Lee nhấn mạnh "Quan trọng hơn, do chuỗi cung ứng của Việt Nam liên kết quá chặt chẽ với Trung Quốc, phản ứng kinh tế từ Bắc Kinh, chẳng hạn như tăng thuế đối với hàng hóa Việt Nam hoặc giảm đầu tư của Trung Quốc, có thể làm gián đoạn đáng kể các ngành công nghiệp của Việt Nam. Do đó, Việt Nam đang đi trên dây, tìm cách khẳng định tầm quan trọng của mình như một trung tâm sản xuất thay thế cho Hoa Kỳ trong khi cẩn thận tránh các hành động bị xem là liên kết kinh tế hoặc chính trị với Washington." Cuộc chiến thuế quan của Mỹ tác động như thế nào đến quan hệ Việt-Trung? RFI Việt ngữ phỏng vấn tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ. RFI: Việt Nam lần đầu tiên đã cho quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04/2025 đúng vào lúc căng thẳng thương mại với Mỹ đang lên đến cao độ. Cộng thêm với việc chủ tịch Tập Cận Bình đã được đón tiếp một cách đặc biệt trọng thể, việc quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh có phải là một thắng lợi có tính chất biểu tượng của Bắc Kinh trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ để thu phục Việt Nam? Vũ Xuân Khang: Việt Nam kể khi từ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1991 đã luôn đặt Trung Quốc làm đối tác quan trọng nhất về cả an ninh, chính trị, và kinh tế. Điều này có nguyên do từ việc Việt Nam đã bị Liên Xô bỏ rơi và phải giải quyết vấn đề Cam Bốt, cũng như xung đột biên giới Việt-Trung trên thế yếu với Trung Quốc. Việt Nam hiểu rằng họ cần tránh tái diễn một cuộc xung đột với Trung Quốc, nên kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã luôn luôn từ chối tham gia liên minh hay hợp tác với một quốc gia khác để chống Trung Quốc. Việt Nam luôn muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, nhất là để hiện đại hóa năng lực của lực lượng hải quân và không quân, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy vậy, Việt Nam rất muốn duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và trong bài toán này thì Trung Quốc luôn luôn được đặt trên mối quan hệ với Hoa Kỳ, do Trung Quốc có thể làm tổn hại an ninh của Việt Nam về mọi mặt từ đất liền, hải đảo, cho đến kinh tế, lẫn chính trị. Chính vì thế việc Việt Nam lần đầu tiên cho quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04 là một tín hiệu với Trung Quốc, đó là Việt Nam có tăng cường quan hệ với Mỹ hay với bất kỳ quốc gia nào, bản chất quan hệ Việt - Trung từ trước đến nay vẫn luôn hữu hảo và Việt Nam muốn ghi nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc trong quá khứ, cũng như hiện tại và tương lai. Có thể là lời mời quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04 đã có từ trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan, cho nên hai sự kiện này có thể không liên quan đến nhau. Nhưng có thể nói rõ là căng thẳng thương mại Việt-Mỹ hiện nay là một điều không đáng có trong quan hệ giữa hai nước và hai bên sẽ tiếp tục đàm phán để giảm thiểu các rào cản về thuế quan. RFI: Dầu sao thì phía Trung Quốc đã mô tả chuyến thăm vừa qua của Tập Cận Bình ở Việt Nam bằng những từ ngữ hiếm khi thấy trong thời gian gần đây, như “vừa là đồng chí vừa là anh em” , phải chăng họ muốn nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước đã tăng thêm một nấc, trong lúc có vẻ như Hoa Kỳ đang đi bước lùi trong quan hệ với Việt Nam? Vũ Xuân Khang: Thật ra quan hệ Việt Nam - Trung Quốc kể từ 2023 mặc dù tên gọi vẫn là Đối tác chiến lược toàn diện, nhưng về bản chất thì Việt Nam đã nâng quan hệ lên mức cao hơn khi chấp nhận tham gia "Cộng đồng chung vận mệnh" của Trung Quốc. Gọi Việt Nam "vừa là đồng chí, vừa là anh em" cũng là một lời khẳng định, đó là Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ giữa hai nước và Việt Nam không nên để các bất đồng khác trong quan hệ song phương làm ảnh hưởng đến đại cục, hay tạo điều kiện cho thế lực bên ngoài phá hoại quan hệ giữa hai bên. Rõ ràng là khi chính quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, Trung Quốc lại càng muốn thân thiện với Việt Nam để ngăn Hoa Kỳ sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để làm tổn hại lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ với Việt Nam có căng thẳng thương mại sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc thuyết phục Việt Nam là không nên tin tưởng vào Hoa Kỳ. RFI: Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ để được giảm mức thuế đối ứng, nhưng trong khi đó Trung Quốc đã cảnh cáo các nước không được ký các thỏa thuận thuế quan với Mỹ mà bất lợi cho Trung Quốc. Liệu Việt Nam có thể thoát ra được thế "gọng kìm" này? Vũ Xuân Khang: Có thể thấy Việt Nam đúng là đang bị kẹt vào thế khó khi cả hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đều muốn Hà Nội ngả về phe mình. Tuy nhiên, may mắn cho Việt Nam, đây mới chỉ là xung đột về thương mại, nên bản chất của cuộc cạnh tranh không tổn hại đến an ninh của Việt Nam như một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung. Hiện tại, Việt Nam đang cố thoát khỏi thế gọng kìm bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu ra các thị trường ngoài Mỹ, như là châu Âu, hay thuyết phục Trung Quốc mua thêm nhiều hàng hóa của Việt Nam. Tuy vậy, Mỹ là một thị trường xuất khẩu quá lớn của Việt Nam, do đó sẽ phải mất một thời gian để Việt Nam điều chỉnh thị trường xuất khẩu. Rõ ràng với khối lượng trao đổi hàng hóa rất lớn với Mỹ như vậy, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi chính sách thuế quan của Mỹ chưa rõ ràng, nhưng về bản chất, Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại tuân theo chính sách ngoại giao đa phương hóa đa dạng hóa, để tránh làm mất lòng cả Mỹ và Trung Quốc. RFI: Nếu tổng thống Trump duy trì chính sách thuế quan bất lợi cho Việt Nam như vậy, về lâu dài liệu có nguy cơ là Việt Nam sẽ phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn về mặt kinh tế và như vậy sẽ dần dần lọt sâu vào quỹ đạo của Bắc Kinh? Vũ Xuân Khang: Thực ra Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh kể từ năm 1991. Đây không phải là một sự lựa chọn chủ động của Việt Nam, mà là do chính sách củaTrung Quốc sử dụng áp lực quân sự và kinh tế ép Việt Nam phải tôn trọng vị thế của Trung Quốc, khi Việt Nam trong giai đoạn 1970-1980 dùng liên minh với Liên Xô để khẳng định vị thế của mình và làm phật lòng Trung Quốc. Có thể hiểu đơn giản là Việt Nam đang quay trở lại một quỹ đạo mà từ ngàn xưa đến nay các hoàng đế Việt Nam đã phải tuân thủ: sau khi chiến thắng các cuộc xâm lược từ phương Bắc, họ đều phải triều cống và thuần phục Bắc Kinh nhằm tránh các cuộc chiến tranh không cần thiết với láng giềng phương Bắc. Trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam chỉ có thể phát triển hòa bình ổn định khi quan hệ Việt-Trung ổn định. Tổng thống Mỹ duy trì chính sách thuế quan bất lợi cho Việt Nam sẽ là một bước lùi trong quan hệ Việt-Mỹ, và một sự phát triển rất có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cố gắng giữ một nền ngoại giao độc lập, tự chủ, luôn mong muốn tìm kiếm các đối tác kinh tế mới, hay mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác hiện tại, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ, để làm giảm tổn thất đến phát triển kinh tế. Cần phải nói lại là mặc dù nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc,Việt Nam có một lợi ích kinh tế rất lớn khi duy trì quan hệ hữu hảo với Hoa Kỳ, nhất là trong trường hợp Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.…
T
Tạp chí Việt Nam


Ngày 07/05/2025, Việt Nam và Mỹ chính thức tiến hành phiên đàm phán đầu tiên về mức thuế 46% do tổng thống Trump áp đặt. Vừa đàm phán với thị trường lớn nhất, Hà Nội vừa khẩn trương tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang 17 thị trường đã ký các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thêm đối tác, trong đó có Brazil. Cả hai nước muốn giảm phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác : Đối với Brazil là Trung Quốc và với Việt Nam là Mỹ, đồng thời hỗ trợ thâm nhập thị trường khu vực của nhau ASEAN và Mercosur. Mở rộng thị trường với Brazil Việt Nam và Brazil ký Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030 sau khi nâng cấp vào tháng 11/2024. Trong chuyến công du Hà Nội ngày 28/03/2025, tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva khẳng định “kế hoạch này sẽ giúp chúng tôi tiến triển trong nhiều lĩnh vực” . Cả hai nước còn nhiều tiềm năng, biên độ phát triển để thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, theo giải thích của nhà báo Elcio Ramalho, trưởng ban Brazil của đài RFI : “Điều đáng chú ý là với Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030, mối quan hệ đối tác rất rộng rãi, bao gồm kinh tế, quốc phòng, nông nghiệp và an ninh lương thực, cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ông Lula công bố quyết định của Brazil công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng đầu tư và phát triển thương mại. Về thương mại, tổng thống Lula cũng đề cập đến việc mở cửa thị trường Việt Nam về thịt và khả năng Việt Nam trở thành trung tâm khu vực về chế biến thịt của Brazil, qua đó tạo điều kiện tiếp cận thị trường châu Á. Brazil có thể xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn sang Việt Nam, bao gồm máy bay Embraer - loại máy bay tầm trung. Tham vọng rất là lớn : năm 2024, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 7,7 tỷ đô la. Mục tiêu chung là đạt 15 tỷ đô la vào năm 2030”. Theo trang web chính phủ Brazil, Việt Nam là nguồn nhập khẩu lớn nhất trong ASEAN và là nhà cung cấp lớn thứ 14 thế giới của Brazil. Brazil xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn sang Bồ Đào Nha, Anh Quốc, Pháp hoặc Paraguay. Việt Nam là khách hàng lớn thứ 5 cho xuất khẩu nông sản của Brazil, ví dụ Brazil cung cấp đến 70% lượng đậu nành nhập khẩu của Việt Nam, khoảng 37% lượng thịt lợn và là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Việt Nam về gia cầm và bông. Tầm quan trọng của Việt Nam, cũng như sự quan tâm của chính phủ Brazil được thông tín viên RFI - ban Brazil Vivian Osvald tại Rio de Janeiro giải thích : “Việt Nam là một quốc gia châu Á quan trọng. Đây không chỉ là một quốc gia mới nổi mà còn là thành viên của ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, mà Brazil cũng muốn xích lại gần hơn. Có khả năng ông Lula sẽ được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay. Kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam đạt khoảng 8 tỷ đô la mỗi năm. Con số này trông có vẻ không đáng kể, nhưng lại lớn hơn trao đổi thương mại với một số nước châu Âu. Ông Lula là tổng thống Brazil đầu tiên đến thăm Việt Nam vào năm 2007. Mục đích của chuyến công du là tăng cường mối quan hệ. Việt Nam nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Brazil như đậu nành, ngô và bông và xuất khẩu sang Brazil đồ điện tử, lốp xe, quần áo và giày dép” . Đọc thêm Cúp bóng đá Đông Nam Á: Cầu thủ gốc Brazil trở thành niềm hy vọng của tuyển Việt Nam Về phía Việt Nam, theo báo chính phủ, tính lũy kế đến tháng 10/2024, Brazil có 7 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 3,85 triệu đô la, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, bán buôn và bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ. Trong khuôn khổ chuyến công du của tổng thống Lula, hãng đóng gói thịt JBS của Brazil đã ký biên bản ghi nhớ về một thỏa thuận đầu tư trị giá 100 triệu đô la xây dựng hai nhà máy đóng gói thịt ở Việt Nam, chủ yếu là đóng gói thịt thô nhập từ Brazil phân phối cho thị trường Việt Nam và khu vực. Ngoài bóng đá, cà phê cũng là một lĩnh vực khác được chính phủ Brazil nhấn mạnh để tăng cường quan hệ giữa hai nước, cũng là hai nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, nghiên cứu giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu. Tổng thống Lula khẳng định : “Việt Nam có thể hưởng lợi từ Quỹ Rừng nhiệt đới vĩnh cửu (Fundo Florestas Tropicais para Sempre) do Brazil đề xuất và được đánh giá cao về những nỗ lực bảo vệ môi trường”. Cổ vũ cho “không liên kết” và hợp tác “đa phương” Trang Foreign Policy ngày 28/03 nhận định vòng công du hai nước châu Á Nhật Bản và Việt Nam của tổng thống Lula cho thấy rõ hoạt động đối ngoại đa phương, không liên kết của Brazil, trái ngược với chính sách bảo hộ của tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ, đối tác thương mại lớn thứ hai của Brasilia. Brazil không bị áp mức thuế đối ứng cao như Việt Nam nhưng cũng chịu mức thuế chung đối với nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ. Elcio Ramalho, trưởng ban Brazil của RFI, nhận định : “Cách tiếp cận đa dạng hóa thị trường này đến đúng lúc Mỹ áp dụng mức thuế mới là 25% đối với thép và nhôm và 10% đối với tất cả các sản phẩm khác. Brazil, là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Hoa Kỳ, đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ song song với việc tiếp tục đàm phán với Washington để tìm giải pháp cho các mức thuế bị áp đặt. Ví dụ, tại Tokyo, tổng thống Lula tuyên bố ông sẽ đi đầu để giúp thúc đẩy hiệp định thương mại tự do giữa Nhật Bản và khối Mercosur, khối bao gồm Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay”. Đọc thêm Brazil trở thành quốc gia BRICS thứ hai không tham gia dự án BRI của Trung Quốc Ngoài ra, giống như Việt Nam, Brazil cũng bị phụ thuộc quá nhiều vào đối tác Trung Quốc trong những năm gần đây và có thể đẩy Brazil vào thế nguy hiểm, dễ bị tác động hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Do đó, Brazil tự vệ bằng cách phát triển quan hệ với nhiều nước châu Á khác, theo giải thích của nhà báo Elcio Ramalho : “Chuyến đi này rất quan trọng vì Brazil đang tìm kiếm đối tác thay thế để đối phó với chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Đáng chú ý là tổng thống Lula đi cùng với một phái đoàn lớn các chính trị gia, chủ tịch Hạ viện và Thượng viện, cũng như các doanh nhân và giám đốc công ty. Việc lựa chọn Nhật Bản và Việt Nam được giải thích bởi tiềm năng thương mại của hai nước và cũng chứng minh tầm quan trọng mà Brazil dành cho khu vực châu Á và để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Brazil. Đối với Nhật Bản, việc mở cửa thị trường thịt bò Brazil đang bị thách thức”. Tiếp cận thị trường khu vực của nhau thông qua đối tác Tại Hà Nội, tổng thống Brazil khẳng định mong muốn làm cầu nối đưa Việt Nam đến khối Mercosur và Nam Mỹ và cũng coi Việt Nam là cầu nối giữa Brazil và thị trường ASEAN với hơn 600 triệu dân. Theo ông Lula, Mỹ latinh và ASEAN là hai khu vực năng động, góp phần hình thành trật tự thế giới đa cực. GDP của thị trường chung Nam Mỹ Mercosur và ASEAN lần lượt đạt khoảng 2.800 tỷ đô la và 3.800 tỷ đô la, cho thấy tầm quan trọng của hai khu vực trên trường quốc tế. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đề nghị chính phủ Brazil ủng hộ, thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và Mercosur. Khối Thị trường Chung Nam Mỹ - Mercosur (thành lập ngày 26/03/1991) hiện có 4 nước thành viên thường trực Achentina, Brazil, Paraguay và Uruguay sau khi Venezuela bị đình chỉ tư cách thành viên năm 2017. Các nước Colombia, Chilê, Pêru, Bolivia và Ecuador, Guyana và Suriname có tư cách thành viên liên kết. Liệu Hà Nội có thể dựa vào Brazil để chinh phục các thị trường xuất khẩu mới ? Elcio Ramalho, trưởng ban Brazil của đài RFI, nhận định : “Là nước giữ chủ tịch Mercosur từ tháng 07/2025, Brazil sẽ nỗ lực hướng tới một thỏa thuận cân bằng với Việt Nam. Hơn nữa, Brazil đã mời Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 7 tại Rio de Janeiro và COP30 tại Belém, cho thấy mong muốn đưa Việt Nam vào các diễn đàn đa phương này nhiều hơn nữa và điều này có thể mở ra những cơ hội xuất khẩu mới cho Hà Nội” . Đọc thêm Tại sao Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành "quốc gia đối tác" của BRICS ? Bài học từ mức thuế 46% do tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương áp đặt buộc Việt Nam cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng… và tránh “không bị phụ thuộc vào bất cứ đối tác nào” bằng cách thúc đẩy mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), được thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh là “cánh cửa quan trọng kết nối Việt Nam với thế giới” . Việt Nam hiện có 17 FTA, trong đó có nhiều hiệp định với các khu vực như với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RECEP)… và đang đàm phán hai FTA mới : EFTA (gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) và ASEAN-Canada. Theo thủ tướng Việt Nam, các FTA đã mang lại hiệu quả, năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 800 tỷ đô la. Song song với những hiệp định thương mại, Việt Nam không ngừng thắt chặt hợp tác thương mại với các nước đối tác để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025. Điều này được thể hiện qua số chuyến công du nước ngoài của các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như những chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam như Nga, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 05.…
T
Tạp chí Việt Nam


Nguyên là đại sứ Pháp tại Việt Nam từ 1989 đến 1993, ông Claude Blanchemaison vừa cho ra mắt độc giả ở Pháp một cuốn sách gần như là hồi ký của một nhà ngoại giao. Tác giả đặt tựa cho quyển sách là “Fragments d’un parcours aventureux” ( tạm dịch là “Những phân đoạn của một hành trình kỳ thú” ). Ngoài Việt Nam, ông Blanchemaison đã từng là đại sứ ở các nước Ấn Độ, Nga, Tadjikistan và Tây Ban Nha và cũng đã từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong bộ Ngoại Giao Pháp. Hiện là một chuyên gia về châu Âu và châu Á, ông vẫn thường xuyên bình luận về thời sự quốc tế trên các kênh truyền hình và truyền thanh của Pháp. Cuốn sách của ông “Sống với Putin” đã nhận được giải Jacques Fouchier của Viện Hàn lâm Pháp năm 2020. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, cựu đại sứ Blanchemaison kể lại, vào ngày 24/02/2022 (đúng vào ngày Putin xua quân xâm lăng Ukraina !), khi đang ở một nhà hàng ở Paris ông đã bước hụt và bị ngã, vỡ cả hai đầu gối, nên phải được phẫu thuật và phải nằm viện một thời gian dài do chấn thương đầu gối khá nghiêm trọng. Chính trong thời gian đó mà Claude Blanchemaison nảy ra ý định viết một cuốn sách kể lại đời mình từ thuở thiếu niên cho đến ngày nay, nhưng phần lớn tác phẩm này được dành cho sự nghiệp rất dài của một nhà ngoại giao kỳ cựu, mà một trong những chặng đường mà ông đã đi qua là Việt Nam: Rồi một ngày đầu năm 1989, tôi được thông báo: "Họ đang suy tính bổ nhiệm ông làm đại sứ tại Việt Nam". Một khả năng khá là chắc chắn và tôi thậm chí còn được mời tham gia một phái đoàn của bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp đến thăm Việt Nam vào tháng 2/1989. Thế là tôi đã đến đó cùng với ông và đã khám phá Việt Nam với những cảnh quan tuyệt đẹp. Tháp tùng bộ trưởng Nông Nghiệp Henri Nallet, chúng tôi đã đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chúng tôi gặp các giám đốc của các viện nông học đã từng du học ở Pháp và về cơ bản đã duy trì được mạng lưới hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác với các kỹ sư nông nghiệp Việt Nam và Pháp. Đây gần như là lĩnh vực duy nhất thực sự có sự hợp tác, ngoài lĩnh vực ngôn ngữ, nghĩa là giảng dạy tiếng Pháp và duy trì đội ngũ giáo viên dạy tiếng Pháp. Tôi nhận thấy rằng người Việt Nam luôn có thông tin đầy đủ: Một trong những phiên dịch viên nói với tôi: “ Có tin đồn rằng ngài sẽ đến Việt Nam với tư cách là đại sứ, vậy khi nào ngài sẽ đến?” Vị đại sứ trẻ Claude Blanchemaison đã nhậm chức đại sứ Pháp tại Việt Nam năm 1989, vào một thời điểm rất đặc biệt: Việt Nam vẫn còn bị Mỹ cấm vận, nhưng bắt đầu mở cửa với thế giới và cải cách kinh tế, trong khi đó cuộc chiến ở Cam Bốt vẫn chưa kết thúc hoàn toàn. Blanchemaison kể lại những ngày đầu tiên ông đại diện cho nước Pháp ở Việt Nam: Đối với tôi, đó quả là một thách thức, vì chỉ thị mà tôi nhận được từ tổng thống và ngoại trưởng là nối lại quan hệ với Việt Nam, nối lại hợp tác bất cứ khi nào có thể và giúp đỡ Việt Nam. Vào thời điểm đó, Việt Nam còn nghèo đói sau hơn 30 năm chiến tranh với Pháp, với Mỹ và sau đó Việt Nam đánh đuổi Khmer Đỏ ra khỏi Cam Bốt, khiến Trung Quốc tức giận và đã đánh sang miền bắc Việt Nam. Và như ông có nói, lệnh cấm vận của Mỹ rất nghiêm ngặt và thực tế là tình trạng kinh tế của đất nước rất khó khăn. Khi tôi đến thì Việt Nam đã quyết định thi hành chính sách Đổi Mới, tức là cải cách kinh tế. hơi giống với những gì Trung Quốc đã và đang là từ trước đó một thời gian, đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường mang màu sắc Việt Nam. Nhưng vấn đề là chưa có một khuôn khổ pháp lý. Chỉ có quyết tâm chuyển sang nền kinh tế thị trường không thì chưa đủ, mà cần có những luật lệ, quy định, thể chế phù hợp với nền kinh tế thị trường. Và đó là nhiệm vụ đầu tiên của tôi. Phía Việt Nam hỏi tôi liệu có thể tìm được người trợ giúp họ, tư vấn cho họ về việc soạn thảo bộ Luật Thương mại không? Thật tình cờ là khi đó có một luật gia người Pháp rất nổi tiếng, là một trong những chánh án Tòa Phúc thẩm Paris, ông Pierre Bizard, sinh ra tại Việt Nam. Cha ông làm việc trong chính quyền Pháp và từng công tác ở Việt Nam. Ông Pierre Bizard đã tình nguyện đến Việt Nam rất thường xuyên, trong các chuyến đi 8 ngày hoặc 15 ngày để làm việc với nhóm của bộ trưởng Tư Pháp Việt Nam về bộ Luật Thương mại Việt Nam, vì ưu tiên là phải có khuôn khổ pháp lý để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, khi đó bộ Tài chính Pháp cũng có một cơ quan hợp tác với nước ngoài, đứng đầu là một thanh tra tài chính rất nổi tiếng vào thời điểm đó, ông Jacques de Chalendar. Ông de Chalendar nói: "Chúng ta có thể huy động chuyên môn của các công chức, phó giám đốc, giám đốc của chúng ta tại bộ Tài Chính". Và ông đã tổ chức hợp tác với bộ Tài Chính Việt Nam để Việt Nam có một kho bạc thực sự và một tổng cục thuế thực sự. Có nghĩa là, giống như bất kỳ Nhà nước hiện đại nào, thuế phải được thu theo đúng luật, theo các quy định pháp lý, và tiền thuế được đưa về trung ương, tức là về Hà Nội, về bộ Tài Chính, rồi sau đó việc phân bổ ngân sách phải thực hiện dựa trên ngân sách do Quốc Hội biểu quyết. Trong hệ thống trước đó ở Việt Nam, lãnh đạo các vùng có thể giữ lại một phần tiền thuế để phục vụ nhu cầu của địa phương và gửi phần còn lại về Hà Nội. Vì vậy, cần phải cải cách toàn diện và cơ bản. Các quan chức Việt Nam và Pháp đã hợp tác để thiết lập hệ thống giúp hình thành một nền kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa kiểu Liên Xô. Chúng tôi thực sự đã mất khá nhiều thời gian.” Trong cuốn sách, ông Blanchemaison có kể lại chuyện tướng Võ Nguyên Giáp đã bất ngờ đến dự lễ kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp, được tổ chức tại đại sứ quán Pháp ngày 14/07/1989. Cho tới lúc đó, tướng Giáp chưa bao giờ đến đại sứ quán Pháp và đối với đại sứ Blanchemaison, sự tham dự của vị tướng này một dấu hiệu của sự hòa giải, mà sứ mệnh của ông Blanchemaison cũng chính là mang lại sự hòa giải và xây dựng lòng tin giữa người Việt Nam và người Pháp. Tiến trình hòa giải giữa hai nước còn được đánh dấu bằng chuyến thăm lịch sử của tổng thống François Mitterrand 4 năm sau đó, năm 1993: “Chưa từng có chuyến thăm cấp Nhà nước của một tổng thống phương Tây tới Hà Nội và cũng chưa từng có một chuyến thăm của một tổng thống Pháp đến Việt Nam. Chuyến đi này thực sự đánh dấu kết quả của một quá trình hòa giải. Tổng thống Mitterrand cũng đã gặp tướng Giáp. Ông nhất quyết muốn đến Điện Biên Phủ để được Pierre Schoendorfer, một nhà làm phim trong quân đội ở Điện Biên Phủ, giải thích cho ông về trận chiến, do Schoendorfer hiểu rõ trận chiến, thậm chí sau đó đã bị bắt làm tù binh tại đây. Mọi chuyện diễn ra rất tốt đẹp và đó là biểu hiện to lớn của hòa giải ” Ngay cả sau khi hết nhiệm kỳ đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Blanchemaison tiếp tục giữ liên lạc với Việt Nam thông qua những hoạt động khác: “Sau đó tôi trở về Paris, vì chúng tôi phải luân phiên đảm nhiệm các vị trí ở nước ngoài và ở Paris. Rồi trở thành tôi trở thành vụ trưởng vụ Châu Á và Châu Đại Dương và vì thế, tôi luôn để mắt đến Việt Nam và tôi đã tiếp tất cả những vị khách quan trọng của Việt Nam đến Paris, những người mà tôi đã quen biết khi ở Việt Nam. Chúng tôi đã cùng nhau ăn trưa, trò chuyện và tôi cũng có cơ hội quay lại Việt Nam vào thời điểm đó. Sau đó, vẫn hướng châu Á, tôi đi nhận nhiệm vụ ở Ấn Độ. Sau khi rời Ấn Độ, tôi đã đi làm việc ở Nga, vào thời điểm Putin lên nắm quyền, tức là năm 2000. Sau nước Nga, tôi trở về Paris, được giao đặc trách mọi vấn đề hợp tác của Pháp với các nước thứ ba và như vậy tôi có dịp trở lại Việt Nam khi Hà Nội đăng cai hội nghị thượng đỉnh ASEM, tức là thượng đỉnh giữa châu Âu và châu Á. Do tổng thống Jacques Chirac phải tiếp tục chuyến công du của ông nên giữa chừng phải rời cuộc họp. Ông nói với tôi: "Ông thay tôi nhé, vì họ biết ông rất rõ, ông giữ dùm ghế đại diện cho nước Pháp trong nửa sau của cuộc họp. Thật là thú vị, bởi vì tôi biết rất rõ thủ tướng Việt Nam, người chủ trì hội nghị. Vì vậy, chúng tôi đã trao đổi rất nhiều ý kiến và cả những chuyện đùa nữa.” Vẫn theo dõi sát tình hình Việt Nam, Claude Blanchemaison đưa ra đánh giá của ông về tiến triển của Việt Nam kể từ thời ông làm đại sứ Pháp cho đến ngày nay, tức là trong hơn 30 năm qua: Khi tôi đến Việt Nam vào năm 89, lúc đầu chúng tôi đã phải cử những người trẻ trong đại sứ quán đi mua các thứ cần thiết ở Bangkok. Nhưng tình hình đã diễn biến rất nhanh chóng, vì Việt Nam đã mở cửa rất nhanh và hiện nay rõ ràng Việt Nam là một trong những con hổ châu Á, đã phát triển toàn diện và hội nhập hoàn toàn vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), điều mà chúng tôi đã thúc đẩy vào lúc đó. Ngoài ra, Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đều cho rằng liên minh quân sự là một điều hơi nguy hiểm và mong muốn có quan hệ với tất cả các nước muốn có quan hệ tốt với mình và do đó hợp tác chiến lược với rất nhiều nước, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào những gì quốc gia đó có thể mang lại cho Việt Nam và tùy thuộc vào những gì có thể thực hiện được trong các hợp tác hai chiều này. Rõ ràng nhất là hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu. Khi tôi còn tại nhiệm, chúng tôi đã nhấn mạnh Việt Nam phải ký kết các hiệp định kinh tế với Liên Hiệp Châu Âu. Và hai bên đã ký hiệp định. Tôi thấy bà Ursula von der Leyen sẽ đến Việt Nam để tăng cường quan hệ và nâng quan hệ lên một nấc cao hơn. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm ông Trump đang làm đảo lộn hoàn toàn nền kinh tế thế giới. Chúng ta phải có những biện pháp phòng ngừa và thực sự những biện pháp phòng ngừa còn mang tính chiến lược trong lĩnh vực kinh tế giữa Pháp và Việt Nam, giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam.” Kết thúc phần nói về Việt Nam trong cuốn sách của ông, cựu đại sứ Blanchemaison đặt câu hỏi: "Nước Pháp có thể phát triển được quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong các lãnh vực nhạy cảm công nghệ lưỡng dụng, thậm chí thuần túy quân sự?" Tác giả nhắc lại trong chuyến thăm cấp Nhà nước ở Pháp hai ngày 6 và 7/10/2024, tổng bí thư Tô Lâm ( lúc đó còn kiêm nhiệm chức chủ tịch nước ) và tổng thống Emmanuel Macron đã nâng quan hệ Pháp-Việt lên thành Đối tác chiến lược toàn diện. Ông Blanchemaison ghi nhận: "Hợp tác giữa Pháp và Việt Nam đã phát triển đều đặn trong một bầu không khí tin cậy. Chúng ta có một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh tại một quốc gia nay có đến 100 triệu dân và có một mức tăng trưởng hàng năm hơn 7%."…
T
Tạp chí Việt Nam


Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia nhỏ khác, đặc biệt tại Đông Nam Á, bị kẹt trong cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giới chuyên gia đều cho rằng Hà Nội đang phải khéo léo lèo lái để không làm mất lòng “sư huynh” phương Bắc nhưng cũng không được chọc giận Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong khi mức thuế đối ứng 46% vẫn lủng lẳng trên đầu. Trung Quốc là nước duy nhất không được tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế và hiện bị áp mức thuế 145%, thậm chí là 245% đối với một số mặt hàng. Song song với việc “quyết đấu đến cùng” với Washington, Bắc Kinh tìm cách vận động “đoàn kết” chống lại cuộc chiến thuế quan do Mỹ đơn phương áp đặt. Trung Quốc nói chuyện với Liên Hiệp Châu Âu, gặp hai đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản. Chủ tịch Tập Cận Bình nhanh chóng công du ba nước đối tác Đông Nam Á, bắt đầu từ Việt Nam. Trung Quốc thử độ dẻo dai của “ngoại giao cây tre” Việt Nam Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ 5 đến Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trả lời RFI ngày 14/04, Emmanuel Véron, nhà nghiên cứu cộng tác tại Trường Hàng hải và Viện Inalco, thành viên Viện Pháp Nghiên cứu về Đông Á (IFRAE), nhận định : “Điều này cho thấy tầm quan trọng về kinh tế, cũng như chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc. Xin nhắc lại một chút là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trước đó là chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc hậu thuẫn cho Việt Nam, cho Việt Cộng. Điều này cũng cho thấy rõ sự gắn kết khá mạnh mẽ giữa chế độ Cộng sản hai nước và được phát triển hơn nhờ dần dần mở cửa nền kinh tế từ 30-40 năm trở lại đây. Có thể thấy là đúng, giữa hai nước có mối liên hệ rất đặc biệt. Lần này, chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu vòng công du Đông Nam Á với điểm đến đầu tiên là Việt Nam để khẳng định điều này và để có được nhưng bảo đảm về mặt thuế quan, đầu tư hoặc những bảo đảm về mặt hội nhập kinh tế Trung Quốc và Việt Nam” . Trái với một tổng thống Mỹ khó lường, chủ tịch Tập Cận Bình cố thể hiện Trung Quốc là “đối tác đáng tin cậy” và là “người bảo vệ thương mại toàn cầu” . Thái độ của ông Tập cũng được các nhà quan sát chú ý khi thăm Việt Nam, luôn tươi cười, thân thiện, “tặng quà lưu niệm trên đường đi” , có nghĩa là “các thỏa thuận thương mại mới và thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược” , theo nhận định của nhà nghiên cứu Wen-Ti Sung, thành viên không thường trú của Trung tâm Trung Quốc toàn cầu thuộc Atlantic Council (Hội đồng Đại Tây Dương) và được trang CNN trích dẫn ngày 14/04. Đọc thêm Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp lực chống đòn thuế quan của Mỹ Trung Quốc và Việt Nam ký 45 văn bản thỏa thuận hợp tác tập trung vào các lĩnh vực then chốt như kết nối hạ tầng, thương mại, chuỗi cung ứng, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp, phát triển nguồn lực, hàng không và đường sắt (*). Chủ tịch Tập Cận Bình hứa “thị trường lớn Trung Quốc luôn mở cửa cho Việt Nam” . Ông cũng đề cao vai trò của Việt Nam khi kêu gọi hai nước hợp tác để duy trì “sự ổn định của hệ thống thương mại tự do toàn cầu, chuỗi cung ứng, công nghiệp” và cùng phản đối “hành vi bắt nạt đơn phương” , ám chỉ đến quyết định áp thuế đối ứng của chính quyền Mỹ, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao 46%. Nhìn chung, theo Wen-Ti Sung, chuyến thăm Việt Nam trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á (Malaysia và Cam Bốt) của ông Tập Cận Bình có hai mục đích : Về mặt kinh tế, tìm cách đa dạng hóa dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trên toàn thế giới ; về chính sách đối ngoại, nhằm kéo các nước lại gần Trung Quốc trong khi những nước này vẫn nín thở về mức thuế đối ứng, mới chỉ được Mỹ tạm đình chỉ 90 ngày. Thương mại Việt Nam không thể tách rời đối tác Trung Quốc Thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã cán mốc kỷ lục mới 205 tỷ đô la trong năm 2024, trong đó khối lượng nhập khẩu của Việt Nam là 144 tỷ đô la. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc và Trung Quốc cũng lắp ráp nhiều mặt hàng ở Việt Nam và sau đó Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn sang Hoa Kỳ. Chính vì thế Việt Nam bị coi là “sân sau” của Trung Quốc và bị Mỹ áp mức thuế 46%. Nhà nghiên cứu Emmanuel Véron nhận định : “Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng hơn 15% trong năm 2024. Con số này cũng cho thấy lợi ích về thương mại, công nghệ và công nghiệp của Trung Quốc là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, chuyển chuỗi sản xuất dệt may, cũng như một số ngành công nghiệp khác sang Việt Nam hoặc một số nước ở Đông Nam Á. Nói tóm lại là có sự hội nhập kinh tế giữa hai nước. Ngoài ra, trong những năm gần đây, một phần các thị trường vững chắc, trong đó có Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, đã xích lại gần Việt Nam bởi vì nền kinh tế nước này đã hiệu quả hơn, các công trình hạ tầng có chất lượng tốt hơn và hoạt động hậu cần logistic cũng được củng cố. Việt Nam đã hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa từ 10 đến 15 năm nay, đặc biệt là nhờ năng lực của Trung Quốc” . Đọc thêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ thương mại song phương Trung Quốc mang lợi ích kinh tế xoa dịu tranh chấp ở Biển Đông Khi công bố hàng loạt thỏa thuận hợp tác thương mại, công nghệ, phát triển xanh… chủ tịch Trung Quốc cũng cố xoa dịu những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền giữa hai nước ở Biển Đông. Trong điểm 9 của Tuyên bố chung, Việt Nam và Trung Quốc khẳng định “hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông” . Dù vào tháng 02 trước đó, Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật ở gần vịnh Bắc Bộ sau khi Hà Nội công bố bản đồ xác định các yêu sách lãnh thổ. Liệu những thỏa thuận mới được ký kết có thể xóa bỏ những căng thẳng về chủ quyền, nhất là ở Biển Đông, hay không ? Nhà nghiên cứu Emmanuel Véron nhận định : “Dù sao đó cũng là mong muốn, một trong những đòn bẩy của Bắc Kinh. Có nghĩa là nhân chuyến công du Hà Nội, chủ tịch Tập Cận Bình nhắc lại vai trò đặc biệt của Việt Nam, được Trung Quốc coi là “người em” ở Đông Nam Á, theo văn hóa Trung Quốc và phần nào có chung sự phát triển về con người. Do đó, Bắc Kinh sẽ cố kích hoạt đòn bẩy thương mại và công nghệ để xóa những căng thẳng đang có ở Biển Đông, cho dù Trung Quốc rất hung hăng trong hoạt động quân sự hóa nhiều vùng biển, đi ngược với luật pháp quốc tế” . Động thái hòa dịu này còn diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc đang có những thỏa thuận hợp tác riêng về hàng hải để đánh dấu chủ quyền, như với Philippines, sắp tới là với Indonesia. Tránh chọc giận tổng thống Trump vì còn đàm phán thuế với Mỹ Giới chuyên gia cho rằng khi trải thảm đỏ đón chủ tịch Trung Quốc, Việt Nam cũng cần hành động thận trọng và tránh tỏ ra ngả về phía Bắc Kinh vì việc này có nguy cơ khiêu khích nguyên thủ Mỹ trong các cuộc đàm phán về thuế đối ứng. Và tổng thống Donald Trump đã sớm cho ý kiến ngay ngày 14/04 khi chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội : Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc. Tôi không đổ lỗi cho Việt Nam. Tôi đã thấy họ gặp nhau… đó là một cuộc gặp đáng yêu. Cuộc gặp giống như đang cố gắng tìm ra câu trả lời : Làm thế nào để chúng ta có thể lừa gạt Hoa Kỳ. Thực ra, trước khi đón chủ tịch Trung Quốc, Việt Nam đã có nhiều hành động trấn an chính quyền Mỹ : mua thêm hàng hóa Mỹ (khí hóa lỏng LNG, máy bay Boeing…), đề xuất đánh thuế 0% hàng hóa của nhau. Hà Nội khẳng định thắt chặt kiểm soát đối với một số hoạt động thương mại với Trung Quốc để bảo đảm hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ với nhãn hiệu “Sản xuất tại Việt Nam” . Đọc thêm Việt Nam : “Bạn” hay “thù” trong chính sách đánh thuế của Trump ? Nói tóm lại, Hà Nội đang ở thế khó. Tuy nhiên, chiến lược “ngoại giao cây tre” của Việt Nam đã phát huy hiệu quả, theo nhận định với RFI Tiếng Việt ngày 18/04 của nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (Pháp) : “Việt Nam ở trong thế rất tế nhị và trong mọi trường hợp đều đòi hỏi rất nhiều kỹ năng ngoại giao. Trên thực tế, sách lược “ngoại giao tre” đã phát huy hiệu quả rất tốt và Việt Nam đã cố gắng duy trì khoảng cách cân bằng giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ cùng với các đồng minh của Mỹ, ít nhất là xét về góc độ địa-chính trị. Nhưng xét về mặt kinh tế, tình hình phức tạp hơn một chút vì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc một phần vào dòng chảy kinh tế gắn kết Việt Nam với Trung Quốc. Một trong những chỉ trích của Washington đối với Hà Nội, và được thể hiện rõ trong việc tăng thuế hải quan liên quan đến hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, liên quan đến việc Mỹ cho rằng Việt Nam là “sân sau” cho các công ty Trung Quốc để lách lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào sản phẩm Trung Quốc. Nói cách khác, các công ty Trung Quốc đang chuyển sản xuất đến Việt Nam để có thể xuất khẩu sản phẩm của họ từ Việt Nam, nhờ đó được hưởng lợi từ mức thuế áp dụng cho Việt Nam. Đọc thêm Lãnh đạo Việt Nam tuyên bố sẵn sàng giảm thuế xuống 0% đối với hàng nhập từ Mỹ Và tình hình này thực sự là khó xử lý cho Hà Nội vì Việt Nam không thể ngăn cản việc thành lập các công ty Trung Quốc do những hậu quả kinh tế từ việc này. Đồng thời, về mặt ngoại giao, Hà Nội cũng không muốn bị coi là gần gũi hoặc đại diện cho lợi ích của Bắc Kinh trước Washington. Vì vậy, tôi nghĩ Việt Nam sẽ cố gắng đàm phán với Mỹ và cố gắng nhấn mạnh rằng họ có khả năng quản lý việc thành lập các nhà máy Trung Quốc ở Việt Nam hoặc di dời các nhà máy Trung Quốc sang lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta nên nhớ rằng đằng sau chuyện này còn có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, không chỉ đơn thuần về kinh tế, mà còn về địa-chính trị và địa-chiến lược đối với khu vực này và Mỹ hiểu rằng Washington chẳng được lợi khi đẩy những nước đang có lập trường “trung lập” hoặc “trung dung” vào vòng tay của Bắc Kinh. Cho nên đẩy Hà Nội vào vòng tay của Bắc Kinh chắc chắn sẽ là một sai lầm về mặt chiến lược. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sẽ có các cuộc đàm phán và hai bên sẽ tìm ra được một kiểu thỏa thuận giúp cho Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế cân bằng giữa một bên là Trung Quốc bên kia là Hoa Kỳ” . ******* (*) Ba dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn : (1) Lào Cao - Hà Nội - Hải Phòng, (2) Lạng Sơn - Hà Nội, (3) Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.…
Mức thuế “đối ứng” 46% đối với Việt Nam là một trong những mức thuế cao nhất mà tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngày 02/04/2025. Đòn thuế quan này, trên nguyên tắc có hiệu lực từ ngày 09/04 nhưng được tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày, có thể sẽ gây tổn hại nặng nề cho tăng trưởng của Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là một trong những thị trường chính. Theo chuyên gia Chu Thanh Tuấn, Đại học RMIT Việt Nam, trong bài viết tên trang web của đại học này ngày 04/04, "các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm dệt may, điện tử, da giày, thủy sản và đồ gỗ, đều phụ thuộc nặng nề vào thị trường Mỹ. Gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hướng đến người tiêu dùng Mỹ. Việc chính quyền Trump áp thuế cao như vậy có thể làm xói mòn lợi thế cạnh tranh về giá, dẫn đến nguy cơ bị hủy đơn hàng và buộc doanh nghiệp hoặc phải chấp nhận giảm biên lợi nhuận, hoặc phải chuyển hoạt động sản xuất sang khu vực khác". Chuyên gia Chu Thanh Tuấn nhấn mạnh, hệ quả không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, vì thuế quan nhắm vào hàng Việt Nam xuất đi Mỹ “có thể gây gián đoạn trên toàn bộ chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm nhu cầu trên nhiều lĩnh vực trong nước; ảnh hưởng dây chuyền tới các lĩnh vực trong nước như logistics, tài chính, đóng gói và tuân thủ quy chuẩn”. Nhưng trả lời RFI Việt ngữ ngày 09/04/2025, ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch kiêm sáng lập viên Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam VINACACAO, đưa ra một nhận định khác về tác động của thuế quan Mỹ: “Thứ nhất, thuế này không phải là thuế song phương, mà mang tính đa biên rất rõ, tức là ít nhiều cả thế giới này đều bị ảnh hưởng và cả thế giới sẽ bị đẩy lên một mặt bằng lạm phát mới. Các mức giá cả sẽ cao hơn rất nhiều. Ngay cả ở Hoa Kỳ, các mức giá từ điện tử, xe hơi, xăng dầu, thực phẩm sẽ đều tăng từ 15 đến 20%. Riêng trứng gà đã tăng 56%. Điều này tạo ra một “khung kháng thể mới” cho người tiêu dùng Mỹ, có nghĩa là việc tăng giá này sẽ làm cho họ quen dần với mức giá mới cho tất cả các mặt hàng, trong đó có hàng Việt Nam. Thứ hai, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu của quốc gia, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tới 70%. Các mặt hàng của họ thường là điện tử, điện thoại, những mặt hàng mà người ta lắp ráp ở Việt Nam để tận dụng các ưu thế về nhân công. Còn lại thì ngành dệt may bị ảnh hưởng, vì “tạm nhập tái xuất” nhiều, tức là trị giá gia tăng không cao. Ngành bị ảnh hưởng khá nhiều đó là nông sản, hải sản, như tôm, đồ gỗ, cà phê, gạo... Nếu nhìn tổng quát thì kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở. Điều này có nghĩa là những “con đại bàng” lớn, như Nike, hoặc Intel, hoặc Samsung bị “trúng tên”. Mức thuế này có thể làm chùn bước một số doanh nghiệp mà từ trước đến giờ vẫn tận hưởng ưu thế về lao động. Còn lại các mặt hàng, chủ yếu là nông sản, thì bán theo hình thức FOB ( giá tại cửa khẩu bên nước của người bán ), tức là giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu có thể không đổi, nhưng giá vào Hoa Kỳ thì sẽ tăng. Trách nhiệm này thuộc về nhà nhập khẩu Mỹ. Họ sẽ điều chỉnh, tái phân bố chi phí mới này để trung hòa vào chuỗi cung ứng của họ, để người Mỹ, vốn đã có sức đề kháng mới về giá cả, sẽ không bị tác động nhiều bởi mức giá mới này. Sắp tới nền kinh tế Mỹ có thể bị suy thoái, lạm phát sẽ tăng, người Mỹ sẽ phải đối phó với rất nhiều hướng, chứ không chỉ có những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu qua. Những nhà nhập khẩu Mỹ có thể quay lại thương lượng với người bán hàng Việt Nam. Cũng có thể là hai bên sẽ thương lượng để tìm ra một mức giá hợp lý để người xuất khẩu FOB có thể gánh một phần chi phí. Còn về phía các doanh nghiệp Việt Nam thì rõ ràng nếu họ bán giá FOB với mức như từ trước đến nay cũng được. Có thể sức mua sẽ giảm, nhưng có những mặt hàng thì Mỹ có thể không có chọn lựa nào khác, ví dụ như cà phê của Việt Nam thì quá tốt, họ không thể chuyển qua chọn cà phê Brazil, vì nếu chọn thì họ đã chọn từ lâu rồi. Tôm của Việt Nam thì rất ngon, nhưng họ có thể chọn của Thái Lan, có điều tôm của Thái Lan thì cũng bị tăng giá. Chính phủ đã mạnh dạn thương lượng song phương để tìm ra một con đường chung cho cả hai bên. Chính phủ cũng sẽ tiếp cận với các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế này ( hầu hết các doanh nghiệp như Samsung, Intel, Nike, sang Việt Nam đầu tư thì tìm những thị trường như thị trường Mỹ ), để có những đối sách cần thiết, giúp họ giảm bớt chi phí của thuế 46% này." ” Trước những tác động của mức thuế 46%, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là “năn nỉ” Hoa Kỳ nhẹ tay một chút. Hôm thứ năm tuần trước, 10/04/2025, chính phủ Việt Nam thông báo là hai nước sẽ tiến hành đàm phán về một " thỏa thuận thương mại đối ứng" . Thông báo này được đưa ra sau cuộc gặp hôm trước tại Washington giữa phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đặc phái viên của tổng bí thư Tô Lâm, với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Ban đầu, ông Tô Lâm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 45 ngày, nhưng rốt cuộc coi như sẽ có đến 90 ngày để đàm phán. Trước đó, Hà Nội đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán để hai bên giảm thuế nhập khẩu đối với nhau xuống còn 0%, đồng thời cam kết sẽ “tiếp tục mua thêm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh mà Việt Nam có nhu cầu, kể cả các mặt hàng liên quan an ninh - quốc phòng” . Nhưng không chắc là những cam kết giảm nói trên sẽ đủ để Hoa Kỳ nương tay. Chiến lược gia tiền tệ kỳ cựu Bilal Hafeez, hiện là giám đốc nghiên cứu tại Macro Hive, cho biết để đưa cán cân thương mại của Hoa Kỳ từ thâm hụt xuống mức 0, các quốc gia sẽ phải tăng cường tiền tệ, kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa trong nước, để họ có thể mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ hơn và xuất khẩu ít hơn nhiều. Vấn đề là Việt Nam khó có thể làm những điều đó trong một thời gian ngắn. Trên trên tờ The Economist ngày 07/04/2025, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang ghi nhận, theo các dữ liệu mới nhất, trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, Việt Nam đã chỉ nhập khẩu hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la từ Hoa Kỳ, những hàng hóa được áp dụng mức thuế trung bình là 3%. Tuy nhiên, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, cân bằng lại trao đổi mậu dịch với Mỹ không phải là quá khó đối với Việt Nam : “Nếu chỉ có thâm hụt mậu dịch thì dễ giải quyết, tại vì hiện nay dư địa về hàng hóa của Mỹ cho Việt Nam còn rất lớn, như là đậu tương, gia súc, lúa mì. Lúa mì thì trước đây mình mua của Mỹ, Canada, Úc, thậm chí của Ấn Độ, thì bây giờ mình có thể ưu tiên mua của Mỹ, giảm mua từ các nước kia, đồng thời mua thêm khí hóa lỏng. Hiện nay, ô tô cũng có thể là một mặt hàng mà người Việt Nam rất là thích, nhất là ô tô Mỹ hay ô tô sản xuất tại Mỹ. Giả sử Toyota, Mercedes hay Volvo sản xuất tại Mỹ và nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm hay thuế nhập khẩu giảm bớt, người Việt Nam sẽ thích mua những ô tô đó. Nói chung, dư địa để cân bằng cán cân thương mại là không có gì khó.” Nhưng vấn đề là đối với Peter Navarro, cố vấn thương mại của Trump, cho dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng xóa bỏ thuế quan, thì thâm hụt thương mại 120 tỷ đô la vẫn còn nguyên do những "gian lận phi thuế quan" . Ông Navarro cáo buộc Việt Nam trợ cấp cho hàng xuất khẩu của mình và hoạt động như một "thuộc địa" ( colony ) sản xuất hàng hóa Trung Quốc. Tuy vậy, theo The Economist, trong một bài viết đăng trên mạng ngày 07/04, nếu không thể sớm đạt được thỏa thuận, vẫn có thể có một số tia hy vọng cho Việt Nam. Một là các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp khó có thể rời bỏ Việt Nam ngay lập tức. Các dự án của họ có chi phí cố định cao và sẽ mất nhiều năm để di dời. Họ sẽ không bỏ những dự án đó cho đến khi có một số thông tin rõ ràng về điểm đến nào có thể tốt hơn. Mặt khác, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch VINACACAO, Việt Nam có thể thích ứng với thuế quan mới của Hoa Kỳ, vì là một nền kinh tế "mở" : “Việt Nam đã làm từ mười mấy, hai chục năm nay, tức là Việt Nam được biết là một nền kinh tế mở, có nhiều đối tác international trade ( mậu dịch quốc tế ). Như tôi nói ở trên, 35% xuất khẩu là sang Mỹ, đúng là đủ lớn, nhưng rõ ràng không phải là tất cả xuất khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn như với đối tác châu Âu chúng ta đã có free trade agreement FTA ( hiệp định thương mại tự do ). Đó là một đối tác thương mại rất lớn. Với nhiều nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, mình cũng có FTA. Việc cải tổ kinh tế hoặc tăng độ mở của nền kinh tế thì Việt Nam đã làm từ lâu và nay có thể làm cho nó sâu sắc hơn hoặc rộng mở hơn thôi. Bản thân các công ty Việt Nam cũng hiểu là hiện nay không nên xuất khẩu thô, mà sẽ xuất khẩu hàng thương hiệu ( brand ), bởi vì người tiêu dùng sẽ trung thành với thương hiệu, chứ không trung thành với giá cả, chẳng hạn như Mercedes đã tăng giá không biết bao nhiêu lần, nhưng người ta vẫn thích Mercedes thì người ta phải chịu như thế thôi! TV cũng vậy, nếu bạn thích một nhãn hiệu TV nào thì bạn có thể trả giá cao hơn chút xít. Vấn đề này là nằm trong tầm tay của chính phủ và doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp vào Việt Nam để “tạm nhập tái xuất”, tức là chỉ sử dụng các nguồn lao động rẻ hoặc là đất đai, thì tôi nghĩ là chính phủ sẽ hành động nhanh và chính xác, tức là sẽ tiếp cận các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ, bởi mức thuế 46% này. Chính phủ Việt Nam sẽ tìm cách hỗ trợ họ, bằng cách giảm các chi phí đầu vào, thậm chí giảm thuế nhập khẩu hoặc là giảm giá đất cũng là một cách giảm chi phí đầu vào, hoặc là delay ( hoãn lại ), tức là chưa cần bắt trả ngay các khoản đối với các doanh nghiệp mà chịu ảnh hưởng trực tiếp, đồng hành với các doanh nghiệp để giảm cú sốc. Chính phủ ra tay giúp đỡ trong ngắn hạn thôi, trong hai năm 2025 và 2026, để chờ xem chính phủ Mỹ có vượt qua được midterm election ( bầu cử giữa kỳ ) 2026 hay không. Trong cuộc bầu cử đó, chính người Mỹ sẽ hiểu rằng cái gì vô lý thì phải dừng lại, chứ không thể mà “đơn đao phó hội”, tức là một mình nước Mỹ chống cả thế giới!”. Ấy là chưa kể một đòn mạnh vào tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất khẩu của Việt Nam có thể khiến đồng tiền Việt Nam giảm giá hơn nữa. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường thay thế, chẳng hạn như châu Âu. Theo chuyên gia Thang Nguyen của Oxford Economics, Ngân hàng trung ương Việt Nam thông thường vẫn quản lý đồng tiền Việt Nam sao cho giá trị của nó theo sát đồng đô la - một lựa chọn phổ biến của các nền kinh tế nhỏ hơn, phụ thuộc vào thương mại -, nhưng có lẽ họ sẽ phải để đồng tiền yếu đi để ứng phó với thuế quan của Mỹ. Nhưng trớ trêu thay, một hành động như vậy có thể khiến Việt Nam sẽ lại bị Mỹ cáo buộc là nước thao túng tiền tệ, như dưới chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu tiên!…
Ngày 02/04/2025, tổng thống Donald Trump tuyên bố “giải phóng” nước Mỹ khỏi 50 năm bị cả thế giới lừa đảo. Ông cáo buộc : “Bạn của chúng ta còn tệ hơn cả kẻ thù của chúng ta” . Việt Nam được ông Trump đánh giá là “nước đàm phán tài ba” và ông “thích đất nước này” nhưng vẫn quyết định đánh thuế 46%, chỉ một nửa mức 90% mà Việt Nam đánh vào hàng Mỹ theo tính toán của Nhà Trắng. Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, cùng với Trung Quốc, Cam Bốt, Lào, Indonesia, Miến Điện. Theo một số chuyên gia, được trang VnExpress trích dẫn ngày 03/04, các ngành có tỷ trọng xuất cao sang Mỹ cũng là các nhóm chịu tác động lớn từ mức thuế 46% : thủy sản, nhựa, cao su, gỗ, nội thất, giấy bột, dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, linh kiện, điện tử... Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và hoạt động xuất khẩu chiếm đến đến 85% GDP đất nước. Tại sao Việt Nam lại bị áp mức thuế cao 46% ? Nền kinh tế và sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động lớn đến mức nào ? Việt Nam có thể thuyết phục được chính quyền Trump xem xét lại mức thuế ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Hubert Testard, chuyên gia về châu Á và các thách thức kinh tế quốc tế, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á. RFI : Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng thuế đối ứng với 180 nước trên thế giới cùng với biểu thuế đánh vào mỗi nước. Tỷ lệ này được tính như thế nào ? Hubert Testard : Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ - USTR đã công bố một tài liệu giải thích cách họ thực hiện tính toán. Đây là một tài liệu phức tạp với nhiều phương trình nên mọi thứ không thực sự rõ ràng. Nhưng điểm nổi bật trong tài liệu này là USTR không chỉ tính đến sự chênh lệch về thuế quan giữa các nước mà còn tính đến tầm quan trọng của thương mại song phương và giá cả liên quan đến hàng nhập khẩu Mỹ. Có nghĩa là họ cũng nghiên cứu xem mức thuế quan của mỗi nước làm giảm lượng hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ bao nhiêu. Cho nên đây là phép tính khá phức tạp. Tôi cho rằng những tính toán đó rất tùy tiện vì nó bao gồm cả những đánh giá về các biện pháp phi thuế quan mà về bản chất là rất phức tạp. Ví dụ, nếu một quốc gia có những yêu cầu khá cao về an toàn thực phẩm, như trường hợp của Úc, đất nước rất khắt khe về nhập khẩu nông sản vì lý do an toàn, còn Hoa Kỳ thì coi đó là một trở ngại, sau đó quy đổi thành thuế quan. Cho nên, trên thực tế, quyết định đó rất võ đoán. RFI : Tổng thống Trump áp mức thuế 46% đối với sản phẩm của Việt Nam. Nên giải thích như thế nào về mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam ? Hubert Testard : Thông thường mức chênh lệch trung bình về thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không quá cao. Và trên thực tế, thuế trung bình của Việt Nam thấp hơn một chút so với thuế của Mỹ. Trường hợp này không đúng với một số sản phẩm, ví dụ ô tô hoặc nông phẩm mà Việt Nam áp dụng khá nhiều loại thuế hải quan. Nhưng thuế hải quan của Việt Nam nhìn chung không quá cao. Vậy phải giải thích thế nào về tỉ lệ 46% ? Tôi cho là chủ yếu do khối lượng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ và quy mô thặng dư thương mại của Việt Nam. Có nghĩa là Việt Nam mua rất ít sản phẩm Mỹ nhưng lại bán rất nhiều cho Hoa Kỳ. Và đó là lý do tại sao Việt Nam bị đánh thuế rất nặng. Tổng thống Trump nói đến thuế đối ứng nhưng thực ra, lập luận của chính quyền Mỹ chủ yếu dựa trên tầm mức trao đổi thương mại và quy mô của thâm hụt thương mại. Đọc thêm Tăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT Trump RFI : Ngoài ra, liệu yếu tố Trung Quốc có nằm trong quyết định áp mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam không ? Một số nước Đông Nam Á cũng bị áp thuế cao như Việt Nam có phải do là điểm trung chuyển để tái xuất hàng hóa Trung Quốc ? Hubert Testard : Cũng có thể là có vai trò nào đó. Nhưng tôi không cho đó là yếu tố chính bởi vì không phải tất cả hàng Việt Nam xuất khẩu đều là hàng Trung Quốc đội lốt. Có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu được sản xuất từ các nhà máy do Hàn Quốc, Nhật Bản thành lập hoặc của nhiều nước khác và cũng từ các nhà máy của Việt Nam. Tôi không nghĩ Trung Quốc là yếu tố chính mà do thực tế là Việt Nam có thặng dư rất lớn với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới có thặng dư thương lớn với Mỹ và đó là lý do chính khiến Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. RFI : Trước khi tổng thống Trump công bố loạt thuế mới, đã có thông tin là một phái đoàn Việt Nam sẽ tới Hoa Kỳ ngay cuối tuần, từ ngày 06/04. Hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet sẽ gặp Boeing còn phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tới Washington. Việt Nam có thể đàm phán như thế nào với chính quyền Trump ? Hubert Testard : Việt Nam đã có những biện pháp về hàng xuất khẩu của Mỹ, như giảm thuế quan đối với khí tự nhiên hóa lỏng, ô tô. Việt Nam đã có nhiều động thái nhưng chưa có tác động gì cho đến nay và vẫn chưa thay đổi được điều gì. Vậy điều này được hiểu như thế nào ? Có khả năng là chính quyền Trump sẽ yêu cầu nhân nhượng nhiều hơn và giải thích với phái đoàn Việt Nam rằng như vậy là chưa đủ và Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để thay đổi tình hình. Vì vậy, sẽ còn phải chờ vào giai đoạn đàm phán. Xin nhắc lại là vào năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Trump, chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều loại thuế quan, nhưng chủ yếu đánh vào các sản phẩm thép, nhôm và một số mặt hàng tiêu dùng. Trong thời gian đầu, tất cả đều bị đánh thuế. Tiếp theo, trong giai đoạn thứ hai, ông Trump đã đàm phán nhượng bộ và miễn trừ cho từng quốc gia. Hầu hết các nước được hưởng biện pháp này, ngoại trừ Trung Quốc. Đọc thêm TT Mỹ Donald Trump thông báo đánh thuế 25 % nhôm và thép nhập khẩu Vì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả các nước đều hy vọng rằng tiến trình tương tự có thể sẽ diễn ra. Các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến kết quả. Nhưng hiện giờ, tiêu chuẩn đặt ra cao hơn nhiều so với trước đây. Mức thuế quan 10% đã được quyết định áp dụng cho toàn thế giới, ngay cả Úc, Anh, Singapore… chẳng hạn cũng chịu mức thuế 10%. Cho nên, theo tôi, mức thuế hải quan 10% sẽ được giữ nguyên bởi vì đó là số tiền mà chính quyền Trump muốn thu hồi (thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2024 là 1.200 tỷ đô la) để có thể tài trợ cho việc cắt giảm thuế. Sau đó là phần có thể thương lượng. Và hiện giờ, rất khó để có thể đoán chuyện gì sẽ xảy ra về phần có thể thương lượng được này. Vấn đề hiện nay là Hoa Kỳ sẽ phải đàm phán với không biết bao nhiêu nước. Tôi cho là khả năng đàm phán của USTR không phải là vô hạn, cho nên họ có thể sẽ chọn từng quốc gia một và việc này sẽ mất thời gian. Do đó, trong thời gian đầu, các mức thuế trên 10% vẫn được áp dụng từ ngày 09/04. Tình trạng này dự kiến sẽ kéo dài trong một thời gian. RFI : Mức thuế suất rất cao mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam có tác động đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác ở Đông Nam Á ? Hubert Testard : Có. Tác động đầu tiên, theo tôi, sẽ là về kinh tế khi chúng ta biết rằng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 25% GDP của Việt Nam. Cú sốc sẽ rất dữ dội, xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Vì vậy, GDP của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Có thể thấy tác động đầu tiên sẽ là một cú sốc kinh tế, chắc chắn sẽ rất lớn đối với trường hợp của Việt Nam. Thứ hai, xét về mặt cạnh tranh, vấn đề này khá phức tạp vì mỗi nước bị áp mức thuế khác nhau. So với Trung Quốc thì không có thay đổi nhiều vì mức thuế mà Mỹ áp dụng với Việt Nam là tương đương với Trung Quốc. Tháng 03/2025, Trung Quốc đã bị đánh thuế 20%, cho nên với mức thuế bổ sung 34% thì Trung Quốc đang chịu hơn 50%. Do đó, Việt Nam so với Trung Quốc thì không có cú sốc cạnh tranh nào. Đọc thêm Việt Nam sẵn sàng nhập thêm nông sản Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan mới của TT Trump Tuy nhiên, so với các nước khác thì sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động. Ví dụ trong ngành dệt may, vải sợi, một số nước như Ấn Độ, Bangladesh có mức thuế thấp hơn đáng kể so với Việt Nam. Vì vậy có thể có một số tác động về việc điều chuyển hàng xuất khẩu từ nước này sang nước khác. Những công ty lớn như Nike có thể điều chỉnh lại một chút cơ sở công nghiệp của họ trong khu vực, nhưng việc này cũng cần thời gian. Tôi cũng không chắc là họ sẽ sớm tiến hành vì trước tiên họ sẽ xem xét liệu mỗi nước có thể đàm phán được điều gì. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia Hubert Testard, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á. Việt Nam dưới sức ép đàm phán với “đối tác chiến lược toàn diện” Mỹ Ngay sau tổng thống Trump thông báo biểu thuế, chính phủ Việt Nam lập tổ phản ứng nhanh, vừa trấn an công luận, vừa ghi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, nhất là những đơn vị xuất khẩu lớn. Hai ngày sau, ngày 04/04, tổng bí thư Tô Lâm điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc điện đàm được ông Trump đánh giá trên mang Truth Social là “rất hiệu quả” và “Việt Nam muốn cắt giảm thuế quan (đối với hàng nhập khẩu Mỹ) xuống 0% nếu họ có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ” . Truyền thông trong nước đánh giá đây là “bước đi đúng đắn và thông minh” vì “Việt Nam không chỉ tránh đối đầu với chính quyền tổng thống Trump” . “Bước đi này (hy vọng) giúp duy trì xuất khẩu sang Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 136 tỷ đô la năm 2024 - đồng thời mở đường cho hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản và công nghệ, vào Việt Nam với giá cạnh tranh hơn” . Đọc thêm Hà Nội muốn Mỹ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt Nam Tuy nhiên, quyết định nằm trong tay chính quyền tổng thống Trump. Nhiệm vụ thuyết phục người đứng đầu Nhà Trắng được giao cho phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đến Mỹ công tác từ 06-14/04. Nếu bị đánh thuế 46%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 3%, theo thẩm định của công ty Bảo Minh - BMI, được Reuters trích dẫn ngày 06/04. Và nếu bị áp mức thuế thấp nhất là 10%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 0,85%. Về lâu dài, chính phủ, cũng như giới chuyên gia cho rằng Việt Nam cần “mở rộng, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng, thúc đẩy và khai thác thị trường nội địa hóa” . Theo thủ tướng Phạm Minh Chính, cú sốc lần này cũng “là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo” và hướng đến những thị trường xuất khẩu mới.…
T
Tạp chí Việt Nam


Hôm 17/03/2025, báo chí chính thức ở Việt Nam đã đồng loạt đăng một bài viết của tổng bí thư đảng Cộng sản Tô Lâm. Việc truyền thông nhà nước phổ biến quan điểm của lãnh đạo đảng là chuyện bình thường ở Việt Nam, nhưng bài viết này đáng chú ý vì ông Tô Lâm đã không hết lời ca ngợi khu vực kinh tế tư nhân tại một đất nước mà về mặt chính thức kinh tế nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo “trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngay từ năm 1986, khi bắt đầu “đổi mới” , Đảng Cộng sản Việt Nam đã công nhận “kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh tế” . Đến năm 2001, đảng cầm quyền ở Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân “trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Nhưng thực ra thì đến năm 2011, tại Đại hội Đảng lần thứ 11, cụm từ "kinh tế tư nhân" mới lần đầu tiên được sử dụng chính thức, với chủ trương "hoàn thiện cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế". Năm 2017, Đảng ra nghị quyết nhấn mạnh cần "phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết này lần đầu tiên đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân, như đến năm 2025 sẽ có 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp khoảng 55% GDP. Tuy nhiên, những mục tiêu này đến nay vẫn chưa đạt được. Trong bài viết mang tựa đề "Phát triển kinh tế tư nhân: Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" , tổng bí thư Tô Lâm ghi nhận: “Với gần 1 triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP.” Nói chung, theo ông Tô Lâm, khu vực tư nhân “ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.” Quan điểm của ông Tô Lâm là: “Một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực nhà nước hay FDI, mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước.” Nhưng ông Tô Lâm nhìn nhận rằng kinh tế tư nhân ở Việt Nam “vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và năng lực cạnh tranh.” Cụ thể, theo lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam doanh nghiệp tư nhân “còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các ngành công nghệ, kỹ thuật và tài chính. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nhiều tài nguyên, đất đai, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng nhưng lại chưa khai thác hiệu quả, thậm chí còn để lãng phí.” Ấy là chưa kể “hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo, môi trường kinh doanh nhiều trở ngại, thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro. Nhiều trường hợp quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản vẫn bị xâm hại bởi sự yếu kém hoặc lạm quyền của một số cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.” Trong bản đánh giá về hiện trạng của khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, đăng vào tháng 09/2021, Tổ chức Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cũng đã từng nêu bật sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam : “Quy mô và ảnh hưởng lớn của doanh nghiệp nhà nước có thể cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và mới hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân khó tham gia và cạnh tranh đầy đủ ở nhiều thị trường do các ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước. Các ngân hàng thương mại tiếp tục cho những doanh nghiệp nhà nước có kết quả hoạt động yếu kém được vay tiền trên cơ sở phi thương mại, do đó làm tăng chi phí vay trong nước của các công ty làm ăn có lợi nhuận tốt. Các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn về tài chính có thể nhận được hỗ trợ của nhà nước bằng việc xóa nợ và kéo dài thời gian trả nợ, hạn chế các nguồn lực lẽ ra có thể được chuyển đến các công ty tư nhân. Trong khi luật lệ, quy định hiện hành về giao đất và cho thuê đất kinh doanh, sản xuất không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 70% đất đai dành cho sản xuất và kinh doanh”. Trong bài viết nói trên, ông Tô Lâm còn nhìn nhận: “ Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài nhận được nhiều ưu đãi hơn so với khu vực tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước thường thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai, vốn, tín dụng; còn doanh nghiệp nước ngoài thường được hỗ trợ về thuế, thủ tục hải quan, tiếp cận đất đai.” Trả lời RFI Việt ngữ ngày 18/03/2025, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng chính phủ phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận đất đai và tiếp cận các ưu đãi như là với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: “Ví dụ như là một tập đoàn lớn của Hàn Quốc mà đầu tư vào một tỉnh thì tỉnh đó sẵn sàng cấp thêm đất và giảm giá đất vượt khỏi khung pháp luật của Việt Nam để giữ tập đoàn đó ở địa phương đó. Bây giờ nên áp dụng ưu đãi đó cho doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, vì nhiều lý do, cho nên một số địa phương ưu đãi rất lớn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bởi vì doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tiềm lực lớn, có thể, trong một thời gian ngắn, phù hợp với thời gian cầm quyền của ông bí thư hay chủ tịch tỉnh, có thể đầu tư và nhanh chóng nâng cao thu nhập về thuế hay GDP, nhưng thực chất giá trị gia tăng được tạo ra ở Việt Nam thì lại không cao. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp dân tộc, còn doanh nghiệp nước ngoài thì mang thương hiệu nước ngoài và sẽ chuyển lợi nhuận cũng như vốn đầu tư về nước họ. Doanh nghiệp tư nhân thì mang thương hiệu Việt Nam, sẽ đóng thuế và ở lại với đất nước Việt Nam.” Một hướng phát triển khác để tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân, theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, đó là phải đẩy mạnh việc chuyển sang chính phủ điện tử và thực hiện công khai, minh bạch. “Luật doanh nghiệp năm 1999 đã thực hiện sự thay đổi quan trọng đó và bây giờ cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa. Tôi nghĩ rằng để làm việc đó thì phải chuyển mạnh sang kinh tế, chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch và tinh giản tối đa các giấy phép, các thủ tục hành chính, công khai trên mạng cho mọi người biết là việc này là do ai xử lý và xử lý đến bao giờ. Cũng về công khai minh bạch, nếu nhìn vào niên giám thống kê của Việt Nam thì phần lớn chỉ có thu, chi, tức là không nói rõ chi cho những gì, thu thì từ đâu. Trong khi đó, nếu đọc niên giám thống kê của Thụy Điển thì họ nói rất rõ, tức là nhà vua chi như thế nào, có đi chuyên cơ hay là đi máy bay thương mại. Thậm chí bữa cơm mà nhà vua tiếp khách nước ngoài thì gồm có 3 món nào, đãi rượu vang gì. Trên cơ sở đó, tôi hy vọng là môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mạnh hơn. Hiện nay thì trước hết là con số giấy phép con hiện nay đã tăng rất nhiều.Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp thì con số giấy phép con đã vượt hơn 5.000. Rất cần lập lại một lần nữa bài học của thủ tướng Phan Văn Khải, người đã ký và bãi bỏ 258 giấy phép vào năm 2001. Tôi nghĩ là bây giờ bên cạnh việc vận dụng chính phủ điện tử và công khai minh bạch, việc giảm bớt các thủ tục hành chính, các giấy tờ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Việt Nam đã có những tiến bộ như ta đã thấy, tức là có những hãng hàng không tư nhân như Vietjet, có quy mô và hoạt động về mặt trình độ chuyên môn có thể cạnh tranh được với. Với tầm nhìn như vậy, tôi nghĩ là nên mở rộng hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào chính phủ điện tử, vào công nghệ thông tin.” Bên cạnh đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh còn lưu ý về chính sách thu hút nhân tài để đóng góp cho việc phát triển nền kinh tế tư nhân ở Việt Nam: “Còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần cải cách và phát triển lên. Một là chiến lược về nhân lực và chính sách đối với nhân tài, làm sao cho các nhân tài từ nước ngoài về được sử dụng ở Việt Nam sẽ được đối xử một cách tương xứng. Tôi không muốn nói là thu nhập của họ phải bằng như ở Pháp hay ở Mỹ, nhưng cũng phải là thu nhập cao đáng kể so với thu nhập bình thường ở Việt Nam, để họ có thể sống một cách thoải mái." Trong bài viết nói trên, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm cũng đã đề ra một số giải pháp để « tạo ra một động lực đột phá » cho các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có việc tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, thứ hai, bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, ưu tiên xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, , tạo cơ hội cho khu vực tư nhân tiếp cận hiệu quả, công bằng các nguồn vốn, đất đai, nhân lực, công nghệ.…
T
Tạp chí Việt Nam


Ngày 19/02/2025, Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước, từ 18 bộ xuống còn 14 bộ và từ 4 cơ quan ngang bộ xuống 3. Tiếp theo là sáp nhập tỉnh thành, sẽ phải hoàn tất trước ngày 30/08 và đi vào hoạt động từ tháng 09. “Cuộc cách mạng” hành chính cho phép Việt Nam nâng vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh từ năm 2018, Việt Nam được coi là nước hưởng lợi chính từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Việc tinh gọn bộ máy được Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu - EuroCham , cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, đánh giá là tiền đề để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó khẳng định vị thế là trung tâm đầu tư của Đông Nam Á. Hoạt động từ năm 1998, EuroCham hiện là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 1.400 thành viên sử dụng hơn 150.000 lao động. Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 06/03/2025, phó chủ tịch Jean-Jacques Bouflet phụ trách Chính sách EuroCham đề cao quyết tâm của chính quyền Việt Nam nhưng ông cũng lưu ý cần phải khẩn trương và tiến hành một cách hiệu quả. RFI : Việt Nam tiến hành tinh giản bộ máy Nhà nước, được coi là "cuộc cách mạng lần thứ hai". Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) và các thành vi ê n đánh giá biện pháp cải cách này như thế nào ? EuroCham và các thành viên được thông tin như thế nào về những thay đổi mà quá trình này mang lại ? Phó chủ tịch EuroCham Jean-Jacques Bouflet : Các doanh nghiệp tiếp đón thông tin tương đối tích cực. Chúng tôi cũng tiến hành một cuộc điều tra, được gọi là “chỉ số tin tưởng” của các doanh nghiệp (BCI), và nhìn chung cam kết của chính phủ được coi là một bước theo hướng tốt. 43% trên tổng số các doanh nghiệp thuộc Liên Hiệp Châu Âu cho rằng về lâu dài thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa, trong đó có việc thông qua các nền tảng kỹ thuật số và nhất là qua việc tinh giản bộ máy hành chính đang diễn ra. Tuy nhiên, 36% thành viên trong EuroCham vẫn bày tỏ quan ngại về những chậm trễ có thể xảy ra trong quá trình chuyển tiếp. Nhưng chúng ta cứ giữ lạc quan xem sao ! Chúng tôi được thông tin như nào ư ? Chúng tôi có được ưu ái là có một buổi làm việc với thủ tướng Việt Nam ngày 02/03. Có hơn 50 người tham gia, trong đó có đại sứ Liên Hiệp Châu Âu, cũng như đại sứ nhiều nước thành viên. Chúng tôi đối thoại với thủ tướng Phạm Minh Chính cùng hai phó thủ tướng và rất nhiều bộ ngành liên quan. Ông Chính đã trình bày về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính để kích thích đầu tư vì đây là mục tiêu chính của cuộc cải cách. Sau buổi họp đó, EuroCham đã tổ chức nhiều sự kiện để thông tin đến các thành viên. Có thể thấy là cho đến nay đã có nhiều ý tưởng. Dĩ nhiên là sẽ còn phải chờ xem thực tế liệu những chủ trương đó có biến thành những cải cách cụ thể hay không. Nhưng dù sao cũng đã có ý tưởng. RFI : Sau khi cải cách được thông báo, cũng như sau cuộc họp với thủ tướng Việt Nam thì EuroCham trông đợi cụ thể điều gì ? Ông Jean-Jacques Bouflet : Điểm chính của cuộc cải cách là giảm đáng kể số lượng bộ. Nhiều bộ đã được hợp nhất, ví dụ bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, điều này cho thấy một bước đi và mong muốn đi theo hướng quá độ và chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, hoặc ví dụ bộ Kế Hoạch Đầu Tư được gộp vào bộ Tài Chính. Tôi nhớ không nhầm là từ 18 bộ xuống còn 14 bộ. Có thể thấy mong muốn tinh giản bộ máy Nhà nước và mặt khác chính phủ cũng tìm cách phi tập trung hóa, có nghĩa là một phần các thủ tục hành chính sẽ được áp dụng ở cấp địa phương, tại các tỉnh với khoảng 60 tỉnh ở Việt Nam, và điều này sẽ cho phép chúng tôi tiếp cận gần với các nhà ra quyết định hơn. Nói tóm lại, mục đích của đợt tinh giản bộ máy Nhà nước là giảm bớt thủ tục hành chính, khoảng 30% toàn bộ thủ tục, và thúc đẩy việc áp dụng để đẩy nhanh chính những thủ tục đó. 30% là con số ấn tượng nên chúng tôi đầy hy vọng. RFI : Cuộc cải cách này là một điều kiện tiên quyết để Việt Nam thu hút đầu từ nước ngoài. Nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ các thành viên của EuroCham, cần phải có những điều kiện nào khác để Việt Nam có thể khẳng định vị trí trung tâm đầu tư ở Đông Nam Á như tham vọng của chính phủ Việt Nam ? Ông Jean-Jacques Bouflet : Như tôi đề cập ở trên, điều mà EuroCham trông đợi, cũng là điều kiện chính đối với chúng tôi, để kích thích đầu tư của châu Âu vào Việt Nam, vẫn là giảm thủ tục hành chính, chấm dứt những phức tạp, chồng chéo và phân chia rải rác giữa các bộ ngành, cơ quan ở cấp trung ương cũng như địa phương. Nhiều khi cứ như lạc vào rừng rậm, thủ tục tích tụ, chồng chéo và phải vượt qua một số ngưỡng. Vì vậy cuộc cải cách này thực sự là cần thiết. Ngoài ra, như chúng ta đã biết, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký Hiệp định Tự do Thương mại và đang trong giai đoạn triển khai. Chúng tôi cũng mong giai đoạn này triển khai này giúp giải phóng thực sự điều kiện thâm nhập thị trường, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu được kết trái từ đầu tư vào Việt Nam. Về điểm này, tiếc là chúng tôi vẫn chưa nhận được sự phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư vì hiệp định này phải qua hai vòng phê chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu và của các nước thành viên. Hiện giờ vẫn còn khoảng 10 nước thành viên chưa phê chuẩn. Còn về bản thân Hiệp định Tự do Thương mại, điều quan trọng là hiệp định phải được áp dụng triệt để và theo đúng tinh thần. Có nghĩa là cần phải tránh để việc giảm thuế quan bị vi phạm hoặc bị bù lại bằng cách tăng thuế ở trong nước đối với sản phẩm đó hoặc bằng các rào cản kỹ thuật cho trao đổi thương mại. RFI : Các thành viên EuroCham đầu tư vào những lĩnh vực nào ở Việt Nam hiện nay, cũng như xu hướng đầu tư trong tương lai ? Ông Jean-Jacques Bouflet : EuroCham đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp châu Âu, ở cấp độ Liên Hiệp Châu Âu, do đó, lĩnh vực hoạt động của chúng tôi rất rộng. Chỉ riêng nội bộ EuroCham đã có khoảng 20 ủy ban chuyên ngành, từ dược phẩm, nông nghiệp, đến rượu vang, rượu mạnh hoặc điện tử cho nên mảng hoạt động rất rộng, trong lĩnh vực nhập khẩu bởi vì có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang Việt Nam, cũng như sản xuất, chiếm một phần quan trọng bởi vì chúng tôi cũng có rất nhiều thành viên sản xuất ở Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang Liên Hiệp Châu Âu hoặc sang các thị trường thứ ba. Liên quan đến việc sản xuất ở Việt Nam, lĩnh vực chủ đạo vẫn là đồ điện tử. Việt Nam đang giữ vị trí quan trọng về điểm này, dường như là điện tử giữ vị trí thứ nhất về xuất khẩu, vượt qua cả nông nghiệp. Cho dù châu Âu có thể ít mạnh hơn trong lĩnh vực này ở Việt Nam nhưng còn rất nhiều cơ hội đầu tư. Ngoài ra còn có cả quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tôn trọng môi trường hơn, vẫn được gọi là “Green Deal” và chúng tôi muốn thể hiện và khẳng định ở Việt Nam. Tôi phải nói là về điểm này, Việt Nam đã nắm được phần nào vị trí đầu tầu so với các nước đang phát triển khác trong vùng. Đó là những lĩnh vực mà chúng tôi đầu tư đặc biệt hơn. Chúng tôi có một ủy ban đặc trách “Green Growth” - tăng trưởng xanh - rất năng động. Chúng tôi đối thoại rất nhiều với chính quyền Việt Nam. Việt Nam đang hiện đại hóa lĩnh vực năng lượng bằng cách thúc đẩy các loại hình năng lượng tái tạo, cho dù chúng ta khởi động từ mức khá thấp, và tất cả các doanh nghiệp của chúng tôi tập trung, điều phối với nhau về những lĩnh vực đầy hứa hẹn như này. RFI : Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen dự kiến thăm Việt Nam. Ông có nghĩ là chuyến công du sẽ sớm diễn ra không ? Ông Jean-Jacques Bouflet : Chúng tôi hy vọng bà Ursula von der Leyen sớm đến thăm chúng tôi. Tôi nghĩ Việt Nam là một nhân tố quan trọng cho thương mại quốc tế và cho hợp tác đối tác giữa các nước phát triển như Liên Hiệp Châu Âu và những nền kinh tế mới đang trỗi dậy mạnh mẽ như Việt Nam. Tôi nghĩ là trong thời điểm phần nào xáo trộn như hiện nay, cần phải nhắc lại sự gắn bó vào hệ thống thương mại quốc tế dựa trên khuôn khổ luật pháp rõ ràng, dự đoán được và đa phương, các quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cũng như Hiệp định Tự do Thương mại như tôi đề cập ở trên. Điều này rất quan trọng ! Đúng là chuyến thăm của bà Ursula von der Leyen sẽ tượng trưng phần nào cho điểm trên. Ngoài ra, cũng đừng quên rằng Việt Nam là thị trường có 100 triệu dân, đó là đất nước có tiềm năng rất lớn và là một nhân tố chủ đạo cho việc phân bổ lao động quốc tế. Ngoài chuyến thăm của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chúng tôi cũng mong ủy viên thương mại châu Âu Maroš Šefčovič đến thăm để phát hành "Sách Trắng" mà chúng tôi vẫn soạn thảo hàng năm để trình bày những đề xuất với chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện trao đổi và đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Chúng tôi hy vọng năm nay ông Maroš Šefčovič đứng ra chủ trì buổi lễ này. Có thể thấy là mọi chuyện đang đi vào quy củ với Việt Nam theo chiều hướng năng động được hình thành từ Hiệp định Tự do Thương mại ký vào năm 2019 và phê chuẩn năm 2020 và vẫn đang tiếp tục cho kết quả dù chậm nhưng chắc. Dĩ nhiên cũng phải chú ý đến bối cảnh quốc tế khó khăn hiện nay nhưng tôi tin Liên Hiệp Châu Âu phải tái khẳng định gắn kết với khuôn khổ đa phương dựa trên quy định luật pháp rõ ràng và tin cậy. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp châu Âu chúng tôi, ở rất xa châu Âu, điều quan trọng là phải có được khuôn khổ ổn định, rõ ràng, dự đoán được chứ không phải chịu ảnh hưởng từ những sự kiện, những “rối loạn” gây bất ổn. Khi người ta đầu tư, nhất là ở nước ngoài, đó là những khoản tiền khá lớn, cần nhiều năm mới khấu hao được đầu tư, vì thế có được niềm tin như vậy là điều rất quan trọng. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ông Jean-Jacques Bouflet, phó chủ tịch phụ trách Chính sách tại Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam EuroCham.…
T
Tạp chí Việt Nam


Ngành du lịch Việt Nam đang trở lại gần với mức của thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Để tiếp tục thu hút du khách quốc tế, chính phủ Hà Nội thi hành một chính sách visa cởi mở hơn, thể hiện qua việc triển hạn biện pháp miễn visa 45 ngày cho công dân từ 12 quốc gia, trong đó có Pháp. Du lịch thế giới đang trên đà phục hồi. Theo ước tính do Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc công bố, 1,4 tỷ người đã đi du lịch nước ngoài vào năm ngoái, tăng 11% so với năm 2023, trở lại với mức kỷ lục của năm 2019, trước đại dịch Covid, do nhu cầu du lịch tăng cao, đặc biệt là ở châu Âu và châu Á. Số lượng các chuyến đi quốc tế dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2025, ở mức "3 đến 5%" so với năm 2024. Riêng ngành du lịch Việt Nam năm 2024 đã hồi phục gần như hoàn toàn khi đón tổng cộng 17,6 triệu lượt khách quốc tế, gần bằng mức 18 triệu của năm 2019, tức là thời kỳ trước khi đại dịch Covid bùng phát. Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế. Trước mắt, trong hai tháng đầu năm, gần 4 triệu lượt khách đã đến Việt Nam, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cho thấy Việt Nam đang trở lại thành một trong những điểm đến ưa thích của du khách từ nhiều nước. Vào ngày 24/11/2024 tại Madeira (Bồ Đào Nha), Việt Nam đã được trao giải thưởng Điểm đến tốt nhất Châu Á tại lễ Giải thưởng Du lịch Thế giới 2024, được coi là giải Oscar của ngành du lịch toàn cầu. Đây là lần thứ sáu Việt Nam giành được danh hiệu này và là lần thứ ba liên tiếp. Việt Nam cũng đã đặt biệt thu hút du khách từ Pháp. Tổ chức Entreprises du voyage, đại diện cho 3.500 chuyên gia về du lịch và hơn 1.600 hãng du lịch, vừa qua đã công bố kết quả khảo sát cho thấy là trong mùa đông vừa qua, Việt Nam là một trong 20 điểm đến hàng đầu của khách Pháp, tuy xếp hạng 19 nhưng với số khách tăng thêm gần 50%. Trả lời RFI tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Paris, khai mạc ngày 13/03/2025, ông Nguyễn Xuân Hải, giám đốc của La Palanche Voyages, chuyên tổ chức các tour du lịch cho khách nói tiếng Pháp đến Việt Nam cũng như đến các nước láng giềng Lào, Cam Bốt, Miến Điện, ghi nhận: "Lượng khách tăng khá là nhiều. Tất nhiên còn kém một chút so với thời kỳ trước Covid, nhưng công việc thì nhiều hơn. Tại vì trước Covid, khách đi theo đoàn rất là nhiều, ví dụ như 1.000 khách thì mỗi đoàn chia ra 20 đến 30 người, 30 đoàn thì chỉ cần 30 hướng dẫn viên. Nhưng vừa rồi, do vé máy bay giá theo đoàn và giá lẻ không chênh nhau nhiều, mà khách đi lẻ thì được tự do hơn, cho nên người ta chia nhỏ ra rất nhiều. Vì vậy hiện nay trong nước, nhất là đối với khách Pháp của chúng tôi, rất thiếu hướng dẫn viên tiếng Pháp. Nhiều khi, với những khách mua trễ, chúng tôi phải nói trước với họ là không còn hướng dẫn viên tiếng Pháp nữa, xin họ vui lòng đi với hướng dẫn viên tiếng Anh, hoặc là chúng tôi sẽ hỗ trợ từ xa qua điện thoại, có nghĩa là chỉ làm chương trình giúp và họ tự đi với tài xế của chúng tôi. Đó là tình hình năm vừa rồi. Nói chung rất là tốt." Với hy vọng tiếp tục duy trì sức thu hút đối với du khách quốc tế, chính phủ Hà Nội ngày 07/03 đã thông báo quyết định là công dân đến từ 12 nước, chủ yếu là châu Âu ( Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh Quốc và Bắc Ireland, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan ), sẽ tiếp tục được miễn thị thực đến năm 2028 với thời gian tạm trú 45 ngày tính từ ngày nhập cảnh. Trên nguyên tắc biện pháp này hết hạn kể từ ngày 15/03. Ông Nguyễn Xuân Hải, giám đốc của La Palanche Voyages, cho biết việc nâng số ngày miễn visa từ 15 lên 45 ngày đối với 12 nước, trong đó có Pháp, tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho du khách, cũng như cho các công ty du lịch: "Cách đây hai năm chỉ miễn visa 15 ngày, nên tất cả các công ty chỉ làm các tour hạn chế trong 15 ngày thôi. Bây giờ thì được 45 ngày, thì khi được 45 ngày, có thể người ta đến Việt Nam chỉ 15 ngày thôi, nhưng người ta có thể tiến, lùi ngày để có được vé máy bay tốt hơn, phù hợp với khả năng chi trả của người ta hơn. Miễn visa 45 ngày là cả một bước đột phá lớn. Hơn nữa, công ty chúng tôi là chuyên đón khách Pháp. Khách Pháp nổi tiếng là rất chịu khó đi sâu, đi xa. Trước đây, họ thường hỏi chúng tôi làm cách nào đi đến chổ này, chổ nọ. Nhưng nhìn lại chương trình thì họ thấy đi như thế thì sẽ mất những điểm bắt buộc phải qua, cho nên họ không thể bỏ qua những điểm đó để đi đến những chổ mới. Nay có đến 45 ngày miễn visa, giống như là chúng ta đang “thừa giấy vẽ voi”. Chúng tôi sẽ có thể vẽ ra những con voi rất sinh động, đưa được khách đến những vùng xa hơn, sâu hơn, đến những nơi mà theo chúng tôi còn nguyên bản hơn, gọi là authenticité” Nhưng ông Nguyễn Xuân Hải nêu lên một bất công đối với du khách nói tiếng Pháp đến từ hai nước láng giềng của Pháp là Bỉ và Thụy Sĩ trên vấn đề visa: "Người Bỉ nói tiếng Pháp, người Thụy Sĩ nói tiếng Pháp, thế mà trước đây họ không được miễn visa. Thật là đáng tiếc, vì mức chi tiêu của khách Bỉ, khách Thụy Sĩ có thể cao hơn khách Pháp nhiều. Khi có tiền nhiều, người có thể nổi hứng đi chơi bất kỳ lúc nào, mà hạn chế về visa là hạn chế rất là lớn. Rất may là từ tháng 3, Việt Nam đã miễn visa cho người Thụy Sĩ, nhưng đối với người Bỉ thì chưa. Tất nhiên đây là vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế, tôi không dám đi sâu vào, nhưng tôi nghĩ chính sách visa đối Bỉ, Thụy Sĩ và các nước chung quanh nên được làm tối đa" Đầu năm nay, công dân từ các nước Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Thụy Sĩ cũng được miễn visa, quy định được áp dụng từ 1/3 đến 31/12/2025. Trước đó, tại phiên họp của chính phủ ngày 5/3, thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchnghiên cứu chính sách visa “phù hợp”, để đa dạng hóa việc miễn visa với một số quốc gia, một số đối tượng như các tỷ phú trên thế giới. Nhưng làm gì thì làm, mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế mà Việt Nam đặt ra cho năm 2025 vẫn còn khiêm tốn so với Thái Lan. Nhờ thi hành chính sách thị thực cởi mở từ nhiều năm qua, Thái Lan vẫn là một trong những điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế. Thái Lan hiện miễn thị thực 60 ngày cho công dân của 93 quốc gia và tăng số quốc gia được cấp thị thực tại cửa khẩu (visa on arrival) từ 19 lên 31 nước trong năm nay. Nhờ vậy mà trong năm qua, Thái Lan đã đạt được mục tiêu đón gần 37 triệu lượt khách quốc tế Riêng thủ đô Bangkok đứng đầu thế giới về lượng khách quốc tế đến, đạt con số kỷ lục 32,4 triệu người trong năm 2024, theo báo cáo thường niên của Euromonitor International, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở tại Anh. Chính sách visa chỉ là một trong những công cụ để thu hút du khách quốc tế. Để họ quay lại nhiều lần và chi tiêu nhiều hơn, ngành du lịch Việt Nam còn phải cải thiện chất lượng dịch vụ, mang đến cho du khách các trải nghiệm tốt nhất. Riêng giám đốc công ty La Palanche Voyages Nguyễn Xuân Hải, một người sinh trưởng ở Hà Nội và công ty cũng đặt trụ sở Hà Nội, có một góp ý về quản lý các điểm du lịch ở thủ đô Việt Nam: "Có những việc mà người ta cứ không quản lý được thì cấm. Ví dụ như là trong quá khứ gần, đã nhiều lần Hà Nội cấm du khách đến phố gọi là “phố đường tàu”, vì lý do nguy hiểm, vì lý do này nọ. Đồng ý, nhưng cái chính là vì họ chưa quản lý được, hoặc là không quản lý được, cho nên họ cấm và đấy là một điều thiệt thòi. Phố đường tàu là chặng mà rất nhiều du khách đến, tức là đoạn từ Hà Nội về phía bắc, tới ga Lào Cai, Lạng Sơn, là đường tàu cổ nhất Đông Dương, đi qua cầu Long Biên, một trong những cây cổ duy nhất trong Hà Nội, mà mọi người rất thích đến khám phá. Lẽ ra phải phát triển nó, quản lý nó tốt hơn, chứ không phải là cấm nó. Tôi tính nhanh như thế này: Nếu nhìn lịch tàu thì một ngày có khoảng 10 chuyến tàu đi từ Hà Nội về phía bắc, cả đi và về nhiều lắm là 20 chuyến, mỗi chuyến đi qua phố đường tàu chỉ mất từ 5 đến 10 phút, chả đáng bao nhiêu cả để mà cấm cả một chặng phố không cho khách đi vào, làm cho chúng tôi bị hạn chế trong việc cho du khách tìm được những góc sâu, xa và đặc thù, đặc biệt hơn của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung."…
T
Tạp chí Việt Nam


Ngày 28/02/2025 được ghi dấu trong lịch sử thế giới: Trước truyền thông thế giới, tổng thống và phó tổng thống Mỹ “đả kích” trực tiếp nguyên thủ quốc gia của Ukraina, đất nước bị Nga xâm chiếm từ hơn ba năm qua. Để sớm hoàn thành lời hứa “nhanh chóng chấm dứt chiến tranh” , tổng thống Donald Trump đã bỏ mặc quan ngại, lợi ích của Ukraina, cũng như của các đồng minh châu Âu để đàm phán trực tiếp với đồng nhiệm Nga, đổ cho tổng thống Zelensky không muốn “hòa bình” . Cách hành xử của chính quyền Mỹ hiện tại, cũng như chính sách “Nước Mỹ tr ên hết ” khiến các đồng minh, đối tác không khỏi lo sợ. Liệu Mỹ có “rũ áo” với Việt Nam, cũng như với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, như đã làm với Ukraina ? Để hiểu thêm tình hình và so sánh hai bối cảnh, RFI Tiếng Việt phỏng vấn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp. RFI : Chính quyền tổng thống Trump đàm phán với Nga về số phận của Ukraina mà không có Kiev tham gia. Thái độ có thể thay đổi 180° như vậy của Mỹ có khiến Việt Nam quan ngại trong tình hình địa-chính trị trong khu vực ? Laurent Gédéon : Chúng ta có thể suy ngẫm về tương lai và thắc mắc về hậu quả cho Việt Nam nếu Mỹ và Trung Quốc có thể có một thỏa thuận riêng rẽ. Nếu nhìn vào kịch bản này, rõ ràng khu vực liên quan sẽ là Biển Đông và giả sử trong trường hợp Washington và Bắc Kinh dàn xếp với nhau. Hiện giờ, giả thuyết như vậy có vẻ không xảy ra, nhưng vẫn có ý nghĩa về mặt địa-chính trị và đáng được phát triển thêm. Cuộc xung đột ở Ukraina đã làm nổi bật mối lo ngại lớn của Matxcơva về an ninh, đặc biệt là việc thiết lập một tuyến phòng thủ ở biên giới phía tây của Nga. Nếu nhìn theo quan điểm của Nga, những chẩn đoán địa-chiến lược của các nhà lãnh đạo chính trị đã đưa họ đi đến kết luận rằng tuyến phòng thủ đó đã thay đổi đáng kể sau những diễn biến từ ba thập niên qua và giải pháp cho vấn đề này nằm ở cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Ukraina. Cuộc chiến bắt đầu ngày 24/02/2022 là kết quả phân tích của Matxcơva. Cuộc chiến này cho phép quân đội Nga, sau những thất bại ban đầu, giành được những thắng lợi đáng kể trên thực địa, bất chấp sự hỗ trợ cho Ukraina của nhiều nước NATO. Hiện giờ, mọi thứ đều cho thấy chính quyền Trump đã thừa nhận sự cân bằng quyền lực mới này và tương quan lực lượng xuất phát từ sự cân bằng mới đó và Washington quyết định mở các đàm phán với Nga trên cơ sở này. Đọc thêm Tổng thống Trump tráo bàn cờ thế giới, lập mô hình địa-chính trị mới Rất có thể động thái của Nga đã được Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ vì Trung Quốc cảm thấy đang ở trong hoàn cảnh địa-chiến lược tương tự. Trên thực tế, Trung Quốc cũng bận tâm như Nga về tuyến phòng thủ, chỉ khác là tuyến phòng thủ của Trung Quốc nằm ở các vùng biển bao quanh, bao gồm Biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như Đài Loan. Theo quan điểm của Bắc Kinh, cần có tuyến phòng thủ như vậy do tính chất nhạy cảm của vùng duyên hải, nơi tập trung một phần đáng kể hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Nhưng bờ biển này lại dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ đặc biệt, kể cả việc kiểm soát các vùng biển xung quanh và từ đó tạo ra một tuyến bảo vệ. Trong trường hợp Trung Quốc làm theo Nga, họ có thể thử tấn công để kiểm soát hẳn toàn bộ hoặc một phần các khu vực đó và phải làm mọi cách để cán cân quyền lực sẽ chuyển sang thế có lợi cho họ. Nếu đúng như vậy, Bắc Kinh sẽ ở giống thế của Matxcơva hiện nay, tức là ở thế mạnh để đàm phán và đạt được những lợi thế chiến lược đáng kể, ví dụ, có thể là Bắc Kinh sẽ có toàn quyền chi phối ở biển Hoa Đông, Biển Đông, thậm chí là đối với Đài Loan. Ảnh hưởng đó sẽ được các cường quốc khác công nhận, trước tiên là Hoa Kỳ. Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, một kịch bản như vậy rõ ràng sẽ là một thất bại nghiêm trọng cho Việt Nam. Giả sử có một thỏa thuận trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ và được Nga chấp thuận, Hà Nội sẽ bị ép vào một khuôn khổ địa-chiến lược rất bất lợi cho lợi ích của họ trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. RFI : Liệu chiến lược mà chính quyền Trump đang áp dụng với cuộc chiến ở Ukraina và châu Âu có khiến Việt Nam (cũng như các quốc gia đối tác châu Á khác của Hoa Kỳ) phải suy nghĩ về mối quan hệ của họ với cường quốc hàng đầu này ? Đ iểm gì khiến Việt Nam lo ngại ? Laurent Gédéon : Điều mà Việt Nam có thể lo sợ là một thỏa thuận riêng rẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, một thỏa thuận sẽ đặt Biển Đông dưới độc quyền chi phối của Bắc Kinh. Tuy nhiên, đối với tôi, điều này hiện giờ không hẳn là nguy cơ lớn, bởi vì bối cảnh không giống với những gì đang diễn ra ở Ukraina và nếu nhìn từ Washington, những thách thức địa-chính trị mà Nga và Trung Quốc đặt ra cho Hoa Kỳ cũng không giống nhau. Trên thực tế, Nga không gây ra rủi ro địa-chính trị cho Mỹ như Trung Quốc. Áp lực của Matxcơva chủ yếu tập trung vào châu Âu và nhằm mục đích ngăn chặn vùng ảnh hưởng của NATO, vì đối với Nga, đà tiến của liên minh quân sự này là một mối đe dọa. Trong khuôn khổ đó, sự can dự ngày càng tăng của Washington có lẽ sẽ giúp thúc đẩy các lợi ích của Mỹ trong khu vực, nhưng trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ sẽ không mất đi những gì họ đã có về mặt ảnh hưởng ở châu Âu. Tình hình ở châu Á lại không như vậy, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung. Cần phải nhớ rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hàng hải, một đất nước mà quyền lực gắn chặt với quyền kiểm soát của họ với nhiều vùng biển trên thế giới. Đọc thêm Nhiều chuyến bay giữa Úc và New Zealand phải đổi đường do Trung Quốc tập trận “bắn đạn thật” Thế nhưng Trung Quốc cũng đặt mục tiêu trở thành một cường quốc hàng hải, thậm chí là đứng đầu thế giới vào năm 2050. Khi ấn định như vậy, Bắc Kinh đã đưa ra một thách thức không thể chấp nhận được đối với Hoa Kỳ, bởi vì Mỹ sẽ phải chịu nhiều tổn thất nếu sự thống trị về hải quân của họ bị suy yếu. Thách thức này không còn giới hạn ở những vùng biển gần đất liền, chúng ta thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều tàu chiến ngày càng đi xa hơn và tăng số lượng cơ sở hải quân trong khuôn khổ “chuỗi ngọc trai”. Ví dụ gần đây là cuộc tập trận bắn đạn thật ngày 21/02/2025 của một hạm đội nhỏ của Hải quân Trung Quốc ở biển Tasman, giữa Úc và New Zealand. Theo Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Judith Collins, đây là “những chiến hạm lớn nhất và tối tân nhất mà chúng tôi (New Zealand) thấy ở vùng biển xa xôi phía nam này” . Hành động này, cùng với những hoạt động khác, cho thấy tham vọng ngày càng lớn của Hải Quân Trung Quốc và các biện pháp được Bắc Kinh triển khai cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Với tình hình này, có vẻ ít có khả năng Mỹ lao vào cuộc đàm phán, chia sẻ ảnh hưởng với Trung Quốc và rút khỏi khu vực vì những lợi ích trực tiếp và lâu dài của Washington quá lớn, nếu không muốn nói là quá thiết yếu, và vượt qua cả khuôn khổ thay đổi về chính quyền và tổng thống Mỹ. Do đó, tôi thấy Việt Nam không nên lo ngại nhiều về việc Donald Trump lên nắm quyền. RFI : Với việc Hoa Kỳ đang rút lại cam kết với các đồng minh châu Âu, liệu Việt Nam, giống như các quốc gia khác ở Đông Nam Á, vẫn có thể tin tưởng hoặc trông cậy vào sự hỗ trợ của Mỹ để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông trước Bắc Kinh hay không ? Liệu kịch bản như vậy có lặp lại không, nhưng lần này liên quan đến Biển Đông ? Laurent Gédéon : Với những rủi ro rất lớn như đã nói ở trên, tôi thấy khó có khả năng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ ảnh hưởng trong khu vực nếu không bị buộc phải làm vậy, chẳng hạn như sau một cuộc đối đầu và cuộc đối đầu đó có lợi cho cho quân đội Trung Quốc. Nhưng hiện giờ có vẻ như Washington đang ở thế ngược lại. Năm 2024 chẳng hạn, Mỹ đã gia tăng nhiều thỏa thuận với các đồng minh trong khu vực. Mỹ tuyên bố tăng cường quan hệ quân sự với Nhật Bản trong chuyến thăm Tokyo của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và ngoại trưởng Antony Blinken ngày 28/07/2024. Tương tự, vào ngày 18/11/2024, ông Lloyd Austin đã ký tại Manila với người đồng cấp Philippines Gilberto Teodoro Thỏa thuận an ninh chung và chia sẻ thông tin tình báo quân sự nhằm mục đích chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, có thể nhắc đến Đài Loan ngày càng thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ từ nhiều năm qua. Ví dụ, chính quyền Biden đã cấp khoản viện trợ quân sự 567 triệu đô la cho Đài Bắc vào tháng 09/2024, sau đó là khoản viện trợ khác 571 triệu đô la vào ngày 21/12/2024. Đọc thêm Mỹ khẳng định các cuộc tập trận với Philippines « hoàn toàn mang tính phòng thủ » Do đó, rất có thể chính quyền Trump sẽ tính đến bối cảnh địa chiến lược đặc biệt ở châu Á và sẽ không có những phát biểu với các đồng minh trong khu vực như đã làm với các đồng minh châu Âu. Đối với châu Âu, có vẻ như Washington đang tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraina và buộc các đối tác châu Âu phải chịu phần lớn gánh nặng tài chính phát sinh từ thế cân bằng mới tại châu Âu, cho dù là nguyên trạng hoặc là một giải pháp lâu dài. Điều này giải thích cho việc Mỹ gây áp lực để các thành viên NATO tăng ngân sách quân sự lên 5% GDP và chịu trách nhiệm tổ chức phòng thủ cho châu Âu do Mỹ rút dần quân. Chiến lược này nhằm cho phép Washington chuyển phần lớn nỗ lực quân sự của họ sang châu Á, không phải theo hướng rút lui mà ngược lại, theo hướng tăng cường can dự. Do đó, nỗi lo sợ về việc Mỹ giảm can dự vào châu Á là ít có khả năng xảy ra, dù là đối với các nước liên minh trực tiếp với Washington hoặc các nước ít liên kết với Mỹ hơn, chẳng hạn như Việt Nam. RFI : Theo nhiều chuyên gia và như giải thích của ông ở trên, việc Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh ở châu Âu để tập trung vào Trung Quốc. Vậy Đông Nam Á có thể sẽ trở thành điểm nóng trên thế giới ? Laurent Gédéon : Đúng, đối với tôi, đó là một giả thuyết có thể xảy ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ có thể loại trừ ý tưởng cho rằng toàn bộ Đông Nam Á sẽ trở thành điểm nóng trên hành tinh. Trên thực tế, tất cả phụ thuộc vào cách Mỹ dồn sức vào Trung Quốc như thế nào, hoặc cách Trung Quốc dự định dồn sức vào Mỹ ra sao. Để giành được quyền tự chủ về địa chiến lược, nếu có thể, Bắc Kinh phải đẩy lùi hoàn toàn vùng ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực được gọi là “chuỗi đảo đầu tiên”. Ngoài trường hợp Trung-Mỹ đối đầu trực tiếp, động thái này còn liên quan đến sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các quốc gia gần Trung Quốc, trong đó có nhiều nước ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, mục tiêu này không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với Philippines, quốc gia Đông Nam Á có mối quan hệ chặt chẽ nhất với Mỹ. Từ năm 2022 và từ khi ông Ferdinand Marcos Jr., nổi tiếng là thân cận với Washington, trở thành tổng thống, Philippines đã thắt chặt mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Tình hình ít bất lợi hơn cho Trung Quốc đối với những nước còn lại ở ASEAN. Ví dụ, nếu xét đến trường hợp của Việt Nam, nước phản đối mạnh mẽ nhất - cùng với Philippines - tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, chúng ta thấy quan hệ đã hòa dịu hơn từ hai năm qua, được đánh dấu bằng các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, như chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12-13/12/2023, chuyến thăm Bắc Kinh của thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính từ ngày 24-27/06/2024 và chuyến công du của ông Tô Lâm tới Bắc Kinh vào ngày 19/08/2024, khi đó là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. Đọc thêm Việt Nam bảo vệ lợi ích trong bối cảnh xung đột nước lớn Nga - Mỹ - Trung ngày càng trầm trọng Liên quan đến Việt Nam, chúng ta thấy rằng nếu vẫn thường xuyên xảy ra các sự cố, đặc biệt là liên quan đến ngư dân Việt Nam, thì chúng ít được đưa tin rộng rãi hơn so với những sự cố giữa Trung Quốc và Philippines kéo dài trong nhiều tháng. Ngoài ra, trái với Philippines bị ràng buộc bởi một thỏa thuận quốc phòng với Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách “ngoại giao cây tre” và chủ trương “Bốn Không” được nêu trong Sách Trắng Quốc Phòng năm 2019 (không tham gia các liên minh quân sự, không đứng về phía nước này chống nước kia, không cho nước khác lập căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước khác và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Chủ trương ngoại giao này tách Hà Nội khỏi mọi cơ chế liên minh quân sự trong vùng hoặc can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột giữa các nước thứ ba. Bất chấp những nỗ lực trong gần hai thập niên trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Washington vẫn chưa thuyết phục được Hà Nội tham gia một cơ chế đa phương nhằm kiềm chế Bắc Kinh. Nhìn chung tình hình này có lợi cho Trung Quốc. Không giống như trường hợp xung đột ở Ukraina, nơi tất cả các nước châu Âu có chung biên giới với Ukraina đều là thành viên trong cùng một liên minh quân sự NATO, điều này cho phép họ có tiếng nói tương đối thống nhất, còn ở Đông Nam Á, chỉ có ba nước có liên kết với Hoa Kỳ thông qua các thỏa thuận quân sự khác nhau: Philippines, Thái Lan và Singapore. Những nước khác trong khu vực có thái độ thận trọng và nghe ngóng. Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, không phải toàn bộ Đông Nam Á đều bị ảnh hưởng giống nhau do căng thẳng gia tăng. Một số nước có thể trở thành bên tham gia xung đột, nhưng một số khác sẽ đứng ngoài. Những gì chúng ta thấy hiện tại là căng thẳng dường như tập trung vào Đài Loan, ở rìa Đông Nam Á và có hai kịch bản trong trường hợp tình hình xấu đi : hoặc là quân đội Trung Quốc tìm cách trực tiếp kiểm soát Đài Loan, hoặc là hải quân Trung Quốc phong tỏa để buộc Đài Bắc phải đàm phán với Bắc Kinh. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp.…
T
Tạp chí Việt Nam


Ba năm liên tiếp, tàu chiến Pháp đến thăm Việt Nam. Từ ngày 01-07/03/2025, tàu khu trục đa nhiệm La Provence, thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle thực hiện chiến dịch CLEMENCEAU 25, cập cảng Lotus, thăm xã giao thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động này « thể hiện mối quan hệ tin cậy và hợp tác ngày càng tăng » , cũng như « cam kết của Pháp đối với hòa bình và an ninh tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương » , theo thông cáo của sứ quán Pháp tại Việt Nam. Pháp tăng cường hiện diện thông qua « ngoại giao hải quân » Hoạt động thăm cảng nằm trong khuôn khổ thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện được Việt Nam và Pháp ký tại Paris ngày 07/10/2024. Trong tuyên bố chung, hai nước nhấn mạnh đến « cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường năng lực tự cường, phù hợp với nhu cầu của mỗi bên » . Ngoài ra, « Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các tàu quân sự của Pháp cập cảng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm phát triển hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển hai nước » . Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 28/02, nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédéon, trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), nhận định những diễn biến tích cực này được thúc đẩy thêm sau khi Hà Nội và Paris tỏ thiện chí củng cố hợp tác song phương nhân chuyến công du của bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu và dự lễ kỷ niệm 70 năm Điện Biên Phủ : « Sự hiện diện của tàu khu trục Pháp hoặc các chiến hạm Pháp thỉnh thoảng đi qua và dừng lại ở Việt Nam gắn liền với điều có thể gọi là « ngoại giao hải quân », tức là hiện diện tại cảng của các quốc gia có quan hệ tích cực và hữu nghị. Theo tôi, ngoài khuôn khổ Việt Nam, cần phải coi rằng Pháp tham gia vào chiến lược do Hoa Kỳ phát triển trong khu vực, bao gồm việc tái khẳng định sự hiện diện của H ải Q uân Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là ở Biển Đông, trước những tuyên bố bá quyền của Trung Quốc đối với khu vực hàng hải này. Theo tôi, nếu nhìn xa hơn một chút về sự hiện diện và sự tham gia của Pháp vào hoạt động này, thì điều đó không chỉ liên quan đến các nguyên tắc về tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế mà Pháp ủng hộ, mà cũng cần lưu ý rằng Pháp có một vùng biển rộng lớn ở Thái Bình Dương nhưng không hẳn có thể kiểm soát được hết bằng những phương tiện quân sự hiện có. Vì vậy, Paris cần sự ủng hộ của Washington. Và việc Paris can dự vào một khu vực thực sự rất xa - ở Ấn Độ-Thái Bình Dương - là cách để Pháp đánh dấu sự gần gũi với người Mỹ và tham gia vào hoạt động giữa Mỹ và Pháp ở khu vực mà hai nước có chung lợi ích địa - chiến lược ». Đọc thêm Việt Nam : Đối tác mới cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp ? Duy trì hoạt động thăm cảng nhưng tránh « động » đến Trung Quốc Khi thiết lập được mối quan hệ ở cấp cao nhất trong chính sách ngoại giao của Việt Nam, Pháp tăng cường được hiện diện và củng cố hoạt động ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải huyết mạch, thông qua những chương trình tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore. Tuy nhiên, trả lời RFI Tiếng Việt trước đó, nhà nghiên cứu Laurent Gédéon cũng nhấn mạnh đến « khía cạnh quân sự không được làm quá nổi bật » trong tuyên bố chung Pháp-Việt ngày 07/10/2024 « để không “xúc phạm” Trung Quốc » . Cũng chính để tránh làm « phật lòng » Bắc Kinh và cũng trong chính sách « Bốn Không » , Việt Nam không tham gia các cuộc thao dượt mang tính chất quân sự trong vùng hoặc do bên thứ ba ngoài khu vực tổ chức . Nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle (R91), tàu khu trục đa nhiệm La Provence (D652), tàu tiếp tế Jacques Chevallier (A725), tàu hộ tống phòng không Forbin (D620) và khinh hạm Alsace (D656) lớp Aquitaine thăm cảng Subic Bay ở Philippines từ ngày 21/02 và tham gia Hoạt động hợp tác hàng hải (MCA) với Hải Quân Philippines. Tuy nhiên, chỉ có tàu khu trục đa nhiệm La Provence đến thăm cảng Lotus, thành phố Hồ Chí Minh và tiến hành luyện tập chung với tàu Cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu. Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon giải thích : « Theo tôi, điều này liên quan đến việc Pháp là đồng minh của Mỹ, cũng như việc Philippines cũng có liên minh quân sự với Mỹ. Vì vậy, chúng ta thấy có sự gần gũi về mặt địa chiến lược và quân sự giữa Pháp và Philippines. Hoàn cảnh này không giống như với Việt Nam bởi vì Việt Nam không tham gia vào kiểu liên minh này tại khu vực hoặc bất kỳ nơi nào khác. Tôi nghĩ rằng sự hiện diện của nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung này là nhằm kiểm tra khả năng tương tác giữa các đơn vị hải quân khác nhau. Và như tôi nêu ở trên, đó là cách để Pháp thể hiện sự can dự . Có rất nhiều quan ngại mang tính chất địa chiến lược đặc trưng với Mỹ nhưng không liên quan trực tiếp đến lợi ích của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Vì vậy, đây là thông điệp gửi tới Trung Quốc, cũng là thông điệp gửi tới Hoa Kỳ, chủ yếu theo quan điểm của tôi. Và tôi không nghĩ rằng giữa Pháp và Việt Nam có sự hợp tác ở cấp độ này. Một yếu tố khác là nhóm tàu sân bay tượng trưng cho khả năng quân sự và hình thức đe dọa cao. Và tôi nghĩ rằng đối với một quốc gia như Pháp, việc gửi một đội tàu sân bay vào Biển Đông sẽ gửi đi một thông điệp ngoại giao rất tiêu cực tới Trung Quốc và trong bối cảnh hiện tại, điểm này không nằm trong những bận tâm ngoại giao của P aris » . Pháp bảo vệ chủ quyền ở Ấn Độ-Thái Bình Dương Pháp là thành viên duy nhất trong Liên Hiệp Châu Âu có chủ quyền tại Ấn Độ-Thái Bình Dương với bảy vùng lãnh thổ hải ngoại có hơn 1,6 triệu công dân. 90% diện tích vùng đặc quyền kinh tế (ZEE) của Pháp cũng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Lực lượng tàu chiến của quân đội Pháp tại các căn cứ ở đảo Réunion, Nouvelle-Calédonie hay Polynésie thuộc Pháp đều tương tác thường xuyên với các đối tác. Còn những chiến dịch quy mô lớn, như CLEMENCEAU 25, được bộ Quân Lực Pháp nhấn mạnh là nhằm « củng cố và khẳng định mối liên hệ mà quân đội Pháp đã phát triển ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong nhiều năm » . Chiến dịch CLEMENCEAU 25 được triển khai từ cuối tháng 11/2024 và được chuẩn đô đốc Jacques Mallard, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay, giới thiệu trong buổi họp báo ngày 08/11/2024 : « Chiến dịch có bốn mục tiêu chính. Trước hết, đóng góp vào các hoạt động của Pháp và Châu Âu ở Hồng Hải và Ấn Độ Dương. Các hoạt động này nhằm mục đích tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực và nguồn lực của nhóm tác chiến tàu sân bay. Chiến dịch cũng giúp phát triển khả năng tương tác với các đối tác và đồng minh của chúng ta (Pháp) ở Ấn Độ Dương cũng như ở Thái Bình Dương. Thông qua hoạt động này, thúc đẩy một không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và ổn định với các đối tác khu vực trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Và cuối cùng, góp phần bảo vệ người dân và lợi ích của Pháp ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Pháp là quốc gia ven biển và phải thực hiện chủ quyền của mình đối với tất cả các vùng lãnh thổ hải ngoại này » . Đọc thêm Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp sẽ có lợi cho Việt Nam Không chỉ chiến dịch CLEMENCEAU 25 mà tất cả những chiến dịch trước đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đều phối hợp với tàu từ các đối tác và đồng minh. Cho nên, số lượng hộ tống nhóm tàu sân Pháp được tăng cường thường xuyên với tàu khu trục hoặc tàu ngầm nước ngoài, như của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ý, Maroc, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản… và lần lượt thông qua ba cuộc tập trận quy mô lớn, theo giải thích của chuẩn đô đốc Jacques Mallard. « Sau khi đi qua Địa Trung Hải và Hồng Hải , nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia cuộc tập trận song phương thường niên Varuna, góp phần duy trì khả năng tương tác giữa hải quân Pháp và Ấn Độ. Ấn Độ là đối tác quan trọng của Pháp ở Ấn Độ Dương. Giai đoạn hợp tác hoạt động chính của chiến dịch CLEMENCEAU 25 diễn ra với các đồng minh và đối tác của Pháp ở phía đông Ấn Độ Dương. Trong cuộc tập trận La Pérouse, Pháp phối hợp với Hải Quân các nước giáp với quần đảo Indonesia (trong đó có Philippines, Malaysia, Indonesia) về bảo đảm an ninh hàng hải ở ba eo biển chính. Cuối cùng, lần đầu tiên kể từ rất lâu, tàu sân bay Charles de Gaulle và đội tàu hộ tống di chuyển trên Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến cuộc tập trận Pacific Steller (ngoài khơi phía đông Philippines) , nhằm tăng cường khả năng tương tác với Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Pháp có ít cơ hội tương tác với Hạm đội 7 vì lực lượng này ở rất xa so với Hạm đội 5 và 6 mà Pháp thường hoạt động chung. Trong suốt hành trình, nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ nhận được hỗ trợ của các đối tác thông qua các điểm dừng chân và hỗ trợ hậu cần, cũng như tiếp nhận đội máy bay tuần tra hàng hải tầm xa Atlantic 2 ». Đội tàu tác chiến tàu sân bay (groupe aéronaval, GAN) được bộ Quân Lực Pháp giới thiệu là lực lượng chính thực hiện các nhiệm vụ triển khai sức mạnh. Tàu sân bay Charles de Gaulle có thể di chuyển hàng nghìn km mỗi ngày trong nhiều tháng, có hai đường băng, một nhà kho để bảo trì, sửa chữa 40 máy bay. Khoang tàu có thể chứa 600 tấn đạn dược, 3.200 tấn xăng máy bay, tương đương với 2 tuần hoạt động với cường độ cao. Sự can dự của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương còn được thể hiện qua việc chỉ huy Hải Quân Pháp tham gia vào hai diễn đàn chính trong khu vực : Hội nghị chuyên đề Hải quân Ấn Độ Dương (IONS) và Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS). Mục đích của hai tổ chức này là cải thiện đối thoại, hợp tác về an ninh, khả năng tương tác giữa hải quân của các quốc gia giáp ranh với từng khu vực. Tại khu vực Đông Nam Á, Pháp luôn bày tỏ nguyện vọng gia nhập Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN Mở Rộng (ADMM+), quy tụ các nước thuộc ASEAN và tám cường quốc chính của khu vực, trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và Paris kỳ vọng vào sự ủng hộ của Hà Nội để được gia nhập ADMM+. Đọc thêm Shangri-La : Pháp sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương…
T
Tạp chí Việt Nam


Ngày 15/01/2025, thủ tướng Phạm Minh Chính đã thông báo mục tiêu của Việt Nam là “hướng tới việc xây dựng xong Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm”, tức là 2030. Theo ông Phạm Minh Chính, yêu cầu cấp bách này là “để hướng tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng”, Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, “góp phần đáp ứng nhu cầu điện sạch”, nhất là với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số, tăng trưởng điện theo dự báo “phải tăng từ 15-18%”. Vào năm 2009, Quốc Hội Việt Nam đã từng phê duyệt kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, với tổng cộng 4 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 4.000 MW. Nhưng một phần do những quan ngại từ tai nạn hạt nhân Fukushima năm 2011 và một phần do khó khăn về ngân sách vào thời gian đó, vào năm 2016, Việt Nam đã phải quyết định ngưng dự án này lại. Nay, để bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn thực hiện được cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam phải quay trở lại với các dự án điện hạt nhân. Nhưng trong khoảng thời gian 5 năm, khá ngắn ngủi, liệu Việt Nam có đủ khả năng để hoàn thành việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên? Trả lời RFI Việt ngữ ngày 22/01/2025, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, không tin vào khả năng đó: "Xây nhà máy điện hạt nhân, nhất là với các lò phản ứng cở trên 1.000 MW, là rất phức tạp, phải qua rất nhiều công đoạn, các cọc mốc. Đầu tiên là có đối tác đưa hợp đồng cho mình; gần như là nói rất rõ là lò phản ứng loại gì, công suất bao nhiêu, tác động đến môi trường như thế nào v.v…, nhất là kinh phí để xây dựng. Nếu ta đồng ý thì có thể ký hợp đồng để khởi công.Từ khi ký hợp đồng khởi công đó cho đến lúc nhà máy chạy, phát điện được thường phải mất từ 7 đến 10 năm. Trước khi có mốc đầu tiên đó thì phải có giai đoạn chuẩn bị. Giống như là xây một cao ốc, trước hết phải xây các cọc để chống đỡ. Theo tổng kết của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, phải có đủ 19 cọc, không thiếu cái nào. Cho nên, mọi việc ở đây là rất phức tạp, chứ không đơn giải như thế. Như hiện trạng của Việt Nam, cho đến lúc khởi công thì phải mất từ 3 đến 5 năm. Từ khởi công cho đến phát điện phải mất từ 7 đến 10 năm. Hiện nay, Rosatom của Nga đã xây dựng các nhà máy điện hạt nhân như thế ở rất nhiều nước. Ở châu Âu, họ xây cho Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, sang đến Ai Cập, ở châu Á thì có Bangladesh. Tình trạng tương đối giống Việt Nam chính là Bangladesh, tức là không giàu có gì lắm và nhân lực thì đại khái là như vậy. Bangladesh bắt đầu khởi công là cuối 2017, đến nay là 2025 , tức là 8 năm xây dựng, vẫn chưa phát điện được. Tương tự như thế ở Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Rosatom của Nga xây hết, công suất là trên 1.200 MW. Nga hiện nay là nước xuất khẩu điện hạt nhân lớn nhất thế giới và chất lượng lò phản ứng của Rosatom xây cho các nước đó rất là tốt. Phải đạt được một số cọc mốc đã, mà cọc mốc đầu tiên để từ đó khởi công công trình cho đến khi có điện thì phải mất ít nhất là 7 năm. Cơ sở hạ tầng là chính, rồi vấn đề quản trị kinh doanh, vấn đề môi trường của địa điểm xây nhà máy và nhất là hệ thống pháp quy. Chúng ta có hệ thống pháp quy hạt nhân để dùng cho các ứng dụng nhỏ, các ứng dụng chất phóng xạ và ion hóa thôi, nhưng chúng ta chưa có hệ thống pháp quy hạt nhân cho nhà máy điện hạt nhân. Có pháp quy ấy rồi, thì phải có những người đứng đầu pháp quy ấy. Cái đó còn khó khăn hơn nữa. Nói tóm lại, nói trong 5 năm nữa, tức năm 2030, sẽ có điện hạt nhân, theo tôi là phi lý." Về nhân lực, theo chính phủ, Việt Nam hiện đã có một đội ngũ khoảng 400 người trong lĩnh vực điện hạt nhân, nhưng dĩ nhiên là để có thể vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, phải gấp rút đào tạo thêm nhân lực. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan xác định rõ nhu cầu đào tạo và báo cáo, đề xuất ngay cho chính phủ. Về điểm này, giáo sư Phạm Duy Hiển nhấn mạnh: "Nhân lực để vận hành nhà máy thì đối tác phải có trách nhiệm đào tạo. Trong quá trình xây dựng 7, 8 năm như thế, mỗi năm đào tạo vài chục thì như thế cũng đủ. Nhưng vấn đề chính của nhân lực, đó chính là những người đứng đầu các cơ quan pháp quy để xét duyệt những cái họ đưa ra cho mình, thì không có. Việt Nam trước đây cũng biết như thế, cho nên ngay từ năm 2011, Nga đã đề nghị với Việt Nam là muốn có một nguồn nhân lực chủ chốt như thế, thì phải xây một trung tâm hạt nhân, với một lò phản ứng công suất tương đối lớn. Chúng ta đã vào cuộc rồi, mười mấy năm nay, trung tâm ấy đã được chọn địa điểm ở Đồng Nai, nhưng cho tới nay vẫn chưa khởi công được. Nhân lực trình độ cao phải qua rèn luyện, đào tạo trong nước, còn nhân lực để vận hành nhà máy thì phía đối tác phải lo. Ở đây, vấn đề khác nhau ở chổ: ta xây dựng và vận hành nhà máy hạt nhân với tư cách gì? Với tư cách là một người chủ quản, chứ không phải với tư cách một người mà họ nói thế nào thì nghe thế ấy. Cái đó là rất nguy hiểm. Tôi nhấn mạnh một lần nữa: Phải vận hành với tư cách người chủ quản của nhà máy, tức là phải làm chủ hoàn toàn, mà muốn như thế thì phải có đủ hệ thống pháp quy và đồng thời phải có những người thật giỏi để điều hành hệ thống pháp quy đó." Về nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho tỉnh Ninh Thuận làm chủ đầu tư, kêu gọi hợp tác công tư, thu hút đầu tư để khai thác dân dụng sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), đồng thời ông yêu cầu chính quyền tỉnh này thực hiện việc giải tỏa để lấy đất xây nhà máy điện hạt nhân.. Địa điểm chọn đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 thuộc xã Vĩnh Hải và Phước Dinh (tỉnh Ninh Thuận) “trước đây đã được các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước khảo sát, đánh giá kỹ”. Hiện chưa biết là Việt Nam sẽ xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với sự trợ giúp của nước nào. Về hợp tác quốc tế thì thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 15/01 chỉ cho biết là Việt Nam sẽ hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Nhưng có một sự trùng hợp về thời điểm đáng chú ý, đó là, nhân chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Nga Mikhail Mishustin vào giữa tháng 1 vừa qua, Việt Nam và Nga vừa ký một thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân Khi hội kiến thủ tướng Phạm Minh Chính, tại Hà Nội ngày 13/01/2025, tổng giám đốc tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga, ông Alexey Likhachev, cho biết Rosatom sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thành lập trung tâm hạt nhân mới, chuyển giao công nghệ, nội địa hóa sản phẩm hạt nhân và phát triển khoa học cũng như công nghiệp hạt nhân “với tầm nhìn lâu dài lên đến hàng trăm năm.” Như vậy; phải chăng đối tác chính của Việt Nam trong dự án xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ là Nga? Giáo sư Phạm Duy Hiển ghi nhận: "Khi anh xây với một đối tác nào rồi, thì anh sẽ tiếp tục làm việc với đối tác đó. Vì Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu điện và để có thể đạt được mục tiêu netzero năm 2050, nên ta sẽ phải xây không chỉ 1 lò 1.200 MW, mà phải xây nhiều lò. Đối tác đó phải là đối tác có thể giúp chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Cho nên việc chọn đối tác là rất quan trọng. Cả Nga và Nhật đều đã hứa làm nhà máy điện ở hai huyện của tỉnh Ninh Thuận. Gần đây, thông tin chủ yếu chỉ thấy từ phía Nga, bởi vì thủ tướng Nga và đại điện Rosatom đã sang Việt Nam. Còn phía Nhật thì chưa thấy nói đến chuyện tiếp tục như thế nào. Tôi nghĩ mình đã hứa trước với hai nước đó rồi, thì thế nào Nhật cũng sẽ xây và nếu Nhật xây thì họ cũng sẽ xây lò phản ứng thế hệ 3+ giống Nga." Chính phủ Hà Nội ngày 04/02/205 đã thông báo trong tháng 2 này sẽ thảo luận với các đối tác ngoại quốc về dự án phát triển hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Các đối tác đó bao gồm Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Mỹ. Theo thông báo của chính phủ, tập đoàn điện lực Việt Nam EVN và tập đoàn dầu khí PetroVietnam đã được chỉ định là các nhà đầu tư cho hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Trước đây, nhiều người nghĩ rằng đối với những nước như Việt Nam, xây các lò phản ứng công suất thấp là khả thi hơn, nhưng theo giáo sư Phạm Duy Hiển, do nhu cầu về điện của Việt Nam nay quá lớn và quá cấp bách, Việt Nam bắt buộc phải hướng tới các lò phản ứng thế hệ 3+.…
T
Tạp chí Việt Nam


Ngày 13/02/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump ký kế hoạch thuế nhập khẩu đối ứng : tăng thuế quan phù hợp với mức thuế mà các nước khác áp dụng đối với hàng nhập khẩu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ để ngỏ khả năng điều chỉnh mức thuế này cho từng quốc gia nhằm tiến hành các cuộc đàm phán mới. Ba ngày trước đó là sắc lệnh áp thuế 25% đối với toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ. Cả hai biện pháp này đều tác động lớn đến Việt Nam. Ngày 14/02, Việt Nam khẳng định sẽ nhập khẩu thêm nông sản của Mỹ và sẵn sàng thảo luận với Washington để tránh các chính sách thuế quan mới mà ông Trump đưa ra. Việt Nam từng bị tổng thống Donald Trump chỉ đích danh là “học sinh tồi” trong nhiệm kỳ đầu. Ông sẽ không hài lòng về thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam lên đến hơn 116 tỉ đô la trong năm 2024. Theo Reuters, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Mêhicô về quy mô mất cân bằng thương mại với Mỹ. Theo thống kê hải quan Mỹ, được ông Đỗ Ngọc Hưng, tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, trích dẫn khi trả lời truyền thông trong nước, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 983 triệu đô la thép và sản phẩm thép, tăng gần 159% so với năm 2023 ; mặt hàng nhôm có kim ngạch là 479 triệu đô la, tăng 9,5%. Đọc thêm : Kinh tế Việt Nam trong tầm ngắm của chính quyền Trump 2.0? Mặt hàng nhôm và thép của Việt Nam đang chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với hầu hết các nước. Cho dù Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay và Mỹ vẫn cần nhập khẩu thép từ 12-15% và nhôm từ 40-45%. Dù vậy, theo ông Đỗ Ngọc Hưng, “biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống” . Ngoài ra, sản phẩm nhôm, thép của Việt Nam là đối tượng thường xuyên trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Với sản phẩm thép, Mỹ đã điều tra hơn 34 vụ, chiếm hơn 50% tổng số vụ kiện mà Mỹ điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam còn với sản phẩm nhôm là 2 vụ việc. Các biện pháp thuế nhập khẩu mới của Mỹ tác động như thế nào đến Việt Nam ? Hà Nội có thể có đối sách như thế nào ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Hubert Testard, chuyên gia về châu Á và các thách thức kinh tế quốc tế, giảng dạy tại khoa Quan hệ Quốc tế, trường Sciences Po, tổng biên tập trang Asialyst chuyên về châu Á. RFI : Năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm 25,3% GDP của Việt Nam. Hà Nội sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào nếu Washington thực hiện các biện pháp thuế quan, bao gồm cả việc tăng thuế hải quan đối với nhôm, thép mới được công bố, trong khi Việt Nam vẫn xuất khẩu nhôm, thép sang Hoa Kỳ ? Hubert Testard : Vấn đề mà Việt Nam gặp phải, thực ra vừa là lợi thế vừa là khó khăn. Lợi thế của Việt Nam là một quốc gia có tính quốc tế hóa cao, vì vậy xuất - nhập khẩu chiếm một phần rất quan trọng trong GDP của Việt Nam, cao hơn cả tỉ lệ của Trung Quốc chẳng hạn. Có nghĩa là nếu xét đến kim ngạch xuất khẩu, con số này tương đương khoảng 90% GDP của Việt Nam, còn đối với Trung Quốc thì chưa đến 20%. Vì vậy, đối với Việt Nam, xuất khẩu chiếm thị phần lớn hơn rất nhiều so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Đây là quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất, ngoại trừ các thành phố cảng như Hồng Kông hay Singapore là những nơi quốc tế hơn Việt Nam. Đọc thêm : Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” Thứ hai, Hoa Kỳ là điểm đến hàng đầu của hàng xuất khẩu Việt Nam và chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, khi kết hợp tầm quan trọng chung của xuất khẩu đối với Việt Nam và việc Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, điều đó có nghĩa là Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng vì các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Điều này sẽ tác động hơn nhiều đến GDP của Việt Nam so với Trung Quốc. Tiếp theo, các lệnh trừng phạt mà Washington công bố gần đây, trong đó có các biện pháp tăng thuế đối với nhôm và thép, tác động thực sự đến Việt Nam, nhưng hiện tại đó không phải là số tiền quá lớn. Mặt khác, ngày 13/02, ông Trump công bố áp thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariff), có nghĩa là áp dụng mức thuế nhập khẩu với hàng hóa các nước tương đương mức họ áp với hàng hóa Mỹ. Thế nhưng Việt Nam là một nước đang phát triển, có mức thuế hải quan trung bình là cao hơn các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ. Nếu lời đe dọa của Trump được áp dụng, chúng ta sẽ thấy mức tăng chung về thuế hải quan của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ. Điều này còn nghiêm trọng hơn cả việc Mỹ tăng thuế đối với nhôm, thép nhập khẩu. Nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam đang áp mức thuế nhập khẩu trung bình khoảng 10%, còn mức thuế quan của Hoa Kỳ là chưa tới 3% - tôi đang nói đến mức thuế quan thông thường, không phải về lệnh trừng phạt - điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tăng thuế quan đối với hàng loạt sản phẩm mà mức thuế quan của Việt Nam tương đối cao. Ông Trump khẳng định thuế nhập khẩu đối ứng được áp dụng với tất cả các nước và chắc là cũng áp dụng đối với Việt Nam. RFI : Việt Nam bị Mỹ xếp vào nhóm “học sinh tồi”. Chính quyền tổng thống Donald Trump trách Việt Nam về những điểm gì ? Hubert Testard : Việt Nam có thặng dư thương mại rất lớn với Hoa Kỳ, hơn 100 tỷ đô la. Về giá trị tuyệt đối thì thấp hơn thâm hụt của Trung Quốc với Mỹ vào khoảng 300 tỷ nhưng về mức độ bao phủ, tức là nếu xét về tỷ lệ giữa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ thì Hà Nội nhập khẩu rất ít từ thị trường Mỹ so với mức xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhìn từ lập trường của Washington, tỷ lệ giữa xuất-nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ thấp hơn nhiều so với trường hợp Trung Quốc. Ví dụ khi Trung Quốc bán 100 cho Hoa Kỳ, họ mua 30. Khi Việt Nam bán 100 cho Hoa Kỳ, họ chỉ mua 12 và đây là mức độ mất cân bằng thương mại cao nhất ở châu Á. Chúng ta có thể lo ngại rằng sẽ có những biện pháp đặc biệt liên quan đến Việt Nam. Đọc thêm : Thặng dư thương mại với Mỹ cao kỷ lục, Việt Nam có nguy cơ bị Trump áp thuế quan RFI : Vấn đề tái cân bằng thương mại đang nhanh chóng trở lại vấn đề hàng đầu, sau khi chính quyền Trump tạm thời giải quyết vấn đề di dân và fentanyl ? Liệu đây có phải là rủi ro đối với Việt Nam không ? Hubert Testard : Như tôi vừa nói, Việt Nam có quan hệ thương mại rất mất cân bằng với Mỹ. Thực ra là vì một lý do khá đơn giản, đó là Việt Nam phần nào là khâu cuối cùng trong dây chuyền lắp ráp các sản phẩm châu Á xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Vì thế, khi Việt Nam xuất khẩu 100 sang Hoa Kỳ, có lẽ có 2/3 hoặc 3/4 sản phẩm trung gian đến từ các nước châu Á khác, tất cả đều được lắp ráp ở Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ. Người ta có cảm giác là thặng dư của Việt Nam là rất lớn nhưng thực ra là còn có nhiều nước châu Á khác liên quan đằng sau. Đây là vấn đề của các chuỗi giá trị. Nhưng theo quan điểm của ông Donald Trump, người không coi trọng, không quan tâm đến chuỗi giá trị, ông chỉ tập trung vào thâm hụt song phương thì rõ ràng Việt Nam là một “học sinh tồi” . Dĩ nhiên là có xu hướng yêu cầu tái cân bằng. Việt Nam có thể tái cân bằng với Mỹ không ? Câu trả lời của tôi là không, bởi vì bản thân Việt Nam liên hệ chặt chẽ với phần còn lại của châu Á và những gì mà Việt Nam có thể nhập khẩu thêm từ Mỹ cũng không phải là quá lớn. Việt Nam có thể mua thêm một ít năng lượng, ví dụ như khí đốt tự nhiên vì Việt Nam cần còn Mỹ là nước xuất khẩu lớn. Có thể sẽ có nhiều khí đốt tự nhiên của Mỹ hơn ở Việt Nam, sắp tới sẽ có thêm máy bay. Nhưng các nước Châu Âu cũng bán máy bay cho Việt Nam và Châu Âu cũng chịu thâm hụt song phương đáng kể với Việt Nam. Vì vậy, Hà Nội không thể gây bất lợi quá lớn cho Châu Âu vì đó cũng là một thị trường rất quan trọng đối với Việt Nam. Nếu xét từng sản phẩm thì không hề dễ cho Việt Nam. Hà Nội có thể làm điều gì đó nhưng không thực sự đủ để tái cân bằng. Đọc thêm : Việt Nam sẵn sàng nhập thêm nông sản Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan mới của TT Trump RFI : Có vẻ như hầu hết các biện pháp thuế quan của Trump đều nhằm vào đích cuối là Trung Quốc, ví dụ gần đây Panama đã rút khỏi dự án Con đường tơ lụa mới. Liệu Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng này một thời gian nhờ chính sách chống Trung Quốc hiện nay của chính quyền Mỹ ? Hubert Testard : Đúng là Việt Nam dường như không phải là quốc gia thù địch với Mỹ, trong khi Trung Quốc lại là đối thủ lớn. Đó là điều tích cực cho Hà Nội. Nhưng khi nhìn vào chính sách thương mại của ông Trump, tổng thống Mỹ không coi trọng các liên minh, ví dụ, ông ấy muốn tấn công châu Âu hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc ngang với Trung Quốc. Vì vậy, việc Việt Nam, không phải là đồng minh của Mỹ nhưng là một nước có quan hệ chiến lược quan trọng với Hoa Kỳ, thì theo tôi, điều đó vẫn chưa đủ. Đọc thêm : Tân ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Việt Nam giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại với Hoa Kỳ Điều duy nhất mà Việt Nam có thể dựa vào nhiều hơn một chút, đó là có rất nhiều nhà đầu tư ở Mỹ cần sản phẩm của Việt Nam, như Amazon và Walmart. Toàn bộ ngành công nghệ cao của Mỹ đều có mặt ở Việt Nam, nên họ không có lợi nếu sản phẩm của Việt Nam bị nhắm đến. Vì vậy, có thể sẽ có vận động hành lang ở Mỹ của những người có thể gây áp lực đối với ông Trump, như Elon Musk, người rất thân cận với tổng thống Mỹ, và tỉ phú này có các dự án đầu tư lớn ở Việt Nam, nên có lẽ ông ấy khá ủng hộ Việt Nam. Nhưng cũng đừng quên là tỉ phú Musk đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc. Tesla hoạt động rất mạnh ở Trung Quốc và điều đó cũng không cấm cản chính sách rất cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc. Không có gì bảo đảm nhưng đó là những biện pháp gây ảnh hưởng mà Việt Nam có thể sử dụng. Điểm cuối cùng, gia đình Trump cũng đang có dự án đầu tư lớn vào khách sạn hạng sang ở Việt Nam, trị giá khoảng 1,5 tỉ đô la. Điều đó có nghĩa là tập đoàn Trump Organization cũng quan tâm đến việc Việt Nam được ổn. Đó là những yếu tố có thể cân bằng một chút mọi thứ. Dù vậy khi nhìn vào cách ông Trump đang khởi động việc trừng phạt thương mại theo mọi hướng, tôi vẫn cho rằng Việt Nam sẽ khó có thể thoát khỏi được trừng phạt của Trump. Đọc thêm : Dự án tỷ đô tại quê nhà của tổng bí thư Tô Lâm, lá bài trói buộc Trump của Việt Nam ? RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia Hubert Testard, tổng biên tập trang Asialyst.…
T
Tạp chí Việt Nam


Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, trong đó có 6 bộ mới. Cơ cấu, tổ chức mới của bộ máy sẽ được Quốc Hội thông qua trong kỳ họp bất thường từ ngày 12-18/02/2025. Truyền thông nước ngoài đánh giá một bước đi “táo bạo” của chính quyền Việt Nam trước những thách thức kinh tế mới. Giới chuyên gia và quan sát quốc tế cũng nhận thấy quyền lực cá nhân ngày càng lớn của tổng bí thư Tô Lâm trong đợt cải cách này. “Cuộc cách mạng tinh gọn” được tổng bí thư Tô Lâm phát động cuối năm 2024, mà theo hãng tin Reuters, một trong những nguyên nhân là sự bất mãn ngày càng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài về tình trạng trì trệ trong phê duyệt dự án, ít nhiều liên quan đến công cuộc “đốt lò” của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Trang DW của Đức ngày 17/12/2024 lưu ý “cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy” không phải là chuyện chưa từng có, ví dụ từ 36 bộ trong những năm 1990 đã bị giảm xuống còn 22 cho đến năm 2021, nhưng lần này diễn ra chỉ khoảng một năm trước Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Tô Lâm được cho là hy vọng tiếp tục giữ chức tổng bí thư và “có ý định đưa những người thân cận vào các vị trí chủ chốt” , theo nhận định của nhà cựu ngoại giao Mỹ David Brown. Ngoài ra, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/02/2025, giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé tại Viện IRSEM, Trường Quân Sự Pháp, còn lưu ý đến ảnh hưởng ngày càng lớn của an ninh trong bộ máy Nhà nước mới : Không một bộ nào liên quan đến an ninh bị thay đổi hay sáp nhập. RFI : Tổng bí thư Tô Lâm đã thành công trong một cải cách lớn mà người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng không làm được : tinh gọn bộ máy hành chính, được coi là Cuộc « Đổi mới lần 2 », một cơ hội cho đất nước. Quá trình này có tầm quan trọng như thế nào cho những tham vọng phát triển của Việt Nam ? Benoît de Tréglodé : Trước tiên, tôi thấy đây là một cuộc cải cách rất quan trọng để suy ngẫm lại về vị trí của Nhà nước, tinh gọn bộ máy mà như chúng ta biết là ở Việt Nam vẫn khá nặng nề, cồng kềnh, đôi khi cực kỳ kém hiệu quả và theo cách nào đó, vẫn dung dưỡng từ bên trong nạn tham nhũng lan tràn toàn bộ xã hội Việt Nam. Do đó, cuộc cải cách lần này, do ông Tô Lâm thúc đẩy, phần nào đó cũng giống như cuộc cải cách do người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng tiến hành trong cuộc chiến chống tham nhũng với công cuộc “đốt lò” . Dân thường, người trần mắt thịt chỉ có thể hoan nghênh cuộc cải cách này, được coi là tốt cho tiến trình hiện đại hóa đất nước. Giống như ông Nguyễn Phú Trọng với cuộc chiến chống tham nhũng, ông Tô Lâm hiện giờ có thể giải thích rằng tinh gọn bộ máy Nhà nước để giúp đất nước đối phó với những thách thức kinh tế phía trước. Nhưng cần phải nhớ rằng ẩn sau những phát biểu hùng hồn đó, công cuộc cải cách cũng thường phục vụ cho những mục tiêu khác. Khi tôi còn sống ở Việt Nam, với những người bạn Việt, chúng tôi vẫn nói với nhau rằng nền hành chính ở Việt Nam là kiểu kết hợp nào đó giữa chính quyền Liên Xô và chính quyền Pháp. Đó là lời nói đùa khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Người ta thừa biết hầu hết các vị trí lớn trong chính quyền là phải bỏ tiền ra mua và tình trạng này tạo ra các hành vi tham nhũng để thu lại lợi nhuận từ “vốn đầu tư” . Có thể thấy căn bệnh cố hữu vẫn còn đó trong hệ thống và bộ máy hành chính Việt Nam. Đọc thêm : Chống tham nhũng trên thượng tầng : Việt Nam không để tác động đến lực hút đầu tư nước ngoài Bây giờ, cùng nhìn xem quá trình tinh giản này có ý nghĩa như nào ? Những bộ nào bị biến mất hoặc bị sáp nhập ? Không đi sâu vào chi tiết nhưng điều thú vị là người ta thấy những bộ bị xóa hoặc bị sáp nhập đều liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, phát triển, thương mại - những cơ quan tạo ra mối liên hệ lâu dài với đầu tư nước ngoài, với sự phát triển kinh tế của đất nước… Song song đó, những bộ không hề bị động tới trong đợt tinh giản lần này đều liên quan đến an ninh, như bộ Quốc Phòng và nhất là bộ Công An, hoàn toàn nằm ngoài và thậm chí còn là bên thắng lớn trong cuộc cải cách hành chính này. Do đó, cũng cần nhớ rằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này cũng là một hành động chính trị mạnh mẽ của ông Tô Lâm để củng cố quyền lực, chỉ vài tháng sau khi ông giữ chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Và điều này không hề dễ dàng và đẹp đẽ như những lời hoa mỹ được đưa ra. RFI : Liệu thông qua cuộc cách mạng tin gọn bộ máy Nhà nước lần này, có thể thấy được thành công và quyền lực cá nhân của tổng bí thư hiện nay ? Benoît de Tréglodé : Cần phải uyển chuyển trong kiểu phân tích như này. Chương trình tinh giản bộ máy hành chính mà ông Tô Lâm mong muốn được dựa trên một số nhu cầu nhất định để bộ máy Nhà nước có thể chuẩn bị cho những thách thức kinh tế trong những năm tới. Đó là một thực tế. Thứ hai, quá trình tinh giản lần này là một cuộc cải cách lớn, diễn ra ngay năm trước kỳ Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam, theo dự kiến là tháng 01/2026. Như tôi đã nói, đợt tái tổ chức này còn củng cố hơn nữa ảnh hưởng của các cơ quan an ninh trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, qua đó, tổng bí thư Tô Lâm cũng thấy cơ hội để giữ vững quyền lực, để tách những đối thủ tiềm tàng có thể có quanh ông trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội đảng sắp tới. Điều này cũng củng cố cho việc, mà tôi tin từ nhiều năm qua, rằng mục tiêu của ông Tô Lâm là tiếp tục giữ chức tổng bí thư sau đại hội tới. Và để làm được điều đó, phải chắc chắn là ít bị tranh cãi ngay trong bộ máy Nhà nước. RFI : Tháng 08/2024, tổng bí thư Tô Lâm phát biểu : “ Không vì đẩy mạnh chống tham nhũng mà cản trở phát triển kinh tế ” . Liệu có phải đây sẽ là hai chương trình lớn của ông trước kỳ Đ ại hội đảng sắp tới ? Benoît de Tréglodé : Cần phải đặt lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 trong đúng bối cảnh. “Câu thần chú” của đảng để có thể tiếp tục tính chính đáng và củng cố uy tín của đảng trong dân từ hơn 30 năm qua là thúc đẩy toàn bộ người dân Việt Nam làm giàu. Tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam với hơn 100 triệu dân, đã thực sự bùng nổ từ 20 năm qua và đã giúp đảng chính trị duy nhất ở Việt Nam củng cố quyền lực và cũng giúp duy trì những chỉ trích khá nhẹ nhàng trong xã hội. Đọc thêm : Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ? Chúng ta thấy rõ điều này. Theo những cuộc thăm dò dư luận mới nhất được tiến hành ở các nước trong vùng, đa số người Việt cho rằng sự cởi mở hơn về chính trị - thường được gọi là “dân chủ” - không phải là một yêu cầu thực sự hiện nay và những gì đang diễn ra trong nước dưới sự lãnh đạo của đảng có thể mang lại sự thịnh vượng cho Việt Nam và tiếp tục quá trình phát triển của đất nước. Có thể thấy là có một thách thức lớn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mới này, được coi là nhiệm vụ chính của đảng. Đảng hiểu rõ điều này từ hơn 30 năm qua. Không có chuyện tách rời các mục tiêu chính trị, ý thức hệ với sứ mệnh theo đuổi sự phát triển kinh tế của đất nước và đấu tranh chống nạn tham nhũng trầm trọng. Ông Tô Lâm đã nói rõ mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm 2025 là 8%, sau khi đạt được hơn 7% năm 2024. Mục tiêu kinh tế đầy tham vọng này, đó cũng là thách thức rất lớn cho đất nước và người dân. Và như thường lệ, đảng tự cho mình là người bảo đảm tốt nhất để có thể theo đuổi các mục tiêu đó. Phải nhắc lại là không có sự tuyệt giao giữa sứ mệnh của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nặng về tư tưởng hơn và sứ mệnh của ông Tô Lâm, thực dụng hơn. Cho dù không thường xuyên hòa hợp với người tiền nhiệm, ông Tô Lâm vẫn được ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ và dần dần đưa vào vị trí người kế nhiệm tương lai. Chúng ta không quên là ông Tô Lâm, trước khi ông Trọng qua đời khoảng 8 tháng, đã nắm quyền kiểm soát Tiểu ban nhân sự, cũng như ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Những sự kiện đó là một quá trình diễn ra từ từ, không có sự đoạn tuyệt rõ ràng. Và những gì mà ông Tô Lâm đang làm hiện nay với chương trình tinh gọn bộ máy Nhà nước, cũng không nên coi đó là một sự đoạn tuyệt nào đó với công việc của người tiền nhiệm, mà ngược lại, đó là sự củng cố quyền lực, khá được cá nhân hóa, và sự xác nhận tham vọng của ông Tô Lâm để có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước với một bộ máy an ninh được tăng cường vào thời điểm ngay trước Đại hội sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam. RFI : Với tất cả những diễn biến hiện nay, liệu chúng ta có chứng kiến những sự kiện bất ngờ khác từ nay đến lúc diễn ra đại hội đảng vào đầu năm 2026 ? Benoît de Tréglodé : Vấn đề đối với các nhà nghiên cứu hoặc nhà quan sát là hiếm khi đoán trước được về điểm này, rất khó hình dung ra điều không thể tưởng tượng được. Nhưng rõ ràng là cuộc cải cách hành chính lớn hiện nay ở Việt Nam - ngoài những khó khăn có thể gây ra cho các công chức bị mất việc - được Trung Quốc ủng hộ rất rộng rãi. Bắc Kinh coi đó là một cuộc cách mạng đi đúng hướng và là một cuộc cải cách hữu ích để củng cố sức mạnh của đảng Cộng sản Việt Nam, giúp đảng duy trì vững chắc quyền lực. Đọc thêm : Tô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bản Xin nhắc lại là tình hình hiện nay không phải là đoạn tuyệt hay một kiểu sự kiện bất ngờ diễn ra phá vỡ đà tiến mà ngược lại, đó là sự củng cố an toàn, được kiểm soát chặt chẽ của bộ máy Nhà nước xung quanh một nhân vật chuyên chế đang tự khẳng định theo cách này. Chúng ta nhớ đến vụ tai tiếng năm 2021, khi ông Tô Lâm còn ở bộ Công An, ăn tối trong một nhà hàng nổi tiếng ở Luân Đôn (Anh) với miếng bít tết dát vàng có giá cắt cổ. Vụ việc này được lan truyền và đưa tin rộng rãi ở Việt Nam. Thế nhưng qua đó cũng gửi đi một thông điệp đến người dân rằng có một người đứng trên mọi chỉ trích. Nhân vật quyền lực đó sẽ dẫn dắt Việt Nam trong kỉ nguyên tăng trưởng mới. Điều thực sự quan trọng cần phải nhấn mạnh một lần nữa ở đây là điều mà chúng ta chứng kiến không phải là thời kỳ đoạn tuyệt, mà ngược lại, chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn củng cố và tập trung quyền lực. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện IRSEM, Trường Quân sự Pháp.…
T
Tạp chí Việt Nam


Đài Loan, nhà đầu tư lớn thứ 4 của Việt Nam, có gần 3.200 dự án với tổng vốn đăng ký vượt 39,5 tỷ đô la Mỹ. Năm 2023, đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam tăng gấp 4 lần so với năm 2022, đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ (1) do các doanh nghiệp Đài Loan rời Hoa lục để tránh hệ quả căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Từ một nước gia công các mặt hàng truyền thống, Việt Nam trở thành điểm đến an toàn cho dòng vốn FDI Đài Loan vào lĩnh vực công nghệ cao. Sự dịch chuyển rõ nét nhất là chuỗi cung ứng của Apple được các đối tác Đài Loan đưa sang Việt Nam với 9 dự án đầu tư mới (1,7 tỷ đô la) và 7 dự án mở rộng quy mô đầu tư (2,6 tỷ đô la trong năm 2023), theo chuyên gia của Chứng khoán Rồng Vàng (VDSC). Foxconn Technology Group đầu tư thêm vào hoạt động ở tỉnh Bắc Giang, Quanta Computer xây nhà máy đầu tiên ở Nam Định, BOE Technology và Biel Crystal đều có kế hoạch đầu tư vào nhà máy ở miền bắc Việt Nam. Theo báo chí Việt Nam, các nhà đầu tư Đài Loan có “khẩu vị” đa dạng (2). Khoảng 80% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, lĩnh vực xây dựng và bất động sản, cùng nhiều ngành nghề khác… Tuy nhiên, từ năm 2019, thị phần của các ngành công nghệ cao, công nghiệp điện tử, đặc biệt là chip bán dẫn, ngày càng lớn trong FDI của Đài Loan vào Việt Nam. Vậy sự thay đổi này bắt nguồn trong bối cảnh nào ? Việt Nam và Đài Loan có những lợi ích gì ? Dưới đây là phần giải thích của thông tín viên Nguyễn Giang tại Đài Bắc. Đài Loan bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ khi nào ? Các nhà đầu tư Đài Loan có chiến lược đầu tư như thế nào vào Việt Nam hiện nay ? Nguyễn Giang : Đài Loan vào Việt Nam đầu tư rất sớm, nếu không nói là một trong hai nơi xuất xứ đầu tiên của nguồn vốn FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp), gồm Đài Loan và Singapore, vào khu vực kinh tế phía Nam của Việt Nam, ngay sau khi có Luật đầu tư được thông qua năm 1987, có hiệu lực từ 1988. Các tài liệu của Đài Loan như “TAEF Research: The Image of Taiwan and Taiwanese Businesses in Vietnam”nói rằng từ 1988 đến 2000, Đài Loan đầu tư vào Việt Nam tổng trị giá các dự án là 31,2 tỷ đô la Mỹ. Trong khoảng thời gian này, cơ cấu đầu tư có sự dịch chuyển qua hai giai đoạn. Ban đầu là các ngành cần nhiều nhân công như may mặc, giày dép, đồ gỗ, chế xuất thực phẩm. Sau đó là giai đoạn hai, Đài Loan đầu tư vào các ngành có giá trị cao hơn như điện tử, bán lẻ, giao thông vận tải, và cả dịch vụ y tế ở Việt Nam. Những năm gần đây, đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam bước sang giai đoạn thứ ba, gồm công nghệ cao, dịch vụ tài chính, chuyên khoa y tế và đây là chiến lược được chính phủ ủng hộ, với chính sách Hướng Nam mới từ gần 10 năm qua đang phát huy tác dụng. Về cách đi của Đài Loan thì có thể thấy như sau. Việc chọn Việt Nam ở hai giai đoạn đầu là cách các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan có thể tiếp cận một thị trường khá gần và lớn hơn gấp 4 lần về dân số, và so với Việt Nam thì trình độ phát triển của Đài Loan cao hơn nên vẫn có ưu thế. Khi đó, người ta nói về sự phân khúc thị trường Việt Nam cho ba nhà đầu tư Đông Á : Nhật Bản bỏ tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng, Hàn Quốc xây cao ốc, siêu thị còn Đài Loan đầu tư vào ngành chế xuất, với tầm vóc các doanh nghiệp xứ Đài nhỏ hơn Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng sang giai đoạn thứ ba, sự có mặt của các công ty công nghệ cao của Đài Loan như Foxconn, Compal, Pegatron, Wistron và Qisda đem lại một chất lượng mới cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Sang giai đoạn ba thì đầu tư công nghệ cao sang Việt Nam là một lối thoát cho kinh tế Đài Loan. Truyền thông Đài Loan còn nói về mối liên hệ đặc biệt mang tính gia đình là có ít nhất hơn 100 nghìn người Việt Nam đã kết hôn với người Đài Loan, tạo điều kiện cho giao lưu giữa hai xã hội. Số sinh viên, nhà nghiên cứu Việt Nam học, làm việc ở các đại học Đài Loan nay lên tới hàng chục nghìn và có những người đã làm việc trong các phòng thí nghiệm công nghệ cao, đóng góp vào nguồn nhân lực Đài Loan đang thiếu. Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, chip bán dẫn Đài Loan đã chuyển một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Việt Nam có phải là một đối tác mà Đài Loan có thể hoàn toàn tin tưởng không, trong khi Hà Nội khẳng định “kiên định thực hiện chính sách “Một nước Trung Quốc” và Bắc Kinh liên tục đe dọa và chưa bao giờ từ bỏ ý định thống nhất với hòn đảo, kể cả phải dùng đến vũ lực ? Nguyễn Giang : Quan hệ với Trung Quốc căng thẳng từ khi tổng thống của đảng Dân Tiến, bà Thái Anh Văn lên cầm quyền nhiệm kỳ đầu năm 2008. Đến năm 2016 Đài Loan đưa ra chính sách Hướng Nam Mới, đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam và 17 nước khác ở Đông Nam Á, Nam Á và châu Đại Dương để giảm dần đầu tư vào Trung Quốc. Trang Taiwan Panorama trong một bài hôm 23/11/2023 cho rằng Đài Loan hiện có 80 nghìn doanh nhân ở Việt Nam, làm việc trong 4.000 công ty, với vốn đầu tư trực tiếp 400 tỷ đô la Đài Loan và nếu tính các nguồn đầu tư tiền Đài Loan gián tiếp qua những quỹ khác thì con số có thể lên tới 600 tỷ đô la Đài Loan. Đúng là các đại công ty công nghệ Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan và cả của Nhật Bản cần tìm kiếm các thị trường bên ngoài Trung Quốc để “không bỏ trứng vào một giỏ” khi Trung Quốc bị Hoa Kỳ đe dọa áp thuế quan cao trong nhiệm kỳ hai của tổng thống Donald Trump. Chính sách “Một nước Trung Hoa” mà Việt Nam tuyên bố tôn trọng không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với Đài Loan vì bản thân Trung Quốc cũng nhận nhiều tỷ đô la Mỹ đầu tư của Đài Loan. Tập đoàn Foxconn thuê 1 triệu nhân công ở Trung Quốc. Tất nhiên chưa ai rõ là việc Việt Nam trở thành một điểm đến quan trọng của chính sách “Trung Quốc + một” (phân tán nguồn đầu tư ra khỏi Trung Quốc mà nhiều đại công ty đang làm) có khiến nước này bị chính quyền Trump 2.0 áp thuế quan cao hay không. Liệu cơ sở hạ tầng, cũng như nguồn nhân lực ở Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các “đại gia” Đài Loan về chip bán dẫn ? Nguyễn Giang : Chúng ta chỉ có thể suy ra từ các sự kiện và phát biểu của giới chuyên gia công nghệ cao về vấn đề này. Với chuyến thăm đầu tháng 12/2024 tới Hà Nội của ông Jensen Huang (Hoàng Nhân Huân, tỷ phú Mỹ người gốc Đài Bắc), giám đốc điều hành tập đoàn Nvidia, thì khả năng đưa Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gần với hiện thực. Dù Nvidia là công ty Mỹ nhưng họ chủ yếu dùng semiconductor tức công nghệ bán dẫn của TSMC, tập đoàn lớn nhất Đài Loan. Nvidia đã ký kết hợp tác thiết lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) cùng một trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam. Ngoài lý do địa chính trị và thương chiến Mỹ-Trung thì rõ ràng là các “đại gia” công nghệ Đài Loan hoặc gốc Đài Loan như ông Jensen Huang phải có đánh giá riêng về chuyên môn để chọn Việt Nam. Tại một hội nghị về công nghệ cao ở Đài Bắc ngày 14/11/2024 mà tôi được mời tham dự, có diễn giả, giáo sư Roger Liu, người Mỹ gốc Đài hiện làm nghiên cứu về các ngành kinh tế công nghệ cao ở Đại học Tôn Trung Sơn tại Cao Hùng. Ông đã trình bày một khảo sát thu thập ý kiến trong giới lãnh đạo ngành công nghệ cao Hàn Quốc và Đài Loan. Khảo sát nói rằng bên ngoài khu vực Đông Bắc Á thì trong ASEAN chỉ có “các kỹ sư Việt Nam là lực lượng chuyên gia đủ về con số và đạt năng lực sẵn sàng đón nhận công nghệ AI và semiconductor ở tầm vóc lớn” . Việt Nam được lợi như thế nào khi hợp tác với Đài Loan trong lĩnh vực chip bán dẫn, ngoài việc gia công ? Nguyễn Giang : Trong hội thảo ở Đài Bắc mà tôi có tham dự thì một bài thuyết trình khác của đại diện Nhật Bản nói Việt Nam sẽ là điểm đến cho công nghệ AI và tự động hóa trong tương lai gần. Cũng theo thông tin từ hội thảo này, hiện trên cả thế giới đang có 108 nhà máy chế tạo các sản phẩm semiconductor và AI-automation (tự động hóa dùng trí tuệ nhân tạo) chuẩn bị đưa vào vận hành năm 2027. Trong số đó, châu Á đang có 78, Hoa Kỳ có 18 và châu Âu (gồm cả Anh) gộp lại với Trung Đông (gồm có Israel) chỉ có 12 nhà máy. Sự vượt trội của vùng Đông Á trong công nghệ này đang là thách thức cho châu Âu, nhất là Liên Hiệp Châu Âu. Được biết Hàn Quốc cũng muốn đưa một phần công nghệ AI sang Việt Nam vì dù hiện Việt Nam chưa có các cơ sở nghiên cứu như Singapore nhưng về nguồn nhân lực chuyên môn thì lại đông đảo hơn, và nếu tính tới việc áp dụng AI trong y tế, thì dân số 100 triệu của Việt Nam là thị trường tốt cho việc triển khai rộng trí tuệ nhân tạo trong ngành y, hay “medical AI”. Điểm lợi cho Việt Nam là một khi đã đặt chân vào chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu mà khu vực Đông Á đang dẫn đầu thế giới thì cơ hội nâng đẳng cấp nền kinh tế của Việt Nam sẽ lớn hơn. Công nghệ AI còn đem lại lợi tích kinh tế lớn. Tất nhiên tất cả còn phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ và khả năng điều hành của bộ máy chính quyền, có dám tạo ra các khu vực công nghệ mang tính đột phá hay không. ***** (1) (2) VnEconomy , "Việt Nam là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư từ Đài Loan", 15/08/2024.…
Willkommen auf Player FM!
Player FM scannt gerade das Web nach Podcasts mit hoher Qualität, die du genießen kannst. Es ist die beste Podcast-App und funktioniert auf Android, iPhone und im Web. Melde dich an, um Abos geräteübergreifend zu synchronisieren.