Player FM - Internet Radio Done Right
11,554 subscribers
Checked 4d ago
Vor neun Jahren hinzugefügt
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-App
Gehen Sie mit der App Player FM offline!
Gehen Sie mit der App Player FM offline!
Tạp chí đặc biệt
Alle als (un)gespielt markieren ...
Manage series 130294
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.
Phân tích những hồ sơ lớn, nóng bỏng.
162 Episoden
Alle als (un)gespielt markieren ...
Manage series 130294
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.
Phân tích những hồ sơ lớn, nóng bỏng.
162 Episoden
Alle Folgen
×Tổng thống Mỹ hạn cho Nga 50 ngày để chấm dứt chiến tranh nếu không sẽ áp dụng thuế nặng, đồng thời tuyên bố tiếp tục cấp tên lửa Patriot cho Ukraina thông qua NATO ; Pháp chính thức trao trả căn cứ quân sự cuối cùng cho Senegal ; Chính quyền Trump tăng tốc trục xuất di dân bất hợp pháp, và Thời trang cao cấp Ý trong tầm ngắm của tư pháp. Trên đây là những chủ đề chính mục tạp chí thế giới đó đây tuần này ! Ngày 14/07/2025, tiếp tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tiếp tục cấp vũ khí cho Ukraina. Nguyên thủ Mỹ đe dọa áp thuế « nặng nề » các đồng minh của Nga nếu nước này không chấp nhận một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh tại Ukraina trong vòng 50 ngày. Trung Quốc mới là mối bận tâm hàng đầu Một thời hạn gây ngạc nhiên cho nhiều nhà quan sát tại Pháp. Tướng François Chauvancy, cố vấn địa chính trị, trả lời trang tin Atlantico (16/07/2025), nhận định, dường như ý đồ chính xác là để Nga có 50 ngày kết thúc chiến dịch quân sự mùa hè. Điều đó còn nhằm tránh mọi sự ảo tưởng, bởi vì, trong quãng thời gian này, sẽ không có một quyết định tức thì được đưa ra. Ông giải thích : « Trên thực tế, điều này mang đến cho ông Vladimir Putin cơ hội theo đuổi các mục tiêu lãnh thổ như ông đã vạch ra. Không thể loại trừ khả năng tồn tại thỏa thuận rõ ràng hay ngầm, giữa Vladimir Putin và Donald Trump. Cụ thể, có vẻ sau hai tháng này, cuộc xung đột có lẽ sẽ phải kết thúc, nhưng từ đây cho đến lúc đó, Nga dường như vẫn sẽ rộng đường hành động. Đây là cách giải thích phổ biến hiện nay từ nhiều nhà quan sát, vì rất khó để phân tích tình hình theo cách khác . » Nếu như điều này cũng đồng nghĩa với việc để đồng cấp Nga toàn quyền quyết định, thì đó còn là một lợi thế cho ông Trump trên phương diện đối nội. « Bởi vì, mục tiêu chính của ông, cả trên bình diện quốc gia hay trong chính sách đối ngoại, là chứng tỏ cho cơ sở cử tri của ông rằng ông không có ý định can dự vào Ukraina và rằng sẽ không cấp bất kỳ khoản viện trợ nào cho nước này » . Cũng theo ông François Chauvancy, như nhiều lần tổng thống Mỹ ngầm nhắc đến, lập trường này còn phản ảnh, hồ sơ Ukraina không phải là mối bận tâm chính, và không thuộc phạm trù trách nhiệm của ông. Đối với Donald Trump, ưu tiên vẫn là Trung Quốc, và vấn đề Ukraina thuộc về châu Âu. Cấp Patriot để giữ thể diện Vậy tuyên bố của tổng thống Trump về việc « sẵn sàng hỗ trợ Ukraina » và bán tên lửa Patriot cho nước này thông qua NATO, phải được diễn giải như thế nào ? Về điểm này, tướng Chauvancy cũng nhận định rằng tổng thống Mỹ khi ấy cảm thấy bị « sỉ nhục », do việc, vào lúc ông nói rằng không chấp nhận lãnh thổ Ukraina bị tấn công bừa bãi bằng tên lửa và drone, và nhất là ngay sau cuộc điện đàm với đồng cấp Vladimir Putin, thì trong cùng lúc, Nga ồ ạt tấn công Ukraina. « Ông Trump giữ thể diện và đề nghị châu Âu mua thiết bị quân sự trong khi vẫn đảm bảo rằng ông không can dự trực tiếp trong xung đột, do vậy tiếp tục ủng hộ phát triển kinh tế Mỹ ». Dù vậy, vài giờ trước khi có tuyên bố chính thức của nguyên thủ Mỹ về việc cấp tên lửa Patriot, chuyên gia Martin Quincez, giám đốc trung tâm tư vấn German Marshall Fund, khi trả lời nhà báo Sebastien Farcis, ban tiếng Pháp đài RFI, trước hết lưu ý một chi tiết : « Ngành công nghiệp Mỹ không còn khả năng bổ sung kho dự trữ hiện đang được sử dụng tại Ukraina và nhất là ở Trung Đông. Điều này đặc biệt quan trọng cho tất cả các hệ thống phòng không, đã được dùng rộng rãi trong những tháng gần đây trong cuộc chiến tranh Israel – Iran và được dùng chuyển đến cho Ukraina từ năm 2022. Theo một báo cáo được đưa ra cách nay vài ngày, Hoa Kỳ hiện chỉ có khoảng 25% hệ thống tên lửa Patriot cần thiết cho mục đích phòng thủ của mình. Mỹ có lẽ đã sử dụng đến gần 75% và hiện đang thiếu hụt rất đáng kể. » Xét đến tất cả các yếu tố trên, tướng François Chauvancy kết luận rằng lập trường của ông Donald Trump không mấy thay đổi từ khi lên cầm quyền và luôn đi theo một nguyên tắc nhất định : « Nhiều thông điệp khác nhau đang được lan truyền nhưng không làm thay đổi nhận định cơ bản. Theo ông Trump, Ukraina không có lợi ích chiến lược. Trong nhãn quan của ông, nước này đã thua trong cuộc chiến ở Ukraina. Ông ấy đơn giản chỉ đợi xung đột kết thúc để có thể nối lại các mối quan hệ, nhất là về kinh tế, với Nga. Đường hướng này, đang dần được hiện rõ và được khẳng định mỗi ngày, tóm tắt chính sách đối ngoại của ông Trump ». Mỹ tăng tốc bắt giữ và trục xuất di dân bất hợp pháp Thứ Ba, ngày 15/07/2025, bộ Quốc Phòng Mỹ ra lệnh rút khoảng một nửa trong số 4.000 hiến binh sau hơn một tháng được triển khai tại Los Angeles nhằm đối phó với các cuộc biểu tình chống chính sách di dân của chính quyền Donald Trump. Cùng lúc, chiến dịch « càn quét » người nhập cư trái phép vẫn tiếp diễn. Chiến lược mới nhất được sử dụng là huy động sự hợp tác của các chủ sở hữu bất động sản để xác định những người thuê nhà tiềm tàng không có giấy tờ. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm : « Hợp đồng thuê nhà, phiếu thông tin, giấy tờ tùy thân, địa chỉ theo dõi… Đây là danh sách các loại giấy tờ mà các chủ sở hữu bất động sản tại nhiều bang ở Mỹ phải nộp theo yêu cầu của Cục Di trú trong những tuần gần đây. Một số người cho biết họ đã được liên lạc trực tiếp qua điện thoại, số khác thì nói rằng họ nhận được lệnh triệu tập từ văn phòng chống gian lận thuộc bộ An ninh Nội địa. Hầu hết các loại giấy tờ này sẽ cung cấp thông tin cá nhân rất cụ thể về sự hiện diện của những người liên quan trên đất Mỹ, về gia đình họ hay nơi chốn làm việc… Chỉ có điều, thông thường một lệnh triệu tập phải do một thẩm phán ký mới có giá trị ràng buộc, nhưng với những tài liệu này thì không phải vậy. Mặc dù một trong những người phát ngôn của bộ An ninh Nội địa đã bảo đảm rằng bất kể hành vi từ chối hợp tác nào sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt hình sự. Chiến lược mới này bổ sung cho những biện pháp mà chính quyền Trump đã áp dụng nhằm đẩy nhanh việc bắt giữ và trục xuất các di dân. Và nếu những chủ sở hữu hay người thuê nhà nào quyết định phản đối, điều đó có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến pháp lý mới . » Nhật Bản : Xu hướng bài ngoại dâng cao trước kỳ bầu cử Tại Nhật Bản, xu hướng chủ nghĩa dân túy và cực kỳ dân tộc chủ nghĩa đang nổi lên trước cuộc bầu cử diễn ra vào ngày Chủ Nhật, 20/07/2025. Trong hai tuần gần đây, các ứng viên của những đảng cực hữu này không ngừng tấn công vào người nhập cư, chiếm một tỷ lệ rất thấp, chưa tới bốn triệu người, tức chỉ khoảng có 3% dân số. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) chi nhánh Nhật Bản bày tỏ « lo sợ » trước điều mà họ gọi là « sự bài ngoại thái quá ». Đích thân thủ tướng Nhật Bản, Shigeru Ishiba, đã phải trịnh trọng kêu gọi « sống chung hài hòa ». Từ Tokyo, thông tín viên Bruno Duval có bài phóng sự : « Aung là người Miến Điện. Cô phẫn nộ trước thái độ kỳ thị đối với người nhập cư trong suốt chiến dịch tranh cử. Cô nói : "Tình hình ở nước tôi vẫn còn rất phức tạp. Ở đó, mỗi ngày người dân phải chịu đau khổ, thậm chí chết chóc. Do vậy, tôi sống trong nỗi sợ hãi rằng điều gì đó xảy ra cho gia đình tôi, hiện vẫn còn ở đó. Trong bối cảnh như thế, thái độ thù hằn ở đây nhắm vào người nhập cư khiến tôi lo sợ. Một chút tình người, sự đồng cảm, tình liên đới… tất cả những điều đó tôi đều bị thiếu khủng khiếp". Ramazan, người Kurdistan, 15 tuổi và là học sinh cấp ba, đã nhìn thấy đơn xin tị nạn của anh bị từ chối ngay ở cấp sơ thẩm. Anh đang kháng cáo và đang nóng lòng chờ đợi số phận của mình. Người này thổ lộ : "Tôi không đếm nổi đã bao lần họ nói với tôi rằng ‘hãy về nước của ông đi’. Nhưng tôi làm gì có đất nước, bởi vì tôi là người vô tổ quốc. Tôi rất lo lắng cho tương lai của tôi. Nếu họ trả tôi về Thổ Nhĩ Kỳ, thì sẽ là khủng khiếp : Tính mạng tôi ở đó bị lâm nguy. Tôi chỉ cầu xin một điều là được Nhật Bản bảo vệ. Ước mơ của tôi, là có thể sống an toàn ở đây, tiếp tục đến trường học và kiếm được một việc làm." Là một trong số các nước công nghiệp lớn, Nhật Bản cấp quy chế tị nạn ít nhất : Mỗi năm có 90% đơn xin bị bác bỏ. Dù vậy, các ứng viên theo chủ nghĩa dân túy, không ngừng lên án, xin trích, "những người xin tị nạn hoàn toàn giả vờ, họ không hề bị bức hại" ! » Pháp : Chấm dứt 60 năm hiện diện quân sự tại Senegal Như thông lệ, ngày 14/7, Pháp tổ chức duyệt binh mừng ngày Quốc Khánh. Tham gia diễu binh còn có một đại đội Bỉ - Luxembourg, lực lượng song phương Pháp – Phần Lan thuộc lực lượng phản ứng nhanh của Finul, phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Liban hay như thủy thủ đoàn tầu khu trục Auvergne, đã thực hiện nhiều triển khai tại vùng biển Baltic và Bắc Cực nhằm hỗ trợ các chiến dịch quân sự của NATO. Sự hiện diện của họ còn để nhấn mạnh đến các mối quan hệ đối tác của Pháp. Đặc biệt, khách mời danh dự năm nay là Indonesia, quốc gia mà Pháp đã đúc kết một mối quan hệ đối tác chiến lược, nhằm mở rộng ảnh hưởng tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tổng thống Indonesia ngồi bên cạnh nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron chứng kiến hơn 450 binh sĩ Indonesia dẫn đầu đoàn duyệt binh trên đại lộ Champs-Elysées. Ngược lại, tại châu Phi, gần với Pháp hơn về mặt địa lý, thì tầm ảnh hưởng của Paris đang bị mất dần. Ngày 17/07/2025, Pháp chính thức trao trả hai căn cứ quân sự cuối cùng cho Senegal, đặt dấu chấm hết cho hơn 60 năm hiện diện quân sự thường trực của Pháp tại quốc gia Tây Phi này. Thông tín viên Léa-Lisa Westerhoff tại Dakar giải thích : « Một buổi lễ quân sự ngắn đánh dấu việc chuyển giao căn cứ quân sự cuối cùng của Pháp tại Senegal dưới lá cờ của nước này. Căn cứ Geille, rộng gần 5 ha, tọa lạc ở Ouakam, ngay trung tâm thủ đô. Cho đến cuối tháng Sáu, khoảng 100 binh sĩ Pháp cùng gia đình họ vẫn đóng quân ở đó. Đối với Senegal, động thái trao trả này đánh dấu chấm hết cho sự hiện diện liên tục của quân đội Pháp tại đất nước từ hơn 65 năm. Với thỏa thuận quốc phòng đầu tiên ký kết năm 1960, quân đội Pháp cam kết bảo vệ đất nước trong trường hợp bị xâm lược từ bên ngoài. Phải đợi đến năm 2011, chương trình hợp tác này mới được chuyển đổi và chỉ phục vụ mục đích đào tạo và tập trận chung. Các cuộc thảo luận về việc rút quân theo từng giai đoạn của Pháp đã bắt đầu ngay từ năm 2022 trước khi được thúc đẩy nhanh vào tháng Giêng năm nay theo yêu cầu của tổng thống Bassirou Diomaye Faye về việc chấm dứt mọi sự hiện diện quân sự nước ngoài tại đất nước ông ngay từ năm 2025. Ngày nay, quân đội hai nước không nói đến sự đổ vỡ mà là một mối quan hệ đối tác mới. Dẫu sao thì việc trao trả căn cứ Pháp cuối cùng cho Senegal đánh dấu hồi kết cho sự hiện diện thường trực của quân đội Pháp ở vùng Tây Phi. Chỉ còn lại một trại lính Pháp – Gabon ở Libreville và một căn cứ quân sự Pháp ở Djibouti mà thôi ! » Ý : Mặt trái của thời trang cao cấp Lĩnh vực thời trang xa xỉ ở Ý cũng không thoát được tình trạng « caporalato », một hệ thống bóc lột lao động cực độ trên bán đảo. Sau vụ nhiều thương hiệu thời trang cao cấp như Diro Italy, Armani và Valentino phải ra hầu tòa từ năm 2024-2025, nay đến lượt hiệu Loro Piana, đi đầu về len cashmere, do tập đoàn LVMH sở hữu từ năm 2013, vừa bị đưa vào diện dưới sự quản lý của tư pháp. Loro Piana bị tòa án Milan cáo buộc « vô tình tạo điều kiện » cho các nhà thầu phụ bóc lột lao động chân tay một cách vô nhân đạo. Thông tín viên Anne Le Nir tại Roma tường thuật : « Việc sản xuất áo khoác cashmere do Loro Piana thiết kế được giao cho một công ty bên thứ ba. Đến lượt họ, công ty này sử dụng các nhà thầu phụ. Nhưng những công nhân trong hai xưởng, phần lớn đến từ miền đông Trung Quốc, bị trả lương rất thấp, tất nhiên là trả lậu, làm việc bảy ngày một tuần và ngủ bên trong xưởng, nơi những ông chủ người Trung Quốc không tôn trọng bất kỳ tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn nào. Cuối cùng, mỗi chiếc áo khoác có giá thành khoảng 100 euro, được bán tại các cửa hàng với giá từ 1.000 đến 3.000 euro. Loro Piana đã bị đặt dưới sự quản lý tư pháp trong vòng một năm nhằm buộc hãng này phải tuân thủ các yêu cầu hợp pháp. Tòa án Milan còn đưa ra các hình phạt tài chính tổng cộng hơn 230.000 euro và ra lệnh đóng cửa các xưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, những tình huống như vậy có nguy cơ tái diễn chừng nào chính phủ Ý vẫn chưa thông qua các quy định chặt chẽ hơn về việc khoán thầu phụ . » Trong một tuyên bố, Loro Piana, công ty có doanh thu năm 2024 đạt gần 1,7 tỷ euro, tuyên bố rằng họ không biết về hoạt động của công ty bên thứ ba và đã cắt đứt mọi mối quan hệ với nhà cung cấp này ngay khi được cơ quan tư pháp thông báo.…
T
Tạp chí đặc biệt


Phản đối luật ngân sách mới của TT Mỹ Donald Trump, tỷ phú Elon Musk hôm 05/07/2025 công bố việc thành lập đảng chính trị của riêng mình, The America Party/Đảng Hoa Kỳ, làm thế lực thứ ba kìm chế hai đảng truyền thống lâu nay vẫn thống trị đời sống chính trị Mỹ, nhằm trả lại « tự do » cho người dân. Đáp lại, ông Trump chế giễu ý tưởng « nực cười » của Musk, cho rằng việc thành lập đảng thứ ba sẽ chỉ « gây thêm rắc rối » và « các đảng thứ ba chưa bao giờ có hiệu quả ». Đây không phải lần đầu tiên một đảng thứ ba với mục tiêu như vậy được thành lập tại Mỹ. Nhưng lần này liệu đảng của Elon Musk có cơ may đạt mục tiêu như tỷ phú Elon Musk mong muốn ? Trả lời RFI, Frédérique Sandretto, giáo sư văn minh Hoa Kỳ, trường Khoa học Chính trị Science Po Paris, hôm 10/07 phân tích : « Khi nghe thông báo, tôi thấy đây là một cuộc chiến của cái tôi. Musk đã ủng hộ Trump, ông là nhà tài trợ tư nhân lớn nhất của Trump và tổng thống Trump đã bổ nhiệm Elon Musk vào bộ Hiệu Quả Chính Phủ DOGE. Bây giờ Elon Musk muốn chứng minh rằng ông có thể chống được Trump bằng cách thành lập đảng của riêng mình. Nhưng khi nghe các bài phát biểu của Musk, quý vị có thể cảm nhận rằng Đảng Hoa Kỳ là một đảng đối lập và chống đối các chính sách của Trump. Bài phát biểu của Elon Musk chỉ tập trung vào kinh tế, việc bác bỏ ngân sách của Trump, mà Elon Musk xem là « một điều kinh tởm ». Ông ấy nói nhiều đến « tự do », một từ vốn có ý nghĩa mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Nhưng đó là sự tự do nào ? Tự do về kinh tế ? Hay là tự do để không phải gánh nợ nần ? Mọi chuyện vẫn chưa rõ ràng. Không có thông tin nào về giáo dục, chính trị quốc tế và ngoại giao, hay các vấn đề xã hội của Mỹ. Những chủ đề này không xuất hiện trong bài phát biểu, hay ít nhất là chưa được đề cập đến. Thế nên, tôi thực sự cảm thấy việc này không hề liên quan đến ý thức hệ. Hơn nữa, những ai sẽ ủng hộ Elon Musk ? Tên của các thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa như Rand Paul, Mike Lee, Ron Johnson đã được nhắc tới, nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Những ai sẽ bỏ phiếu cho ông ấy ? Đó là những đảng viên Cộng Hòa đã thất vọng về Trump ? Hay là các nhà kỹ trị ? Vẫn chưa rõ ràng là sẽ có những ai ủng hộ ông ấy. Và mức độ được lòng dân của ông Musk thì khá thấp từ sau khi ông ấy lên làm lãnh đạo bộ Hiệu Quả Chính Phủ DOGE. Vì vậy, tôi không chắc là ông ấy sẽ có nhiều người ủng hộ. Hơn nữa, về mặt thời gian, nỗ lực này chỉ có nhiều cơ hội thành công nếu như sắp có bầu cử. Bây giờ thì vẫn còn xa mới đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2026. (…) Dẫu sao đi chăng nữa, tôi cũng không chắc là đây sẽ là một dự án khả thi về lâu dài. Tôi có cảm tưởng là chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu giữa hai người thông qua luật pháp, thông qua việc thành lập đảng này. Cuộc đối đầu này sẽ còn đi rất xa. Chính trị đang bị tính cách của họ chi phối ». Quan hệ Liên Âu - Trung Quốc chịu tác động liên đới từ đòn thuế quan của TT Mỹ Donald Trump Thương mại, thuế quan vẫn là hồ sơ nóng trên thế giới trong tuần qua. Quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc vốn không hòa dịu, lại càng thêm căng thẳng do tác động từ đòn thuế quan của tổng thống Mỹ Donald Trump. Trên đài RFI, nhà nghiên cứu Elvire Fabry, chuyên về địa chính trị trong thương mại, thuộc Viện Jacques Delors, cũng là báo cáo viên của nhóm công tác về quan hệ Liên Âu - Trung Quốc, phân tích : « Vấn đề là Liên Âu phải làm nhiều việc cùng lúc : vừa thảo luận với Washington, vừa thương lượng với Bắc Kinh. Cả Bruxelles và Bắc Kinh đều trông chờ vào nhiều điều từ phía bên kia, nhưng lại không phải về cùng một vấn đề. Phía Trung Quốc cũng đang có nhiều căng thẳng, bởi vì sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ và các biện pháp áp dụng đối với Liên Hiệp Châu Âu cũng sẽ gây tác động đến quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Âu. Mọi người có thể tự hỏi liệu điều đó có khiến Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc không thể xích lại gần nhau hơn, thêm vào đó chuyện này lại diễn ra vào thời điểm căng thẳng cao độ nhất giữa Liên Âu và Trung Quốc, khi Liên Hiệp châu Âu muốn là trước hết Trung Quốc sẽ giảm hỗ trợ cho nền kinh tế Nga và gây áp lực buộc Putin phải đi đến một thỏa thuận ngừng bắn và đạt được một thỏa thuận hòa bình. Mặt khác, các nước châu Âu cũng mong đợi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế hơn nữa, tuân thủ chặt chẽ hơn các quy tắc thương mại công bằng. Trong khi đó, Trung Quốc muốn duy trì quyền tiếp cận thị trường châu Âu vào thời điểm các nước Liên Âu đã hiểu rõ là họ cũng cần tự bảo vệ mình trước nguy cơ sẽ có thêm nhiều hàng hóa dư thừa với số lượng lớn của Trung Quốc tràn vào thị trường châu Âu do ít có khả năng tiếp cận thị trường Mỹ hơn ». Khí hậu, địa lý và sự lựa chọn chính trị : Một vài yếu tố lý giải thiệt hại tang thương của trận lũ lụt ở Texas Về thời tiết, khí hậu, Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên Hiệp Châu Âu hôm 09/07 ra báo cáo cho biết tháng Sáu 2025 là tháng Sáu nắng nóng cao điểm thứ 3 từng được ghi nhận quy mô toàn thế giới. Từ châu Á đến châu Âu và châu Phi, tháng Sáu vừa qua cũng là tháng 06 nóng nhất ở 12 nước và là tháng Sáu nóng thứ 2 ở 26 quốc gia khác. Tuy nhiên, những ngày qua lại là những ngày tang thương của bang Texas, Mỹ. Sau cơn mưa lụt, lũ quét, nước sông tràn bờ đúng ngày Độc Lâp 04/07, số nạn nhân được ghi nhận vẫn tăng lên hàng ngày. Số số liệu mới được AFP cập nhật hôm 11/07, số nạn nhân thiệt mạng đã lên đến 120 người, trong đó có nhiều trẻ em, ngoài ra vẫn còn tới 170 người mất tích. Khu vực bị nặng nhất là hạt Kerr ở bang Texas. Hatim Sharif, nhà thủy văn học tại Đại học Texas, ở San Antonio, giải thích, khu vực này của bang Texas, miền nam nước Mỹ, vốn dĩ có biệt danh « Hẻm lũ quét ». Luồng không khí ấm từ Vịnh tràn vào Balcones Escarpment, một chuỗi đồi và vách đá dựng đứng kéo dài về phía tây nam, được làm mát đi và đổ những trận mưa như trút nước xuống mặt đất khiến « mực nước dâng rất, rất nhanh, chỉ sau có vài phút hoặc vài giờ đồng hồ ». Đó chính là những gì đã xảy ra vào thứ Sáu, Ngày Độc Lập 04/07 (Quốc Khánh Mỹ), khi sông Guadalupe vỡ bờ sau những trận mưa xối xả ở miền trung của bang. AFP cho biết là theo đo lường thời tiết vào khoảng 3 giờ sáng hôm đó, cứ sau 5 phút mực nước sông lại dâng cao 30 cm. Đến 4 giờ 30 sáng, mực nước dâng cao tới hơn 6 mét, đủ để cuốn trôi xe cộ và nhà cửa. Cảnh báo đã được đưa ra ngay sau 1 giờ sáng, nhưng đáng tiếc là vào giờ đó nhiều người đang ngủ hoặc đã tắt điện thoại. Tuy nhiên, một nghiên cứu của ClimaMeter cho thấy các điều kiện dẫn đến lũ lụt, với lượng mưa trong ngày cao bất thường, gấp đôi lượng mưa trung bình hàng tháng, không thể chỉ được giải thích bằng các yếu tố tự nhiên mà còn bằng tác động của con người đối với khí hậu. Trên thực tế, bầu không khí ấm hơn sẽ giữ lại độ ẩm, tạo điều kiện cho những trận mưa xối xả. Mireia Ginesta, nhà khoa học tại đại học Oxford và là đồng tác giả của một nghiên cứu do Liên Hiệp Châu Âu và Trung tâm nghiên cứu Quốc gia Pháp CNRS tài trợ, lưu ý : « Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến chúng ta, vì vậy chúng ta phải thích nghi (…) Chúng ta cần giảm lượng khí thải và đảm bảo rằng các cơ quan về thời tiết khí tượng và các nghiên cứu về biến đổi khí hậu nói chung phải nhận được nguồn tài trợ cần thiết ». Kể từ khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng, Cơ quan Khí tượng Quốc gia (NWS), giống như các cơ quan liên bang khác của Mỹ, đã trở thành mục tiêu cắt giảm ngân sách của chính quyền. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, các cơ quan khí tượng đã hoạt động rất tốt trong điều kiện khó khăn này. Nhà khoa học Daniel Swain của mạng lưới Bluesky, nhận định vấn đề thực sự « không phải là dự báo thời tiết kém, mà là sự yếu kém trong truyền tải các thông tin dự báo nói trên và trong việc đưa ra cảnh báo ». Trong nhiều năm, các quan chức ở hạt Kerr, nơi có khu trại hè hứng chịu mưa lũ, khiến nhiều trẻ em thiệt mạng, đã tính đến việc sử dụng còi báo động và cảnh báo kỹ thuật số để đề phòng lũ lụt. Thế nhưng, một biên bản hồi năm 2016, mà theo AFP là vẫn được lưu giữ trên mạng, đã xem đó là giải pháp xa xỉ và cho rằng tiếng còi báo động chủ yếu giúp ích cho khách du lịch, nên đã ưu tiên phương pháp thông tin truyền miệng. Theo biên bản một cuộc họp, một dân biểu tượng địa phương còn dè bỉu chuyện hú còi báo động vào giữa đêm ở hạt Kerr. Vài năm sau đó, chính quyền hạt Kerr lại một lần nữa do dự, còn người dân, do xu hướng chính trị, trong các cuộc họp công khai cũng đã phản đối quyết liệt ý tưởng yêu cầu các khoản tiền liên bang thời vị tổng thống thuộc đảng Dân Chủ Joe Biden. Sau thảm họa ở Texas, bà Nicole Wilson ở San Antonio, người lẽ ra đã gửi con gái mình đến trại hè bị lũ cuốn, khởi xướng bản kiến nghị kêu gọi thống đốc bang Texas thông qua việc triển khai một hệ thống cảnh báo hiện đại hơn : « Chỉ cần còi báo động vang lên trong 5 phút thì lẽ ra đã có thể cứu được toàn bộ những đứa trẻ này », ý nói đến những em đã thiệt mạng. Hậu chiến tranh với Iran, nhu cầu hầm trú ẩn chống tên lửa ở Israel vẫn tăng mạnh Một tháng sau khi bùng phát cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran, vẫn ngày càng có nhiều người Israel đang tìm kiếm nhà ở có chỗ trú ẩn chống tên lửa. Trên thực tế, trong 12 ngày đó, hơn 500 tên lửa của Iran đã được phóng sang Israel, đa phần đã bị đánh chặn nhưng vẫn có một số hỏa tiễn của Iran đã rớt xuống các vùng đô thị của đối phương, khiến người dân Israel lo ngại đổ xô tìm kiếm những ngôi nhà có chỗ trú ẩn an toàn, đẩy giá bất động sản lên cao. Từ Tel Aviv, đặc phái viên Justine Fontaine gửi về bài phóng sự : « Hanna, 36 tuổi, không có chỗ trú ẩn trong nhà ở khu ngoại ô phía nam của Tel Aviv. Trong cuộc chiến vừa qua, cô cùng với chồng và 3 con đã không thể kịp đến khu ẩn náu tập thể an toàn ở nơi gần nhất. Cô kể lại : « Chúng tôi đã phải ở yên trong nhà, chúng tôi đã nghe thấy những tiếng nổ rất lớn của tên lửa đạn đạn ngay phía trên đầu chúng tôi. Các con chúng tôi hoảng loạn, khiếp sợ. Chúng tôi tự nhủ với nhau là thế nào thì chuyện này cũng lại tiếp diễn. Nhưng bây giờ chúng tôi có thể làm được gì ? Đây là vấn đề tiền bạc. » Gọi đây là vấn đề tiền bạc bởi vì xây hầm trú ẩn vô cùng tốn kém, tương đương với nhiều chục ngàn đô la mỗi chiếc. Ran Naor là chủ tịch - tổng giám đốc của Ortech, một doanh nghiệp chuyên xây dựng và kinh doanh hầm trú ẩn. Ông cho biết dù giá cả đắt đỏ, nhưng từ một tháng nay nhu cầu mua đã tăng mạnh « tăng từ 4 đến 6 lần, khách hàng là giới tư nhân hoặc cơ quan Nhà nước ». Những người đang ở căn hộ đi thuê cũng tìm cách chuyển đến những căn hộ có chỗ trú ẩn, đẩy giá cho thuê lên cao. Alexander Waxman, một nhân viên văn phòng bất động sản ở khu trung tâm thành phố, cho biết : « Trong cùng một khu vực, một căn hộ 3 phòng, cùng diện tích có giá cho thuê có thể chệnh nhau 25-30% ». Cũng vì thiếu khả năng tài chính, một số người Israel như cô Hanna và gia đình vẫn phải ở lại căn hộ không có hầm trú ẩn cá nhân ». Cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran đã cướp đi mạng sống của hơn 1000 người ở Iran và 28 người tại Israel. Tại Israel, nơi mà người Ả Rập vẫn chịu sự phân biệt đối xử so với người Do Thái, các thành phố có đa số dân là người Ả Rập thường có ít chỗ trú ẩn hơn so với những địa phương còn lại.…
Trong gần hai tuần lễ vừa qua, tổng thống thứ 47 của nước Mỹ Donald Trump liên tục gặt hái « nhiều chiến thắng lớn », cho phép khẳng định quyền lực gần như tuyệt đối : Hành pháp trùm lên Lập pháp và Tư pháp. Luật Ngân sách lớn của Trump được Quốc Hội khẩn trương thông qua trước Quốc Khánh. Tòa án Tối cao tước quyền của thẩm phán liên bang ngăn chặn sắc lệnh của tổng thống. Khối NATO buộc phải chấp nhận nâng cam kết chi quốc phòng lên 5% GDP theo chỉ thị của Trump. Quyết định được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Mỹ bất ngờ oanh kích các cơ sở hạt nhân Iran đúng vào lúc châu Âu đang đàm phán với Teheran. Iran đoạn tuyệt với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Trung Đông bên bờ vực chiến tranh một lần nữa. Trump ở đỉnh cao quyền lực (« au faîte de son pouvoir » , diễn đạt của Le Monde) sẵn sàng nới lỏng trừng phạt Nga, ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraina. Washington cũng loan báo đạt được một thỏa thuận thuế với Việt Nam rất có lợi cho nước Mỹ. Liên Hiệp Quốc tìm phương thức mới để tài trợ cho phát triển tại các nước nghèo trong bối cảnh nước Mỹ của Trump ngoảnh mặt (với việc xóa bỏ hơn 80% ngân sách của cơ quan phát triển Mỹ USAID, trụ cột của hệ thống tài trợ phát triển quốc tế), đa số các nước giàu cắt giảm mạnh tài trợ. Trên đây là các chủ đề chính Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này. « Dự luật Đẹp và Hoành tráng » : Giảm thuế cho người giàu nhất, đẩy dân nghèo vào cảnh khốn cùng Tổng thống Donald Trump công bố luật ngân sách One Big Beautiful Bill ( Dự luật Đẹp và Hoành tráng ) đúng Quốc Khánh Mỹ 04/07/2025 trong màn pháo hoa và trình diễn của oanh tạc cơ tàng hình B-2. Văn bản được Hạ Viện Mỹ thông qua hôm trước để kịp công bố đúng dịp lễ Quốc khánh, được tổng thống Trump so sánh với « ngày độc lập, và khởi đầu cho một thời đại vàng son ». Trong khi đó lãnh đạo phe Dân Chủ tại Hạ Viện, Hakeem Jeffries, lên án dự luật Đẹp và Hoành tráng của Donald Trump là điều « đáng ghét, ghê rợn », khi giảm mạnh thuế cho những người giàu nhất, và cắt giảm chế độ an sinh đẩy « nhiều người Mỹ bình thường » vào cảnh khốn cùng. Dự luật ưu đãi những người giàu nhất, bóp nặn người nghèo chỉ được một thiểu số dân Mỹ ủng hộ. Theo kết quả thăm dò của Morning Consult, công bố đầu tháng, khoảng 50% dân Mỹ phản đối, 36% ủng hộ. Tỉ phú Elon Musk, một đồng minh cũ tổng thống Donald Trump, trước ngày Hạ Viện bỏ phiếu cảnh báo, nếu luật gây thâm hụt ngân sách hàng ngàn tỉ đô la được thông qua, ông sẽ lập một đảng mới, mang tên America Party, và sẵn sàng tài trợ cho các ứng cử viên chống lại các dân biểu Cộng Hòa đương nhiệm trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2026. Đọc thêm : Tối cao Pháp viện Mỹ cấm thẩm phán liên bang ngăn sắc lệnh tổng thống Quyết định hôm 27/06/2025 của Tối cao Pháp viện Mỹ, với đa số thẩm phán do Trump bổ nhiệm, không cho phép các thẩm phán liên bang đưa ra các quyết định ngăn chặn các sắc lệnh hành pháp bị lãnh đạo phe Dân Chủ tại Thượng Viện Chuck Schumer tố cáo « một quyết định khủng khiếp, chưa từng có » đẩy nước Mỹ đến « chế độ độc tài » . Tại thượng đỉnh của khối NATO ngày 25/06/2025, ở La Haye, Hà Lan, các quốc gia thành viên đã quyết định sẽ tăng ngân sách dành cho quốc phòng lên đến 5% GDP/năm trong 10 năm tới. Đe dọa ngày càng lớn từ Nga, nhưng đặc biệt là các áp lực chưa từng có từ chính nước Mỹ « đồng minh » buộc nhiều nước châu Âu phải chấp nhận đưa ra cam kết tài chính đặc biệt nói trên, vốn được coi là vượt xa khả năng thực hiện. Hạt nhân Iran: Trump muốn dùng vũ lực, Teheran không nhường bước Ngày 02/07, mươi hôm sau chiến dịch 12 ngày của Israel và cuộc oanh kích của phi cơ chiến lược Mỹ (ngày 21/06) nhắm vào cơ sở hạt nhân nằm sâu cả trăm mét dưới mặt đất của Iran, chính quyền Teheran đã chính thức đình chỉ các hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, hay nói cách khác là bảo đảm các cơ sở hạt nhân của Iran không được sử dụng để phát triển vũ khí nguyên tử. Đọc thêm - Iran có cơ sở hạt nhân khác khó tấn công hơn: Chiến lược oanh kích của Trump bị vô hiệu hóa? Trong bối cảnh nước Mỹ thời Donald Trump ưu tiên chiến lược dùng sức mạnh để áp đặt hòa bình và Iran không nhân nhượng, tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022, đã điện đàm trở lại với lãnh đạo Nga Vladimir Putin để tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề hạt nhân Iran, bất chấp hai bên có quan điểm hoàn toàn đối lập về chiến tranh Ukraina. Nương nhẹ Putin, bất ngờ ngừng cấp vũ khí cho Kiev Donald Trump ở « đỉnh cao quyền lực » trong một thế giới đầy chia rẽ và thù địch. Tổng thống Trump điện đàm với chủ nhân điện Kremlin Vladimir Putin, đình chỉ một phần việc chuyển giao vũ khí cho Ukraina, và dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận với Nga, đúng vào lúc quân đội Nga dồn dập oanh kích Ukraina. Đọc thêm - Ngừng cấp vũ khí cho Ukraina và phớt lờ trừng phạt Nga : Chính quyền Trump phục vụ lợi ích của Putin Chính quyền Kiev và châu Âu bất ngờ trước quyết định đơn phương ngừng cung cấp vũ khí của Mỹ ngày 02/07. Thông tín viên Emmanuelle Chaze tường trình từ Kiev : « Tại K iev, phản ứng đầu tiên là chấp nhận thực tế : b ộ Quốc phòng Ukraina thuật lại họ đã không được Washington báo trước. Tiếp theo đó, t hứ trưởng b ộ Ngoại giao Mariana Besta đã nói chuyện với người phụ trách phía Mỹ. Từ Kiev, b à nhấn mạnh rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc viện trợ cho Ukrain a chắc chắn sẽ khiến chiến tranh kéo dài . T ối nay , tổng thống Volodymyr Zelensky đã phát biểu về chủ đề này . Ô ng đề cập đến các cuộc thảo luận kỹ thuật sắp tới giữa Ukrain a và Mỹ, để làm rõ chi tiết về hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ , nhưng nhắc lại rằng Ukrain a không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bảo vệ dân. Nếu tình trạng tạm dừng cấp vũ khí tiếp diễn và nếu các đồng minh khác của Ukrain a không thể bù đắp thiếu hụt này, tình trạng thiếu hụt một số thiết bị nhất định sẽ khiến tình hình trên thực địa xấu đi. Đối với t ổng thư ký NATO Mark Rutte, viễn cảnh khá u ám. Xét về ngắn hạn, và về khả năng phòng không và đạn dược, Ukrain a sẽ không thể chiến đấu , nếu không nhận được mọi hỗ trợ c ần thiết . » Trump làm mưa làm gió: Các trụ cột của nền dân chủ phương Tây bị tấn công Trump mặc sức làm mưa làm gió. Trong cuộc điện đàm với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tiếp theo đó, Donand Trump để ngỏ khả năng hỗ trợ Kiev về quân sự. Bình luận về việc tổng thống Trump thành công trong việc nắm trọn quyền lực, hành xử độc đoán, nhà chính trị học Pierre Haski, đài Radio France, nhấn mạnh đến tính chất nguy hiểm của việc Donald Trump tấn công vào chính các trụ cột từng làm nên sức mạnh của nền dân chủ Mỹ, và phương Tây : « R õ ràng là chúng ta cần phải xem xét kỹ hơn về các thành công vang dội và dồn dập này của Donald Trump, điều này đặt ra rất nhiều câu hỏi. Về bản chất và về hình thức. Trước hết, Trump đang thay đổi luật chơi theo hướng có lợi cho mình: ông ấy làm suy yếu các cơ chế đối trọng quyền lực quan trọng , ông ấy bóp méo hệ thống để mở rộng quyền lực của tổng thống . Đ iều này không tốt cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Trên bình diện quốc tế, ông ấy cũng đang thay đổi luật chơi: ‘‘America First and alone’’ - Nước Mỹ trước tiên và đơn độc. Các đồng minh phải sẵn sàng trả tiền để được Mỹ bảo vệ . C hủ nghĩa đơn phương là xu hướng hiện nay và các kết quả hướng đến chỉ mang tính ngắn hạn. Hiện tại, sức mạnh của Mỹ là vô song ở Trung Đông , người châu Âu lo sợ mất đi sự bảo trợ của Mỹ. Trung Quốc là đối thủ thực sự duy nhất còn lại có thể đứng vững trong một thế giới do nước Mỹ của Donald Trump cai trị . » Sợ đơn độc đối đầu với Mỹ, Trung Quốc không muốn Nga thua tại Ukraina Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trong chuyến công du Liên Âu tuần qua, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phát đi một tín hiệu khác thường, trong cuộc đối thoại với lãnh đạo ngoại giao châu Âu Kaja Kallas, ngày 02/07. Lần đầu tiên một quan chức cao cấp Trung Quốc, theo báo mạng Hồng Kông South China Morning Post , khẳng định Bắc Kinh không muốn nước Nga thất bại trong cuộc chiến chống Ukraina, tín hiệu để ngỏ Bắc Kinh sẵn sàng siết chặt hơn nữa quan hệ với Nga, vì « lo ngại Hoa Kỳ sẽ tập trung toàn lực vào Trung Quốc », nếu Nga thua cuộc tại Ukraina. Người tiêu dùng Mỹ hay doanh nghiệp Việt Nam : Ai gánh chịu khoản thuế tăng 20% ? Cùng lúc với việc Quốc Hội thông qua đạo luật Đẹp và Hoành tráng, tổng thống Trump cũng loan báo đạt được một thỏa thuận về thuế quan với Việt Nam, mở đường cho hàng Mỹ vào Việt Nam hưởng thuế suất 0%, và hàng từ Việt Nam bị đánh thuế từ 20% trở lên. Tuy nhiên, thỏa thuận, được Trump đánh giá là rất có lợi cho nước Mỹ, có nguy cơ thúc đẩy lạm phát gia tăng tại Mỹ. Trả lời RFI tiếng Việt, nhà báo Lê Ngọc từ Washington nhận định : « Tại 1 cửa hàng Macy’s ở hạt Fairfax, bang Virginia, một đôi giày thể thao hiệu Air Max 270 của Nike hiện có giá là 170 đô la. Sắp tới với mức thuế quan 20%, giá đôi giày này có thể sẽ tăng thêm 34 đô la. Các mặt hàng từ gạo ST cho đến bún khô Thủ Đức, mì ăn liền Hảo Hảo, Tương ớt Cholimex… tại chợ Phước Hưng của người Việt ở thành phố Springfield phía bắc bang Virginia, cũng có thể sẽ chịu tác động. Việt Nam là một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường Mỹ về các linh kiện và sản phẩm điện tử lắp ráp, của Apple chẳng hạn, cũng như quần áo, phụ kiện thời trang, và đồ gỗ... Tháng 5 năm nay, Việt Nam xếp thứ 5 trong các nước xuất khẩu vào Mỹ với 16 tỷ đô la, theo số liệu của cục Thống Kê Mỹ. Gánh nặng giá cả sẽ đè lên vai người tiêu dùng, nhất là dân nghèo và tầng lớp trung lưu. Trong lần thương chiến trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đánh thuế Trung Quốc nhưng chừa Việt Nam ra, giúp cho thị trường Mỹ có lựa chọn thay thế. Nhưng lần này Trump dọa đánh thuế không chừa nước nào, trong đó các nước có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam. Campuchia và Bangladesh đối mặt với mức thuế cao hơn nhiều với lần lượt là 49% và 37%. Do đó kiểu gì người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ phải hứng chịu tác động tăng giá do thuế quan tăng. Cũng có khả năng nhà nhập khẩu sẽ gánh phần nào như đã từng làm trong cuộc thương chiến lần thứ nhất. Một kịch bản khả dĩ khác là nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu các nhà cung cấp Việt Nam giảm giá để bù vào thuế quan. Nếu như vậy, đây sẽ là một thắng lợi đẹp đẽ cho tổng thống Trump khi thu được thêm hàng chục tỷ đô la thuế trong khi lạm phát không tăng. Đọc thêm : Tổng thống Trump thông báo Mỹ - Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại Tuy nhiên, một số kinh tế gia bác bỏ quan điểm của tổng thống Trump, cho rằng ‘‘Việt Nam sẽ là bên bỏ tiền chi trả cho khoản thuế quan 20% gia tăng’’. Nếu phía Việt Nam không chịu thì các nhà nhập khẩu Mỹ cũng không dễ gì bỏ đối tác làm ăn lâu năm để tìm mối khác, trong khi hàng hoá Việt Nam dù bị đánh thuế vẫn rẻ hơn nhiều nước khác. Sau cuộc điện đàm với tổng bí thư Tô Lâm, tổng thống Trump đã ca ngợi đây là một ‘‘thỏa thuận hợp tác tuyệt vời giữa hai nước’’. Tuy nhiên, nếu lạm phát gia tăng do giá cả hàng tại Mỹ tăng vì thuế quan, Trump sẽ không giữ được cam kết quan trọng đối với cử tri, chính sách ‘‘thuế đối ứng’’ của tổng thống sẽ phá hỏng chính mục tiêu kinh tế của ông ». 4.000 tỉ đô la cho phát triển: Phải từ bỏ mô hình bất công cũ, xác lập mô hình mới Trong tuần lễ vừa qua, một sự kiện đáng chú ý đã diễn ra tại thành phố Seville, Tây Ban Nha (từ 30/06 đến 03/07): Hội nghị lần thứ 4 của Liên Hiệp Quốc về tài trợ cho phát triển (FFD4). Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos (bài « Chấm dứt trợ giúp các nước nghèo : Sự cáo chung của một Liên Hiệp Quốc già nua », ngày 04/07/2025) nhận xét : hội nghị này đánh dấu sự cáo chung của mô hình cũ, và có thể là điểm khởi đầu cho việc tìm kiếm một kiến trúc tài chính quốc tế mới . Các nước nghèo và các nước đang phát triển hiện cần đến thêm một số tiền khổng lồ khoảng 4.000 tỉ đô la/năm để thực thi các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững đến 2030, trong đó có các mục tiêu về khí hậu (như giảm thiểu khí thải, thích ứng với biến đổi khí hậu). Riêng tài trợ cho ứng phó với biến đổi khí hậu Cộng đồng quốc tế (COP29) mới chỉ đạt được mục tiêu 300 tỉ/năm, so với con số ước tính ít nhất 1.300 tỉ đô/năm. « Cơ chế tài chính của thế giới » trong hiện tại đã hoàn toàn bất lực cho việc thực thi cái đích này. Đầu tư tài chính nhà nước còn xa mới đủ để đáp ứng nhu cầu. Một trong các lực cản chính là đại đa số các nước nghèo phải dành quá nhiều tiền để trả lãi cho các khoản vay : « 3,4 tỉ dân sống tại các nước mà tiền trả nợ nhiều hơn cho y tế và giáo dục » (trang nhà Liên Hiệp Quốc), trong lúc họ về cơ bản không góp phần vào các tổn thất về môi trường khí hậu của mô hình kinh tế thống trị hiện nay. Giới chuyên gia, chính trị gia, tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt của châu Âu, đề xuất các cơ chế hợp tác mới, cho phép huy động được các nguồn đầu tư, đặc biệt là từ tư nhân. Trả lời RFI, kinh tế gia Ý, Mario Pezzini , cựu giám đốc Trung tâm phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OCDE nhấn mạnh đến khâu cốt lõi, thay đổi triệt để trong khâu thẩm định tài chính, đánh giá công bằng đối với các nước nghèo để có thể huy động được đầu tư với lãi suất phải chăng : « Hiện nay, các đầu tư tư nhân được định hướng bởi các công ty thẩm định tài chính, và các công ty này xếp hạng các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các xếp hạng này lại được xây dựng dựa trên các tiêu chí không minh bạch, thường là mang tính chủ quan và có xu hướng gây tổn hại cho các nước phương Nam. Tôi xin nêu một ví dụ: khi chúng ta đang ở cao điểm của cuộc khủng hoảng Covid-19, các quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất, là các nước phát triển. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, điều này đã không ngăn được các công ty thẩm định tài chính xếp hạng thấp đối với các nước phương Nam hơn là c ác quốc gia phát triển. Cần phải xét lại chuyện này. V ấn đề thực sự là chúng ta sẽ tiến hành thay đổi như thế nào? Liên Hiệp C hâu Phi và nhiều bên liên quan khác ở châu Phi hiện đang đề xuất thành lập các công ty thẩm định tài chính của châu Phi. Đây là một giả thuyết. Chúng t a c ũng cần đảm bảo rằng các nhà đầu tư sẽ tham khảo bảng xế p hạng về tài chính của các cơ quan này chứ không phải bảng xếp hạng của bốn công ty thẩm định tài chính tư nhân , như Fitch … , vốn là những cơ quan thẩm định mà chúng ta luôn dựa vào cho đến nay . » « Điểm khởi đầu Seville » : Sinh lộ cho cộng đồng quốc tế trong kỉ nguyên chia rẽ và thù địch Để làm được điều này, nhật báo kinh tế Pháp Les Echos đặt niềm tin vào « sự đổi mới chủ nghĩa đa phương quốc tế », một Liên Hiệp Quốc với tinh thần hướng về các nước phương Nam, các nước phương Nam « phát huy nội lực », « hành xử thực tế », gia tăng hợp tác giữa châu Âu với Nam Bán Cầu. Đọc thêm - Hoà bình thế giới: Định chế 80 tuổi Liên Hiệp Quốc còn có ích cho nhân loại? Một cái mốc quan trọng của Hội nghị lần này là việc thành lập Diễn đàn những người đi vay ( Borrowers ' Forum / Forum des Emprunteurs ) để tạo không gian thảo luận trước khi chuẩn bị vay, để tránh bị bắt chẹt. Diễn đàn, là kết quả của các khuyến nghị từ nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc về nợ, sẽ mang đến cho các quốc gia nợ nần chồng chất « cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật, cũng như tăng cường ảnh hưởng của mình trong các đàm phán. Một cách để giải thoát khỏi hệ thống lâu nay bị giới chủ nợ thống trị ». Một nền tảng kết nối đã được tạo ra, quy tụ 37 quốc gia cũng như các ngân hàng đa phương, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan thuộc xã hội dân sự và khu vực tư nhân. Bộ trưởng Tài Chính Tây Ban Nha, Carlos Cuerpo, gọi đây là « khoảnh khắc Seville » ( The Seville moment ), tức điểm khởi đầu cho một hành trình mới, để nhắc gợi đến sự ra đời gần 70 năm trước của Câu lạc bộ Paris, một nhóm không chính thức các chủ nợ lớn. Theo một số nhà quan sát, đường hướng hành động như trên mang lại một sinh lộ cho cộng đồng quốc tế trong bối cảnh thế giới ngày càng chia rẽ và thù địch, với Donald Trump đang ở đỉnh cao quyền lực.…
Mức chi 5% GDP cho quốc phòng khiến quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật-Hàn rạn nứt ; Làm thế nào Donald Trump nhanh chóng có được hưu chiến giữa Israel – Iran ; Căng thẳng Thái Lan – Cam Bốt lộ rõ vai trò mờ nhạt của ASEAN và Chín năm sau ngày trưng cầu Brexit, người dân Anh nghĩ gì ? Trên đây là những chủ đề chính mục Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này. 5% GDP quốc phòng : Nguyên nhân hiềm khích Thứ Tư, 25/06/2025, thượng đỉnh NATO kết thúc tại La Haye, Hà Lan. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc họp « thành công rực rỡ » khi đã có được các cam kết từ các nước đồng minh châu Âu tăng chi cho quốc phòng lên mức 5% GDP. Báo Pháp Le Monde nói đến « một kỳ thượng đỉnh cho Trump ». Còn theo báo Nhật Japan Times (26/06/2025), « thỏa thuận chi tiêu này của NATO đang tạo ra một tiêu chuẩn mới cho các đồng minh Ấn Độ - Thái Bình Dương ». Và điều này đang gây ra những rạn nứt, bất đồng trong quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật – Hàn. Tình trạng này được thể hiện rõ qua việc Nhật Bản, Hàn Quốc, hai đồng minh của Mỹ tại châu Á đã đột ngột rút khỏi hội nghị thượng đỉnh NATO mà họ được mời dự thường niên kể từ năm 2022. Những căng thẳng này diễn ra vào lúc cả hai nước đang vất vả đàm phán các thỏa thuận mới về thương mại và quốc phòng với Mỹ. Nếu như Seoul đang dưới sức ép từ Washington, đòi tăng mức hoàn trả chi phí đồn trú quân đội Mỹ trên bán đảo bất chấp thỏa thuận hoàn trả mới có thời hạn 5 năm đã được đàm phán hồi năm 2024, thì đồng minh Tokyo cảm thấy bất mãn trước những thông điệp đột ngột và không nhất quán của Mỹ. Trang Nikkei Asia ngày 24/06/2025, giải thích đầu tháng 5/2025, Tokyo và Washington đã đạt đồng thuận về tăng chi cho quốc phòng lên 3% GDP, một phần cơ sở cho đàm phán thương mại. Nhưng đến ngày 30/5, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth, bên lề diễn đàn an ninh Shangri-La, khi trao đổi với đồng cấp Úc nói đến con số 3,5%, nguyên nhân dẫn đến việc Tokyo hủy cuộc họp 2+2 giữa các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao, dự kiến diễn ra tại Washington ngày 01/07/2025. Đỉnh điểm là ngày 20/6, Lầu Năm Góc tuyên bố, các nước đồng minh châu Á nên theo gương các đồng cấp châu Âu dành đến 5% GDP cho quốc phòng. Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ, Sean Parnell, trả lời chất vấn Nikkei Asia giải thích rằng yêu cầu này phù hợp với tình hình thực địa, theo đó, « với sự tăng cường quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc, cũng như chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên hiện nay, các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương cũng nên hành động nhanh chóng để bắt kịp tốc độ và mức chi tiêu quốc phòng của châu Âu . » Chuyên gia Jack Burnham, Chương trình Trung Quốc tại Quỹ Bảo vệ Dân chủ ( Foundation For Defense of Democracies – FDD), lưu ý, những bất đồng dẫn đến việc Tokyo và Seoul rút khỏi thượng đỉnh NATO trùng vào thời điểm Trung Quốc kết thúc các cuộc tập trận hải quân lớn ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Và căng thẳng này cũng có nguy cơ làm suy yếu những nỗ lực của Washington chống lại Bắc Kinh. Cuối cùng, ngoài việc phải chịu áp lực thương mại và quốc phòng từ chính quyền Trump, theo phân tích từ nhà nghiên cứu Craig Mark, Khoa Kinh tế, trường đại học Hosei, trên trang The Conversation (25/06/2025), Nhật Bản không hoàn toàn ủng hộ chiến dịch ném bom của Mỹ nhắm vào các cơ sở hạt nhân Iran. Một mặt, Tokyo có mối quan hệ hữu hảo với Teheran và thường đóng vai trò cầu nối gián tiếp với phương Tây. Cựu thủ tướng Shinzo Abe từng có chuyến thăm Iran, gặp lãnh đạo tối cao Khamenei năm 2019. Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ Trung Đông và do vậy, nước này e ngại tình hình Trung Đông sẽ trở nên tồi tệ nếu eo biển Ormuz bị đóng như đe dọa từ Iran. Nhưng mặt khác, Tokyo bám chặt vào nguyên tắc duy trì luật pháp quốc tế và trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ. Khi mạnh mẽ lên án chiến dịch « Midnight Hammer » của Mỹ, Nhật Bản muốn ngăn chặn Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên có bất kỳ hành động nào làm xói mòn các chuẩn mực toàn cầu qua việc sử dụng vũ lực và xâm lược lãnh thổ ! « Nhát búa đêm » và 48 giờ « lốc xoáy » Donald Trump Xung đột giữa Iran và Israel, sau « 12 ngày giao chiến », nay tạm ngưng. Đây có lẽ là kết quả của chiến dịch dội bom ngoạn mục « Midnight Hammer – Nhát búa đêm » của không quân Mỹ ngày 21/06/2025 nhắm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran. Theo AFP, với cú đánh « một lần duy nhất » này tổng thống Trump, hiện tại, xem như đã thắng một cuộc cược rủi ro cho học thuyết của ông : Hòa bình bằng sức mạnh. Tuy nhiên, điều được AP quan tâm đến là như một cơn lốc xoáy kéo dài trong vòng 48 giờ, tổng thống Trump đã đi từ trạng thái phấn khích đến phẫn nộ, rồi chiến thắng khi mà thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Israel và Iran của ông được thiết lập, suýt chút sụp đổ nhưng cuối cùng đã thành hiện thực. Dẫn lời một quan chức Mỹ xin ẩn danh, hãng tin Mỹ cho biết Donald Trump gần như cùng một lúc gây áp lực lên cả hai phía Israel và Iran. Ngay sau màn phô trương sức mạnh « Búa Đêm », tổng thống Mỹ đã có cuộc điện đàm với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, thể hiện rõ quan điểm của ông là đã đến lúc chấm dứt chiến tranh và quay lại đàm phán ngoại giao với Iran. Ông nhấn mạnh rõ là Hoa Kỳ đã loại bỏ mối đe dọa sắp xảy ra từ Iran, và như vậy, đã làm chậm lại chương trình hạt nhân Iran. Một lập luận không mấy được thủ tướng Israel nhiệt tình đồng ý, nhưng ông cũng hiểu rằng Hoa Kỳ không muốn có thêm can thiệp quân sự. Cùng thời điểm đó, đặc phái viên về Trung Đông của tổng thống Trump là Steve Witkoff có cuộc trao đổi trực tiếp với ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi, đề nghị ông trở lại bàn đàm phán khi lưu ý rằng Iran đã thấy quân đội Hoa Kỳ có thể làm gì và có khả năng làm được nhiều hơn thế nữa. Ông Witkoff nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ muốn hòa bình và Iran cũng nên như vậy. Cũng theo AP, việc Iran có một phản ứng kiềm chế bắn tên lửa vào căn cứ quân sự Mỹ ở Qatar (mà theo ông Trump là đã được báo trước), đáp trả đợt dội bom của Mỹ cũng nhằm gởi đi một thông điệp đến chính quyền Trump rằng nước này – bị tàn phá bởi « cuộc chiến 12 ngày » của Israel cùng với sự suy yếu của các nhóm ủy nhiệm như Hezbollah (Liban), Hamas (Gaza), Houthis (Yemen) cũng như sự sụp đổ của chế độ Bachar Al Assad – không còn đủ khả năng mở rộng cuộc chiến. Động thái này của Iran được chính quyền Qatar cảm nhận như là một cơ hội làm trung gian hòa giải sau những gì họ coi là biện pháp nửa vời, giữ thể diện cho chế độ Teheran, và điều đó không gây hại gì cho thủ tướng Netanyahu, sau 12 ngày không kích, có thể nói với người dân rằng chương trình hạt nhân của Iran đã bị thu hẹp. Đương nhiên, thỏa thuận ngừng bắn này đã được các bên liên quan tuyên bố theo một cách khác nhau, nhưng với vị quan chức Mỹ ẩn danh, đó chỉ là một sự « im lặng đổi lấy im lặng », không có một sự diễn giải nào khác ngoài việc chấm dứt giao tranh. Tuy nhiên, sau khi thông báo đạt thỏa thuận ngừng bắn, giao tranh vẫn tiếp diễn. Thứ Ba, 24/06/2025, vài giờ trước khi lên chuyên cơ Air Force One đến Hà Lan dự thượng đỉnh NATO, trả lời phóng viên, Donald Trump đã tức giận cho biết ông « không hài lòng » về điều này khi mà cả hai nước « đã giao chiến quá lâu và quá dữ dội đến nỗi họ không biết mình đang làm cái quái gì nữa ». Vài phút sau, trên mạng xã hội Truth Social, tổng thống Trump có lời cảnh báo đến Israel, yêu cầu nước này « ngừng thả bom », rằng đó là « một sự vi phạm » và đề nghị Israel « đưa các phi công về nhà » ! Lệnh đưa ra và đã được Tel Aviv thi hành ! Căng thẳng Thái Lan – Cam Bốt : Vai trò mờ nhạt của ASEAN Quan hệ giữa Thái Lan và Cam Bốt vẫn tiếp tục căng thẳng trong tuần vừa qua. Hai bên tiếp tục đưa ra các biện pháp trả đũa nhau sau vụ đụng độ hồi cuối tháng Năm, khiến một binh sĩ Cam Bốt thiệt mạng. Quân đội Thái Lan đã tuyên bố đóng cửa biên giới tại 6 tỉnh, dù đã nới lỏng hạn chế này vài ngày sau đó. Một trong những điểm đáng chú ý trong vụ việc này là sự im lặng của ASEAN. Kể từ khi xung đột giữa hai nước thành viên leo thang, lãnh đạo khối, do Malaysia là chủ tịch luân phiên chưa đưa ra bất cứ bình luận nào, hay đề xuất can thiệp, để giải quyết căng thẳng. Theo nhà nghiên cứu Pavin Chachavalpongpun, tại Viện nghiên cứu về Đông Nam Á, thuộc đại học Kyoto, Nhật Bản, trả lời nhà báo Chi Phương, RFI Tiếng Việt hôm 26/06/2025, vụ việc này cho thấy sự yếu kém của ASEAN. Ông giải thích thêm : « Tôi chưa từng thấy một tổ chức nào trên thế giới lại im lặng, khi hai nước thành viên xảy ra xung đột. Đáng nói là các nước muốn tìm giải pháp thoát khỏi khủng hoảng nhưng không đề cập đến ASEAN. Ví dụ, Cam Bốt muốn đưa vụ việc lên Toà án Công lý Quốc tế, chứ không phải ASEAN. Thái Lan cũng muốn tìm giải pháp nhưng không phải qua tổ chức này. Điều này cho thấy cả hai đều không tin tưởng khối. ASEAN có thể phát huy sức mạnh trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế nhưng lại yếu trong việc thúc đẩy dân chủ hay nhân quyền, tôi hiểu điều đó, vì hầu hết các nước thành viên trong khối, không phải là một hình mẫu tốt cho nền dân chủ. Thế nhưng, khi xảy ra một cuộc xung đột quốc tế như vậy, thì tôi cho rằng ASEAN cần phải đưa ra lập trường, can thiệp, để mang lại hoà bình, ít nhất là đàm phán, làm trung gian để khủng hoảng không leo thang. Nhưng ASEAN lại không làm được. Theo tôi có hai lý do. Thứ nhất, tổ chức này có Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, nhưng không hiệu quả, chỉ cho phép các nước thành viên có thể thảo luận, nhưng không có hành động cụ thể. Đặt giả thuyết là trong xung đột hiện nay, Thái Lan hoàn toàn sai, đã xâm phạm chủ quyền của Cam Bốt, thì ASEAN phải có cơ chế hiệu quả, ví dụ như cảnh báo, nếu Bangkok vẫn tiếp tục, thì có thể đình chỉ tư cách thành viên. Tôi nghĩ các lãnh đạo ASEAN cần xem xét lại. Thứ hai, ASEAN “dễ tổn thương”, yếu kém, do các nước thành viên không dám chỉ trích các nước khác vì sợ sẽ bị chỉ trích lại. Ví dụ, Singapore sẽ không nói đến cuộc tranh chấp giữa Thái Lan và Cam Bốt vì nước này đôi khi cũng xảy ra xung đột với Malaysia. Thái Lan không thể chỉ trích cuộc đảo chính quân sự ở Miến Điện vì nước này cũng từng có cuộc đảo chính. Làm sao Singapore có thể chỉ trích việc kiểm duyệt truyền thông ở Việt Nam khi chính nước này cũng có hành động tương tự . » Chín năm sau trưng cầu về Brexit, người dân Anh nghĩ gì ? Ngày 23/06 năm nay đánh dấu 9 năm kể từ ngày Vương quốc Anh bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU). Trên thực tế, Anh đã trải qua giai đoạn phức tạp để hoàn tất “ly hôn” cả về chính trị, luật pháp, xã hội, và nhất là về quan hệ kinh tế với EU, có hiệu lực từ 31/01/2020. Vậy 9 năm sau quyết định lịch sử chia tay EU, dư luận Anh nghĩ gì và có xu hướng muốn tái gia nhập EU hay là không? Thông tín viên Nguyễn Giang tường thuật từ Luân Đôn: Vào dịp 9 năm ngày trưng cầu dân ý về Brexit (23/06/2016-2025), dư luận Anh về cơ bản vẫn bị chia rẽ và quá nửa số dân ở Anh tỏ ra nuối tiếc tư cách thành viên Liên ÂU (EU). Một thăm dò của YouGov giữa tháng 6 năm nay cho thấy 56% nghĩ rằng việc bỏ phiếu rời EU là sai lầm đối với Anh và chỉ có 31% người được hỏi vẫn cho rằng Brexit đó là quyết định đúng đắn. Mặc dù hai phần ba số cử tri ủng hộ Brexit (68%) vẫn tin rằng đã lựa chọn đúng, nhưng nay họ nhận ra những thiệt hại về kinh tế, về đi lại với các nước EU, nên cảm thấy nuối tiếc và coi tiến trình Brexit là một thất bại. Tuy thế, cách đánh giá « thế nào là thất bại » lại rất khác nhau. Phe ủng hộ mối giao hảo với EU thì luôn cảm thấy bị mất đi những quyền lợi (du học, đi lại, làm việc) trong EU. Còn cả phe hữu, vốn giữ thái độ chống EU, cũng cho rằng Brexit thất bại vì không « cắt đứt » được hoàn toàn sợi dây ràng buộc Anh với EU về pháp lý, ví dụ như Anh vẫn là thành viên Công ước Nhân quyền châu Âu (ECHR). Vì các khó khăn do Brexit gây ra mà gần 2/3 người Anh mong muốn có một mối quan hệ gần gũi hơn với EU (65%) – lập trường này được ủng hộ rộng rãi trong số cử tri cho các chính đảng lớn nhất ở Anh (từ 51% đến 78%, tùy theo đảng), cũng như trong số cử tri đã bỏ phiếu chọn Brexit (60%). Tuy thế, trong số quá bán cử tri Anh muốn Anh quay trở lại EU (56%), không có những người đã bỏ phiếu chọn Brexit ban đầu (24%) và không gồm số cử tri của Đảng Bảo thủ (28%), cùng đảng dân túy Reform UK (16%). Thực tế là Anh sẽ không quay lại EU vì ba lý do : Thiếu ý chí chính trị, thủ tục khó khăn và EU đã để lại đằng sau vấn đề Brexit. Một bản kiến nghị để Anh trở lại EU đã thu hút được 132.500 chữ ký tính đến ngày 18/05 năm nay, buộc chính phủ phải có câu trả lời. Thế nhưng, theo thông tin từ Quốc hội Anh, chính phủ của đảng Lao động cầm quyền bác bỏ việc xin gia nhập EU trở lại. Các đảng khác đều né tránh chủ đề này. Các đảng đối lập Bảo thủ và Reform không chỉ chống việc quay lại EU, mà còn phản đối cả quan hệ gần hơn với khối này, coi đó là « hành động làm sói mòn chủ quyền của Anh ». Đảng Tự do Dân chủ (LibDem) thì đề xuất quay trở lại « thị trường chung châu Âu » (EU single market) chứ không muốn Anh tái gia nhập EU với tư cách thành viên đầy đủ. Đảng Quốc gia Scotland nêu ra nghị trình khá xa vời là « Sau khi giành độc lập khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh thì Scotland sẽ xin vào EU ». Tóm lại là không lực lượng chính trị lớn nào ở Anh muốn đầu tư tâm trí vào vấn đề này nữa. Các phân tích cũng nói việc xin gia nhập EU trở lại không hề đơn giản, vì nhiều quốc gia EU lo ngại Anh vào lại mà vẫn đòi hưởng quy chế đặc biệt như đứng ngoài khu vực đồng euro, hay không ký hiệp ước đi lại tự do Schengen như trước đây, thì thật vô lý. Đàm phái tái gia nhập EU có nhanh như Phần Lan thì cũng mất 3 năm, và có lo ngại là Anh trở lại (rejoining EU) rồi chán và xin ra lần nữa thì quả là quá phiền phức cho Bruxelles và các nước thành viên khác. Với họ, Brexit đã xảy ra và nên khép lại một trang sử. Ở Anh, cảm xúc Bregret (ghép chữ Brexit và regret- nuối tiếc) khiến 44% người dân Anh coi việc cố gắng « quay lại » EU không nên trở thành ưu tiên của chính phủ lúc này, so sánh với các vấn đề khác mà Vương quốc Anh đang đối mặt, như thương mại, thuế quan, môi trường và xung đột trên thế giới, và chỉ có 37% tin rằng quay lại EU sẽ là một chính sách cần được ưu tiên. Có lẽ Thủ tướng Starmer đã đoán trúng tâm lý dư luận khi ông nói Anh cần ưu tiên sức lực cho các thỏa thuận « tái lập quan hệ với EU », chứ « chừng nào tôi còn sống (in my lifetime) thì Anh sẽ không quay lại EU ». Cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, như mọi vụ ly hôn, đã xảy ra không hoàn hảo, nhưng người ta cần chấp nhận nó để đi tiếp vào tương lai, thay vì làm lại quá khứ !…
T
Tạp chí đặc biệt


Quan hệ giữa láng giềng Thái Lan và Cam Bốt trở nên căng thẳng trong những ngày qua, với những biện pháp trả đũa nhau sau cuộc đụng độ ở vùng biên giới hồi cuối tháng Năm khiến một binh sĩ Cam Bốt bỏ mạng.Vụ việc khơi dậy lại những tranh chấp chủ quyền ở vùng biên giới tưởng được chôn vùi từ nhiều năm qua, đồng thời phơi bày mặt tối của chủ nghĩa gia đình trị tại hai quốc gia, một bên là gia tộc Shinawatra ở Thái Lan và bên kia là gia tộc họ Hun ở Cam Bốt. Hai gia tộc vẫn duy trì mối quan hệ cá nhân thân thiết, lại không thể ngăn chặn đà leo thang xung đột. Để hiểu rõ về căng thẳng giữa hai nước Đông Nam Á này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn Pavin Chachavalpongpun, nhà nghiên cứu về chính trị và quan hệ quốc tế, tại Viện nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc đại học Kyoto ở Nhật Bản. Sau cuộc đụng độ quân sự ngày 28/05 ở vùng Tam Giác Ngọc, khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Thái Lan và Cam Bốt từ nhiều năm qua, hai bên không tìm được giải pháp xử lý khủng hoảng mà lại đưa ra các biện pháp trả đũa nhau. Nếu Thái Lan đóng đóng cửa biên giới, đe dọa ngừng cung cấp điện hay dịch vụ Internet cho Cam Bốt, thì Phnom Penh cũng không e sợ, tuyên bố ngừng nhập khẩu năng lượng hay rau quả của Thái Lan. Các biện pháp này khiến các doanh nghiệp cũng như những người dân sinh sống tại khu vực biên giới chịu tác động nhiều nhất. Trước khi đi vào vấn đề này, ông có thể nhắc lại nguồn gốc tranh chấp giữa Thái Lan và Cam Bốt, đã tồn tại từ nhiều thập kỷ ? Pavin Chachavalpongpun : Hai quốc gia có chung đường biên giới, và như bao láng giềng khác, mối quan hệ giữa họ luôn dao động giữa hợp tác và đối đầu. Tranh chấp giữa Thái Lan và Cam Bốt đã tồn tại từ lâu, hai nước đã can dự sâu vào chính trị của nhau trong suốt nhiều thế kỷ. Sự sụp đổ của vương quốc Oudong phần nào bắt nguồn từ sự can thiệp quân sự của Xiêm. Bước sang thời hiện đại, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cam Bốt ngả về phe Cộng sản, trong khi Thái Lan trở thành tiền tuyến của khối phương Tây, sát cánh cùng Hoa Kỳ. Điều này đẩy hai nước vào thế đối lập về ý thức hệ. Thái Lan khi đó hậu thuẫn cho nhiều phe phái trong nội bộ chính trị Cam Bốt, góp phần gây bất ổn nghiêm trọng cho quốc gia láng giềng. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước cũng bắt nguồn từ di sản thuộc địa. Hiệp ước giữa Xiêm và Pháp đầu thế kỷ XX đã để lại những đường biên giới không rõ ràng, trở thành nguồn cơn của nhiều căng thẳng. Trong số đó, tranh chấp quanh ngôi đền Preah Vihear là tiêu biểu nhất. Năm 1962, hai nước đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế, và phần thắng nghiêng về Cam Bốt. Tuy nhiên, phán quyết này không khép lại vấn đề, khi căng thẳng tiếp tục bùng phát nhiều lần sau đó. Giai đoạn 2008–2011, tranh chấp biên giới lại bị chính trị hóa. Cam Bốt bị cáo buộc can thiệp vào nội tình Thái Lan, công khai ủng hộ các phe thân gia tộc Thaksin. Tình hình hiện nay phần nào tiếp tục phản ánh xu hướng này: Cam Bốt vẫn bị xem là một nhân tố trong bàn cờ chính trị Thái Lan, và tranh chấp lãnh thổ chỉ là một phần của vấn đề sâu rộng hơn nhiều. Như ông đã nói, xung đột giữa hai nước đã xảy ra từ nhiều năm qua, nhưng tại sao lại leo thang vào lúc này ? Pavin Chachavalpongpun : Tình hình căng thẳng hiện nay, theo tôi, bắt nguồn từ các cáo buộc lẫn nhau về việc xâm phạm biên giới, đã dẫn đến thương vong, khiến một binh sĩ Cam Bốt thiệt mạng. Đây có thể xem là chất xúc tác khiến tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước bùng phát trở lại. Ban đầu, nhiều người Thái Lan lạc quan cho rằng căng thẳng sẽ không leo thang, nhờ vào mối quan hệ thân thiết giữa gia đình Hun Sen và gia đình Shinawatra, hai thế lực hiện đang nắm giữ quyền lực chính trị tại hai nước, có thể giúp giữ ổn định tình hình. Nếu xung đột xảy ra vào lúc quan hệ hai nước xấu đi thì có thể hiểu được. Nhưng hiện tại, khi hai chính phủ vẫn duy trì tiếp xúc, thì nguyên nhân thực sự là gì? Theo tôi, yếu tố chính nằm ở nội bộ chính trị Cam Bốt. Trong bối cảnh khủng hoảng tính chính danh, giới lãnh đạo Cam Bốt có xu hướng đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài như một cách để chuyển hướng dư luận, và điều này không mới và cũng không riêng gì Cam Bốt làm như vậy. Trong quá khứ, Thái Lan cũng từng sử dụng chiến lược tương tự. Điển hình là năm 2003, khi chính phủ Hun Sen bị phe đối lập tấn công với hàng loạt cáo buộc, trong đó có tham nhũng, và có nguy cơ thất bại trong cuộc bầu cử. Cũng trong thời điểm đó, căng thẳng với Thái Lan bùng phát, dẫn đến vụ đốt phá Đại sứ quán Thái Lan tại Phnom Penh. Tình hình hiện nay có nhiều điểm tương đồng. Tại Cam Bốt, một cuộc khủng hoảng tính chính danh đang diễn ra, bất chấp sự chuyển giao quyền lực mang tính hình thức. Chính phủ mới, thủ tướng mới là Hun Manet, nhưng quyền lực thực tế vẫn nằm trong tay cha ông là Hun Sen. Cùng với các cáo buộc tham nhũng và bất bình đẳng, chính phủ cần một cách để tập hợp sự ủng hộ. Khơi dậy chủ nghĩa dân tộc là một công cụ hiệu quả. Vấn đề là Thái Lan đã rơi vào “cái bẫy” đó. Bangkok phản ứng với hy vọng rằng quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo hai nước có thể cứu vãn tình hình. Một trong những điểm đáng chú ý trong cuộc xung đột này là sự trở lại của cựu thủ tướng Hun Sen trên chính trường Cam Bốt, trên tiền tuyến, chứ không chỉ đơn thuần với vai trò là chủ tịch Thượng Viện. Trong cuộc xung đột với Thái Lan, chính ông là người tuyên bố « buộc phải tiến hành chiến tranh khi phải đối mặt với sự xâm lược của nước ngoài », chứ không phải là thủ tướng đương nhiệm, con trai ông Hun Manet. Ông đánh giá thế nào về việc này ? Pavin Chachavalpongpun : Tôi cho rằng người thực sự lãnh đạo Cam Bốt là Hun Sen chứ không phải Hun Manet, và ở Thái Lan cũng tương tự. Theo tôi Hun Manet, thủ tướng hiện nay chỉ là một con rối. Việc Hun Sen đứng ra xử lý khủng hoảng lần này là một nước đi khôn ngoan khi tuyên bố mình không giữ chức thủ tướng, nên về mặt chính thức, không liên quan đến khủng hoảng ngoại giao với Thái Lan. Nhưng thực tế cho thấy là ông ấy vẫn thao túng chính phủ và buộc phải ra mặt để cứu vãn tình hình. Bởi nếu chính phủ sụp đổ, thì Hun Sen cũng sẽ phải chịu hậu quả chinh trị. Tình hình tại Thái Lan cũng tương tự. Theo tôi, bà Paethongtarn Shinawatra cũng bị cha mình là Thaksin Shinawatra giật giây kể từ khi ông ta trở về nước sau nhiều năm lưu vong vào tháng 08/2023. Dù không giữ chức vụ nào trong chính phủ Thái Lan, nhưng ông Thaksin vẫn can thiệp vào các chính sách lớn. Tuy nhiên, khác với Hun Sen, ông Thaksin tỏ ra im lặng, có lẽ là để tránh khủng hoảng thêm trầm trọng. Nhưng đằng sau hậu trường, không ai rõ liệu ông Thaksin có liên lạc với ông Hun Sen hay không. Cuộc xung đột hiện nay không chỉ là tranh chấp về lãnh thổ, mà còn cho thấy sự rối rắm trong quan hệ cá nhân, giữa hai gia tộc thực sự nắm quyền trong chính phủ, cũng như sự nhập nhằng giữa chính thức và phi chính thức trong bộ máy lãnh đạo hai nước. Ai mới thực sự là người nắm quyền. Ông nhìn nhận thế nào về chủ nghĩa gia đình trị nói chung trong khu vực ? Pavin Chachavalpongpun : T ại Đông Nam Á, gia đình trị không chỉ tồn tại ở Thái Lan, Cam Bốt mà cả ở những nước khác như Philippines, Singapore. Trong mô hình chính trị gia đình này, các lãnh đạo tin rằng quan hệ cá nhân sẽ giúp xử lý khủng hoảng dễ dàng hơn, chỉ cần nhấc máy gọi cho nhay, thay vì phải thực hiện các quy trình ngoại giao hành chính rườm rà. Tôi không phủ nhận rằng điều đó đôi khi có hiệu quả. Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp lại phản tác dụng, và tình hình hiện tại này là một ví dụ rõ ràng. Tôi đã nói từ đầu rằng Thái Lan dường như rơi vào cái bẫy này. Thủ tướng Thái tin rằng bằng cách gọi điện cho lãnh đạo Cam Bốt, bà có thể xoa dịu tình hình. Dù tôi không đồng tình với cách tiếp cận này, tôi tin rằng bà thực sự muốn giải quyết khủng hoảng. Trong đoạn hội thoại bị rò rỉ, bà sẵn sàng thể hiện thiện chí bằng cách nói rằng chính quân đội Thái Lan mới là lực cản, còn bản thân bà đứng về phía Cam Bốt, và sẵn sàng nhượng bộ nếu có thể. Tuy nhiên, rõ ràng là chiến lược dựa trên quan hệ cá nhân đã thất bại. Tôi không muốn đi sâu vào mặt trái của chính trị gia đình trị, điều mà ai cũng thấy rõ, đó là khi một gia tộc nắm quyền quá lâu, họ dễ dàng củng cố vị thế, và điều đó hiếm khi có lợi cho sự minh bạch và dân chủ trong điều hành đất nước. Thủ tướng Thái Lan và ông Hun Sen, hôm 26/06, đã đến khu vực biên giới chung giữa hai nước để thị sát tình hình, đánh giá về tác động của các lệnh trả đũa nhau đối với người dân tại khu vực biên giới. Liệu đây có phải là một dấu hiệu xuống thang ? Theo ông, kịch bản nào có thể xảy ra, điều gì có thể khiến căng thẳng dịu xuống ? Pavin Chachavalpongpun : Theo tôi, nếu không có đàm phán, bước tiếp theo có thể là xung đột vũ trang, dù “chiến tranh” có thể là từ quá lớn. Việc Thủ tướng Hun Sen thị sát khu vực biên giới, trong khi thủ tướng Thái Lan Shinawatra cũng đến đó gần như đồng thời, cho thấy một trò chơi nguy hiểm đang diễn ra: chủ nghĩa dân tộc và niềm kiêu hãnh quốc gia được kích hoạt trở lại. Sau cuộc điện thoại bị rò rỉ đầy nhục nhã, thủ tướng Thái Lan bị đe dọa phải từ chức, bị dồn vào thế phải thể hiện lập trường cứng rắn, không để bị xem là yếu đuối trước Campuchia. Việc bà xuất hiện tại biên giới là thông điệp mang tính biểu tượng: Thái Lan sẽ không nhượng bộ. Tương tự, Hun Sen cũng muốn khẳng định uy quyền và bản lĩnh lãnh đạo trong khủng hoảng, đó là điều mà ông ta đã làm trong suốt hơn 30 năm cầm quyền. Cả hai bên đều đang bước vào một cuộc chơi có tính “được ăn cả, ngã về không”, không ai muốn lùi bước vì sợ bị coi là kẻ thất bại, đặc biệt trong con mắt công chúng trong nước. Đối với Hun Sen, từng là một cựu chiến binh, trải qua thời Chiến Tranh Lạnh, và không có gì cần phải chứng minh, trong khi đối với thủ tướng Thái Lan, thách thức lớn hơn nhiều. Vì bà là phụ nữ, thiếu kinh nghiệm chính trị và đang gặp bất đồng với quân đội, bà phải chứng minh rằng chính phủ vẫn kiểm soát được tình hình, dù trong cuộc điện thoại trước đó bà từng công khai chỉ trích chính quân đội của mình. Sự xuất hiện của bà ở biên giới không chỉ là động thái đối ngoại, mà còn là nỗ lực trấn an dư luận trong nước rằng chính phủ và quân đội đã “làm lành”. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ông Pavin Chachavalpongpun, nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại viện nghiên cứu Đông Nam Á, đại học Kyoto, Nhật Bản.…
Israel trông chờ Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến tranh với Iran; Người dân Syria lo ngại tác động của xung đột Israel - Iran, Dư luận Anh bị chia rẽ về khả năng tham chiến với Mỹ chống Iran; Các hãng Israel bị cấm trưng bày vũ khí tấn công tại Triển lãm Le Bourget; Số người tị nạn tăng kỷ lục, nhưng nguồn tài trợ cho hoạt động nhân đạo ngày càng giảm. Đó là những chủ đề chính của tạp chí Thế giới đó đây tuần này Israel hy vọng Hoa Kỳ can thiệp để chống Iran Hoa Kỳ có sẽ can thiệp vào cuộc chiến tranh giữa Israel với Iran hay không? Tối thứ năm 19/06/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ ra quyết định “trong vòng 2 tuần nữa”, có lẻ muốn dành một cơ may cho cuộc họp giữa các bộ trưởng châu Âu và Iran hôm thứ sáu tại Genève nhằm cố thúc đẩy một giải pháp ngoại giao sau một tuần xung đột giữa Israel với Iran. Israel thì vẫn hy vọng Hoa Kỳ sẽ can thiệp để hỗ trợ họ chống trả các cuộc oanh kích của Iran. Sự can thiệp của Mỹ là cần thiết để Nhà nước Do Thái đạt được các mục tiêu mà họ đề ra, nhất là triệt tiêu hoàn toàn mối đe dọa vũ khí nguyên tử của Iran. Từ Jerusalem, thông tín viên Michel Paul gởi về bài tường trình ngày 18/06/2025: “Israel nói họ cần thêm một tuần nữa để hoàn tất chiến dịch đang diễn ra ở Iran. Nhưng họ nhấn mạnh rằng sự tham gia của Hoa Kỳ là cần thiết, đặc biệt là để phá hủy được những công sự bao quanh cơ sở hạt nhân Fordo, nằm sâu dưới lòng đất. Tổng thống Trump đã nói chuyện với thủ tướng Benjamin Netanyahu vào đêm thứ ba. Không có thông tin nào được công bố về cuộc điện đàm này, nhưng một quan chức Israel được truyền thông trích dẫn đã lưu ý: Toàn bộ chiến dịch của Israel phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ đến một lúc nào đó tham gia các cuộc oanh tạc. Nhật báo Yediot Aharonot đã tóm tắt kỳ vọng đó với hàng tựa trong số báo ra sáng nay: "Mọi chuyện đều nằm trong tay Hoa Kỳ!" Một điểm đáng lo ngại khác: Một quan chức Hoa Kỳ nói với tờ Wall Street Journal rằng Israel đang thiếu tên lửa đánh chặn phòng thủ Arrow, làm dấy lên lo ngại về khả năng của nước này chống lại tên lửa đạn đạo nếu xung đột không được giải quyết nhanh chóng. Trong khi đó, Hoa Kỳ đêm thứ ba 17/06 thông báo họ sẽ đóng cửa đại sứ quán tại Jerusalem "do tình hình an ninh", nhưng chỉ đóng đến thứ Sáu.” Hoa Kỳ đã thực sự can dự? Tuy không nói ra, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ đã can dự, ít ra là hỗ trợ về tình báo, vào cuộc xung đột này, theo lời nhà báo điều tra Vincent Nouzille, chuyên gia về Israel, trả lời RFI Pháp ngữ ngày 18/06: “Không thể tin rằng Hoa Kỳ không biết gì về toàn bộ quá trình chuẩn bị, xét đến quy mô của chiến dịch và xét đến việc triển khai đến 200 máy bay chiến đấu. Không thể có chuyện 200 chiến đấu cơ cất cánh từ Trung Đông mà Mỹ không hay biết gì Hoa Kỳ có đủ thiết bị giám sát và thiết bị điện tử cần thiết. Họ rất có thể đã cung cấp thông tin tình báo về vị trí của một số địa điểm. Các bản đồ của Israel rất có thể được bổ túc bằng các bản đồ của Mỹ. Người Mỹ sẽ không bao giờ chính thức thừa nhận sự tham gia của họ. Nhưng rõ ràng là Israel không thể nào tiến hành một chiến dịch như vậy mà không có sự hỗ trợ tối thiểu về hậu cần của phía Mỹ”. Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba cho biết Hoa Kỳ sẽ không giết lãnh tụ tối cao của Iran, giáo chủ Ali Khamenei "vào lúc này". Nhưng theo ông Trump, Mỹ biết chính xác nơi ông ấy đang ẩn náu. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng nêu khả năng ám sát Khamenei, nói rằng làm như vậy sẽ "chấm dứt xung đột". Nhưng trả lời RFI Pháp ngữ ngày 18/06, nhà xã hội học Azadeh Kian, một giáo sư Pháp-Iran tại Đại học Paris Cité, không chia sẽ quan điểm đó: “Người ta không biết Ali Khamenei hiện đang ở đâu và không biết là Israel có thể thực hiện được kế hoạch hạ sát lãnh tụ tối cao Iran hay không. Mặt khác, tôi nghĩ là chính quyền đã nằm trong tay lực lượng Vệ binh Cách mạng từ lâu rồi, từ trước khi Israel mở các cuộc không kích vào Iran. Tôi cũng nghe nói, nhưng chưa kiểm chứng được thông tin này, đó là lãnh tụ tối cao dường như đã đồng ý trao quyền cho Vệ binh Cách mạng, để họ toàn quyền quyết định. Tình hình hiện nay là như thế. Từ một chế độ giáo quyền - quân sự, Iran đã chuyển sang thành một chế độ quân sự.” Có nên tham chiến với Mỹ đánh Iran: Chính giới Anh Quốc bị chia rẽ Ngày 20/06/2025, các ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã họp với đồng nhiệm Iran ở Genève để tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng Trung Đông. Là đồng minh của Mỹ, Anh vẫn đang thúc đẩy một phương án ngoại giao, nhưng cũng đã điều thêm nhiều chiến đấu cơ sang các căn cứ gần Iran, trong lúc dư luận và chính giới Anh chia rẽ sâu sắc về khả năng Anh có thể can thiệp quân sự cùng với Mỹ ở Iran. Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang tường trình: «Nước Anh đang đứng trước ba vấn đề. Thứ nhất là về truyền thông và dư luận. Việc Tổng thống Trump đặt ra thời hạn 2 tuần chờ xem kết quả đàm phán giữa Anh và EU với Iran được các báo Anh hoan nghênh. Trang The Times sáng nay xem đây là “một bước lùi lại từ bờ vực” (a step back from the brink). Bởi một cuộc chiến của Mỹ chống Iran gần như chắc chắn là có Anh tham gia sẽ có hệ quả khôn lường cho toàn vùng và ảnh hưởng tới Anh. Hôm 18/06, tại Quốc hội, Đảng đối lập Tự do Dân chủ (LibDem) nói họ phản đối việc Anh tham chiến, trong khi đảng dân túy cánh hữu Reform thì lại ủng hộ phương án “thay đổi chế độ thần quyền” ở Iran, còn dư luận thì bị chia rẽ sâu sắc về chiến tranh Iran-Israel và về chiến dịch tấn công của Israel vào Gaza. Thứ nhì là câu hỏi về tính pháp lý. Hôm 19/06, Trưởng Công tố Anh Quốc, Lord Richard Hermer, nêu ý kiến rằng Luân Đôn chỉ có thể can thiệp quân sự vào Iran nếu quân đội Anh bị tấn công, còn không thì đó có thể là hành động bất hợp pháp (illegal). Tình hình này khiến người ta nhớ lại cuộc chiến Irak. Điều tra Chilcot, kết thúc 14 năm trước (2009-2011), tiết lộ rằng hồi năm 2003, Trưởng Công tố Vương quốc Anh thời đó, Lord Goldsmiths, đã cảnh báo thủ tướng Tony Blair rằng việc đưa quân Anh tham chiến cùng Hoa Kỳ đánh Irak mà không có nghị quyết Liên Hiệp Quốc là trái luật (unlawful). Nhưng lá thư ông Goldsmiths gửi tới bàn thủ tướng đã bị ông Blair gạch một dòng bên cạnh với câu: “Tôi không hiểu điều này” (I don’t understand this) và ngày hôm sau (31/01/2003) Tony Blair bay sang Hoa Kỳ hội đàm với tổng thống George W. Bush và đồng ý ‘sát cánh cùng Mỹ’ đánh vào Irak. Cuộc chiến Irak kéo dài tới 2011 đã gây tai tiếng cho đảng Lao động, góp phần khiến ông Blair phải rời Phủ thủ tướng vì dư luận, trong đó có nhiều nghị sĩ Quốc hội, phản đối cách ông làm theo người Mỹ. Cuối cùng là về quân sự. Anh đã chuyển thêm 14 chiến đấu cơ Typhoon FRG4 và hai máy bay tiếp dầu trên không Voyager đến căn cứ Akrotiri trên đảo Chypre (Cyprus), sẵn sàng hỗ trợ đồng minh. Cho đến nay, Anh không dính líu tới đợt oanh kích của Israel ở Iran, nhưng tới đây, dù có tham chiến hay không, Anh vẫn là bên liên quan. Bởi căn cứ không quân ở đảo Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương là nơi Không lực Hoa Kỳ sẽ dùng để tiếp dầu cho phi cơ ném bom chiến lược B-2, loại chở được trái bom trên 13 tấn (GBU-57A/B MOP -Massive Ordnance Penetrator) đủ sức đánh tan trung tâm tinh luyện uranium của Iran ở Fordo nằm sâu dưới lòng đất. Hiện Luân Đôn đang cùng Pháp và Đức đàm phán với Iran để cứu vãn tình hình, tránh để lịch sử cuộc chiến Irak bị lặp lại. Thế nhưng Hoa Kỳ mới là bên ra quyết định và một lần nữa, Anh sẽ phải đứng trước lựa chọn khó khăn: Đi theo Mỹ hay không và nếu đi theo thì tới mức độ nào." Dân Syria lo ngại về cuộc chiến Israel - Iran Cuộc chiến giữa Israel và Iran dĩ nhiên gây lo ngại cho toàn bộ các nước trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là Syria, nước láng giềng của Israel, nơi mà người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc nội chiến dằng dai chưa thật sự kết thúc. Từ Damas, thủ đô Syria, thông tín viên Mohamed Errami gởi về bài tường trình ngày 18/06: “Tại khu phố của Damas, những con hẻm thường đông đúc đã trở nên yên tĩnh hơn vào những buổi tối gần đây. Các cuộc không kích của Israel và căng thẳng khu vực khiến nhiều cư dân không dám ra ngoài vào ban đêm. Đối với Montasser, một chủ nhà hàng ngoài ba mươi tuổi, nỗi sợ hãi một lần nữa trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Ông nói: “Trước đây ai cũng ở ngoài cho đến nửa đêm, 1 giờ sáng. Bây giờ, mỗi khi nghe tiếng động trên bầu trời, đường phố trở nên vắng tanh. Không phải là chiến tranh như trước đây, nhưng là tâm trạng lo lắng khác. Chúng tôi tự hỏi: liệu lần này nó có bùng nổ không?" Cách đó vài km, tại khu phố Kafr Sousseh, nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn là chủ đề thường xuyên được bàn tán, đặc biệt là kể từ khi không quân Israel bắn hạ một số drone của Iran trên bầu trời Syria. Đối với Ahmad, sự gia tăng căng thẳng này đang khơi dậy những ký ức tồi tệ nhất về cuộc chiến đã tàn phá đất nước anh: "Chúng tôi nghĩ tình hình đang lắng dịu, rằng cuộc chiến đã qua. Thế mà giờ đây, chúng tôi lại thấy mình kẹt giữa hai cường quốc, một bên là Iran, bên kia là Israel. Nếu xung đột leo thang, chúng tôi sẽ lại bị vạ lây. Như thường lệ." Trong các quán cà phê, đường phố và trong các gia đình ở Damas, ai cũng theo dõi chặt chẽ các diễn biến trong khu vực, với nỗi lo sợ dai dẳng rằng Syria sẽ một lần nữa trở thành chiến trường, trong khi vẫn còn những dấu vết rất rõ ràng của một cuộc chiến chưa bao giờ thực sự kết thúc.” Chiến tranh Israel-Iran: Dân Ukraina sợ bị quốc tế lãng quên Tại Ukraina, các vụ oanh kích của Nga vào thường dân đã gia tăng cường độ trong những tháng gần đây. Vào lúc xung đột Israel - Iran tiếp tục leo thang, có vẻ như thế giới không còn quan tâm nhiều đến chiến sự ở Ukraina như trước đây. Người dân Ukraina thì sợ là quốc tế sẽ lãng quên họ. Từ thủ đô Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze gởi về bài trường trình ngày 20/06/2025: “Chỉ vài ngày sau cuộc không kích đẫm máu của Nga vào thủ đô Ukraina, cuộc sống đã trở lại bình thường ở Kiev. Nhưng mối quan tâm trước mắt của phần lớn người dân vẫn là sự sống còn của chính họ. Anna, một nữ diễn viên, đặc biệt muốn thấy sự bất an hàng ngày của người dân Ukraina chấm dứt. Cô nói: “Tôi không thể khách quan. Tôi nghĩ rằng trong thế giới hiện đại, chiến tranh là hoàn toàn vô lý. Tại sao thế giới không thể sống trong hòa bình? Tại sao chúng ta không thể sống và tận hưởng cuộc sống? Tôi ao ước chúng ta có hòa bình, tôi ao ước chúng ta lại có bầu trời yên bình”. Anton, một sinh viên ở Kiev, vẫn lạc quan về sự quan tâm của cả thế giới đối với Ukraina. Anh nói: “ Ukraina có đã bị lãng quên? Không, tôi không nghĩ vậy. Một số quốc gia chỉ có tầm nhìn riêng về an ninh và châu Âu, rất có thể, quan tâm nhiều hơn đến các mặt trận ở Ukraina, vì đó là những mặt trận nguy hiểm nhất đối với họ vào lúc này. Trong khi vài tháng trước, cộng đồng quốc tế hy vọng vào một lệnh ngừng bắn, thực tế ở Ukraina lại khác hẳn: chỉ trong tháng 6, chính quyền Ukraina đã đưa ra những con số lạnh người: Nga đã phóng 140 tên lửa, 3.000 quả bom lượn và một số lượng tương đương drone vào Ukraina. Cuộc tấn công lớn gần đây nhất đã khiến 28 người thiệt mạng ở Kiev vào ngày 17/06 khi một tên lửa đâm vào một chung cư.” Triển lãm Le Bourget: Israel bị cấm trưng bày vũ khí tấn công Các căng thẳng địa chính trị do cuộc chiến tranh giữa Israel và Iran, cũng như do chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza đã làm xáo trộn Triển lãm Hàng không và Không gian Le Bourget, ở ngoại ô phía bắc Paris, diễn ra từ ngày 16/06 đến 22/06. Chính phủ Pháp đã ra lệnh đóng các gian trưng bày các loại vũ khí tấn công của các hãng Israel, vì đó là những loại vũ khí có thể được sử dụng ở Gaza. Trước khi diễn ra Triển lãm Le Bourget 2025, chính phủ Pháp đã đưa ra một khuôn khổ mà họ cho biết đã được chính quyền Israel chấp nhận, theo đó vũ khí "tấn công" không được phép trưng bày. Năm trong số chín đơn vị triển lãm của Israel cuối cùng đã trưng bày các mô hình tên lửa, dẫn đến việc gian hàng của họ bị đóng. Đến thăm triển lãm trong ngày khai mạc, thủ tướng Pháp François Bayrou khẳng định tình hình ở Gaza là "không thể chấp nhận được về mặt đạo đức", “buộc chúng ta phải bày tỏ thái độ không tán thành". Ông nói nước Pháp muốn nhấn mạnh rằng vũ khí tấn công “không nên có mặt tại triển lãm này". Bộ Quốc phòng Israel đã có phản ứng mạnh, lên án một hành động "phân biệt đối xử". Theo họ, việc loại bỏ các hệ thống vũ khí tấn công theo yêu cầu của ban tổ chức triển lãm đã "phá vỡ thông lệ của các triển lãm quốc phòng trên toàn thế giới". Kể từ khi diễn ra cuộc tấn công của Israel vào Gaza, sự có mặt của các hãng sản xuất vũ khí Israel luôn là vấn đề tế nhị. Israel đã không được trưng bày tại triển lãm quốc phòng Eurosatory Pháp vào mùa xuân năm 2024. Sau đó, chỉ đến phút chót họ mới được cấp phép trưng bày tại triển lãm Euronaval vào mùa thu. Số người tị nạn đạt mức kỷ lục, nguồn tài trợ ngày càng giảm Như mọi năm kể từ 2001, ngày 20/06 là Ngày thế giới những người tị nạn, để nhắc nhở mọi người là vẫn còn rất nhiều người buộc phải rời bỏ nơi họ đang sinh sống do hậu quả của chiến tranh, của biến đổi khí hậu và con số này vẫn ngày càng tăng, nay đã lên đến con số kỷ lục là 120 triệu người, gần bằng với dân số của Nhật Bản! Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 20/06, ông Jérôme Bobin, giám đốc đặc trách tài trợ từ các định chế của tổ chức Handicap International, cho biết: "Biến đổi khí hậu và các xung đột đang tạo ra một số lượng lớn người tản cư và người tị nạn. Con số 120 triệu người là một kỷ lục. Chưa bao giờ có nhiều người tản cư, người tị nạn như vậy trên thế giới kể từ khi chúng ta bắt đầu tính toán, kể từ khi có các con số thống kê. Ngoài con số 120 triệu người này, còn có một con số đáng báo động khác đó là con số các vụ xung đột. Chúng ta đã chứng kiến xung đột ngày càng tồi tệ hơn trong những năm gần đây, ở Châu Mỹ Latinh, Palestine, Israel, Trung Đông, Darfur, Châu Phi. Toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi những cuộc di dời dân cư vẫn tiếp tục gia tăng. Rõ ràng là các quốc gia hoặc nhóm vũ trang dễ tham gia vào xung đột hơn và kết quả là, các cộng đồng dân cư bị kẹt giữa hai lằn đạn và buộc phải di dời." Thế mà, theo ông Bobin, trong năm 2024, viện trợ nhân đạo quốc tế giảm 10% và trong năm 2025 sẽ còn giảm nhiều hơn nữa, vì Mỹ vẫn là nhà tài trợ chính cho viện trợ nhân đạo, chiếm khoảng 45% viện trợ nhân đạo toàn cầu. Vì vậy, khi họ đột nhiên ngừng tài trợ cho hoạt động nhân đạo, nguồn tài chính này sẽ thiếu hụt rất nhiều.…
T
Tạp chí đặc biệt


Bắt lao động không giấy tờ : tổng thống Trump gây căng thẳng với cử tri nông dân nòng cốt ở Mỹ ; Điều quân đội đến California đối phó với biểu tình, chủ nhân Nhà Trắng trắc nghiệm “ranh giới Nhà nước pháp quyền” ; Trump-Musk “ly hôn” , bộ DOGE “bơ vơ” ; Mỹ đổi visa Harvard lấy đất hiếm Trung Quốc ; Hội nghị Đại Dương Liên Hiệp Quốc (ONUC) tại Nice kêu gọi “thức tỉnh” về rác nhựa. Trên đây là những chủ đề của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này. Bắt lao động không giấy tờ : Trump gây căng thẳng với cử tri nông dân nòng cốt Cảnh sát ICE thay đổi cách bắt giữ người nhập cư trái phép, mạnh tay hơn, khiến công luận phẫn nộ và biểu tình phản đối. Quyết định của tổng thống Trump điều 4.000 Vệ binh quốc gia và 700 thủy quân lục chiến đến bảo vệ nhân viên và các toà nhà liên bang ở Los Angeles như “đổ thêm dầu vào lửa” và bị chính quyền địa phương lên án “thái quá” so với thực tế. Căng thẳng bắt đầu từ việc nhân viên Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ - ICE (Immigration and Customs Enforcement) ập vào một cửa hàng đồ sửa chữa, nơi người nhập cư bất hợp pháp vẫn chờ phía trước để được thuê làm việc theo ngày. Thống đốc bang California Gavin Newsom thuộc đảng Dân Chủ lên án biện pháp thô bạo được cảnh sát di trú áp dụng để thực thi kế hoạch của tổng thống Trump : “Nếu như một số người trong chúng ta có thể bị bắt trên đường phố mà không có lệnh, chỉ vì bị nghi ngờ hoặc vì màu da, thì không ai trong chúng ta được an toàn. Các chế độ độc tài luôn bắt đầu bằng cách nhắm vào những người có ít khả năng tự vệ nhất” . Biện pháp mạnh tay lan sang cả lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở cử tri của tổng thống Trump và đảng Cộng Hòa. Theo báo Los Angeles Times ngày 10/06, “ICE mở rộng các cuộc đột kích nhập cư vào vùng trung tâm nông nghiệp của California” . Phó chủ tịch nghiệp đoàn United Farm Workers cho biết “hiện giờ, tất cả mọi người đều sợ” . Ít nhất một nửa trong số 255.700 người làm trong ngành nông nghiệp ở California không có giấy tờ. Nếu chủ trang trại từ chối mở cửa, cảnh sát sẽ lách lệnh cấm và tìm cách vào mà không cần trát, theo khẳng định của phó chủ tịch nghiệp đoàn Ventura County Farm Bureau. Tuy nhiên, “đánh” vào giới nông dân, tổng thống Trump có nguy cơ gây căng thẳng với cơ sở cử tri truyền thống của đảng Cộng Hòa, theo nhận định của sử gia Françoise Coste, giáo sư chuyên về chính trị Mỹ, khi trả lời đài RFI ngày 11/06 : “Rất đông người nhập cư bất hợp pháp làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho đến nay, đúng là ICE không đi quá xa, do đó có rất nhiều câu hỏi và giả thuyết được đưa ra. Về mặt kinh tế, đúng là có rất nhiều người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ nhưng họ làm việc trong những lĩnh vực mà chỉ có họ đồng ý làm. Vì vậy, có thể nói rằng nhiều mảng của nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào công việc của những người nhập cư bất hợp pháp này. Giới kinh doanh biết rõ điều đó và giới kinh doanh lại thân với đảng Cộng Hòa. Trong trường hợp này, giới kinh doanh nông nghiệp có thể không thực sự muốn cảnh sát nhập cư đến xem chuyện gì đang diễn ra trong các nông trại, trang trại chăn nuôi hoặc lò mổ. Cho nên ở đây, người ta đang chỉ ra một trong những nghịch lý tiềm ẩn của khuynh hướng Trump, đó là sự căng thẳng giữa phát biểu chống nhập cư và lợi ích kinh tế của đất nước”. Trump thử “ranh giới Nhà nước pháp quyền” Quyết định điều Vệ binh Quốc gia đến bang California của tổng thống Trump được luật sư về luật công Olivier Piton tại Washington nhận định với RFI ngày 10/06 là nằm sát “giới hạn Nhà nước pháp quyền” . “Về mặt pháp lý, chúng ta không thể nói rằng việc đó là không thể. Ông Trump đang thực sự ở giới hạn của Nhà nước pháp quyền. Ông không vi phạm pháp luật và ông cũng chưa thực sự vi phạm cho đến nay. Nhưng chúng ta vẫn đang trong vùng xám, vẫn chỉ ở cận kề các giới hạn và chúng ta sẽ xem tình hình diễn biến như thế nào. Việc đưa Thủy quân lục chiến vào là thêm một bước trong quá trình leo thang và không biết được việc đó có thể sẽ dẫn đến đâu (…)”. Ngày 12/06, một thẩm phán liên bang Mỹ tuyên bố quyết định của tổng thống Trump triển khai Vệ binh Quốc gia đến bang California để đối phó với các cuộc biểu tình ở Los Angeles là “bất hợp pháp” vì tổng thống đã không “tuân theo đúng quy trình mà Quốc hội yêu cầu đối với hành động của mình” . Thẩm phán ra lệnh trao lại quyền kiểm soát lực lượng dự bị - vẫn có hai đồng quản lý - cho thống đốc bang California Gavin Newsom, người đã khiếu nại việc triển khai này lên tòa. Trump-Musk “ly hôn” , bộ DOGE “bơ vơ” Elon Musk “chỉ trích” Trump trên mạng X, tổng thống “trách” tỉ phú trên mạng Truth Social. Cả thế giới theo dõi được các cuộc cãi vã trên mạng của cặp quyền lực nhất. Dường như tỉ phú Mỹ bất bình vì bị buộc “dứt áo” rời khỏi Nhà Trắng sau khi yêu cầu của ông được đứng đầu bộ DOGE thêm một năm đã không được tổng thống Trump đáp ứng với thông báo tỉ phú trở lại công việc kinh doanh. Tiếp theo, Jared Isaacman, được coi là “ứng viên của Musk” vào vị trí lãnh đạo NASA cũng không được đáp ứng. Cuối cùng, do phó tổng thống J.D. Vance và chánh văn phòng Nhà Trắng yêu cầu, Elon Musk đã gọi điện “xin lỗi” tổng thống Donald Trump hôm 09/06 vì “quá lời” nhưng vẫn từ chối ủng hộ dự thảo luật chính sách nội bộ của tổng thống, bị ông coi là “chưa đủ” . Bộ Hiệu Quả Chính Phủ - DOGE do Elon Musk đứng đầu cũng đang bên bờ “giải thể” . Nhiều lãnh đạo của cơ quan từng sa thải hàng trăm nghìn nhân viên để cắt giảm chi tiêu công lo “cũng bị DOGE” (bị sa thải), theo báo Wall Street Journal. Lúc đỉnh điểm, DOGE có khoảng 100 nhân viên, số nhân viên hiện tại lo trở thành nạn nhân “trấn áp chính trị” và “trở thành mục tiêu tiềm năng của chính quyền” , theo nhiều nguồn tin của ABC News. Một số nhân viên đã chuyển công tác, nhiều nhà lãnh đạo DOGE cũng lần lượt ra đi trước cả khi xảy ra cuộc đấu khẩu Trump-Musk, như Steve Davis, James Burnham, Anthony Armstrong, Katie Miller… Mỹ đổi visa Harvard lấy đất hiếm Trung Quốc Sau hai ngày đàm phán “vất vả” tại Luân Đôn (Anh), Trung Quốc và Mỹ đã đạt được “một thỏa thuận khung” ngày 11/06/2025 để giải quyết bất đồng thương mại. Trên mạng Truth Social, tổng thống Donald Trump ca ngợi “một thắng lợi lớn cho hai đất nước chúng ta!” . Đất hiếm là một trong những trọng tâm trong đàm phán vì Mỹ cần để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và an ninh trong khi Trung Quốc lại sở hữu phần lớn mỏ đất hiếm trên thế giới và làm chủ công nghệ tinh chế. Washington muốn tái lập nhịp độ vận chuyển những kim loại chiến lược này, hiện bị Nhà Trắng cho là quá thấp. Đổi lại, Washington cho phép sinh viên Trung Quốc đến theo học tại các trường đại học Mỹ, trong đó có Harvard. Trả lời RFI, chuyên gia Philippe Aguignier, giảng viên về kinh tế Trung Quốc, trường Inalco và Sciences Po, đánh giá “với đất hiếm, Trung Quốc có lợi thế” trong ván bài này. “Trung Quốc phải có những yếu tố nhất định để tự tin như vậy và các nhà lãnh đạo của họ phải tự nhủ rằng, ít nhất là cho đến nay, họ đã không làm quá tệ. Họ đã đưa ra một loạt biện pháp quản lý để kiểm soát xuất khẩu đất hiếm, có vai trò chiến lược trong nhiều lĩnh vực điện tử, quốc phòng, sản xuất ô tô… Trung Quốc là nhà sản xuất và tinh chế chính các loại đất hiếm này, và nhìn từ góc độ thương mại, họ có thể sử dụng chúng như một công cụ cưỡng chế. Điều đó khiến phía Mỹ vô cùng lo lắng và đó chính là điều mà Trung Quốc tìm kiếm. Họ muốn chứng tỏ rằng họ có một công cụ có thể gây ra nhiều thiệt hại. Vì vậy, rõ ràng là trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã có lợi thế”. Hội nghị Đại dương tại Nice kêu gọi “thức tỉnh” về rác nhựa Nhân Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc (UNOC) được tổ chức ở Nice, miền nam Pháp, 95 nước đã ký “lời kêu gọi Nice một hiệp ước đầy tham vọng chống ô nhiễm nhựa” (The Nice wake up call for an ambitious plastics treaty) vào ngày 10/06. Đây là “một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến phần còn lại của thế giới” , trong đó có Mỹ và Trung Quốc, của hơn một nửa trong số 170 quốc gia tham gia Hội nghị Đại dương và được đưa ra chỉ 8 tuần trước các cuộc đàm phán cuối cùng về hiệp ước về nhựa tại Genève, Thụy Sĩ, từ ngày 05-14/08/2025. Hội nghị Đại dương tại Nice cũng nhấn mạnh đến đầu tư vào các hoạt động kinh tế sử dụng bền vững đại dương. Đây cũng là thông điệp được nhấn mạnh và truyền đạt đến các nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia tham gia “Diễn đàn Tài chính và Kinh tế Xanh” (Blue Economy & Finance Forum) được tổ chức tại Monaco trước khi khai mạc Hội nghị Đại dương. Trả lời đặc phái viên RFI Lucile Gimberg, ông Pascal Lamy, cựu ủy viên châu Âu và cựu giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), một trong những đồng chủ tịch hội nghị, nhấn mạnh rằng “tăng trưởng không còn đồng nghĩa với việc phá hủy tài nguyên biển, cần phải cắt giảm trợ cấp công cho các hoạt động làm cạn kiệt tài nguyên đại dương” : “Vấn đề chính của đại dương xuất phát từ đất liền. Những hoạt động nào gây hại cho đại dương mà chúng ta cần giải quyết ? Đó chính là tình trạng ô nhiễm, những chất gây ô nhiễm, là nhựa. Và đó cũng là vấn đề về quy định, chủ yếu về chất lượng chất thải, các nhà máy xử lý nước thải… Đối với biển, điều chủ yếu của các hoạt động kinh tế làm suy thoái biển là tình trạng đánh bắt quá mức hoặc những phương pháp đánh bắt có tính hủy hoại môi trường cao, như đánh bắt bằng lưới kéo. Và cuối cùng là những việc mà chúng ta có thể làm để khử carbon cho ngành vận tải biển. Sự suy thoái của môi trường biển, đó còn là do hoạt động kinh tế sử dụng đại dương và phát thải khí nhà kính”.…
T
Tạp chí đặc biệt


Matxcơva trả đũa sau đợt tấn công ồ ạt của Ukraina sâu vào lãnh thổ Nga. Tân tổng thống Ba Lan phải chăng là nhân tố gây bất ổn mới cho Liên Hiệp Châu Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương ? Chiếc khăn burqa trùm kín mặ t của phụ nữ Hồi giáo và những tranh cãi về giá trị truyền thống Anh. Trên đây là những chủ đề chính trong tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này. Một tuần sau khi dồn dập không kích Ukraina trong ba ngày với cường độ cao chưa từng có tính từ khi nổ ra chiến tranh, với hơn 900 drone và vài chục tên lửa, gây nhiều thiệt hại nhân mạng cho đối phương, tuần này đến lượt Nga liên tiếp hứng chịu tổn thất vật chất khi bị Ukraina tấn công trên nhiều mặt trận, từ các căn cứ không quân sau trong lãnh thổ, cầu Kerch nối sang Crimée, cho đến hãng chế tạo máy bay danh tiếng Tupolev. Sau 1 năm rưỡi bí mật chuẩn bị, Ukraina hôm 01/06/2025 đã tiến hành chiến dịch táo bạo « Mạng nhện », phóng hơn 100 drone tiêu diệt 1/3 số chiến đấu cơ mang tên lửa hành trình của Nga đang đậu tại nhiều căn cứ quân sự xa xôi của Nga, từ vùng Mourmansk, gần Bắc Cực, cho đến tận miền đông Siberie. Đây được xem là chiến dịch tấn công sâu nhất của Kiev vào lãnh thổ của kẻ thù từ khi Ukraina bị Nga xâm lược. Chỉ hai ngày sau, đến lượt cầu Kerch nối từ Nga sang bán đảo Crimée bị Ukraina tấn công với khoảng 1,1 tấn thuốc nổ cài dưới một trụ cầu. Dẫu cầu không sập, nhưng vụ tấn công vào cây cầu không chỉ là biểu tượng cho sự thâu tóm Crimée của Nga, mà còn là tuyến đường chiến lược của Matxcơva, một lần nữa cho thấy quân đội Ukraina có khả năng và nguồn lực để tiến hành các hoạt động làm suy yếu kẻ thù. Trả lời báo Pháp Le Monde qua điện thoại, dân biểu Oleksandr Merezhko, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Quốc Hội Ukraina, khẳng định đây là một thông điệp Kiev gửi tới Putin, rằng Nga đang ở trong tình thế dễ bị tổn thương hơn họ nghĩ, nhằm gây áp lực khiến Matxcơva phải đàm phán nghiêm túc hơn với Kiev. Từ Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze ngày 03/06 giải thích thêm về ý nghĩa vụ tấn công cầu Kerch : « Đây không phải là lần đầu tiên các lực lượng của Ukraina tìm cách phá hủy cây cầu này, mà là lần thứ 3 kể từ năm 2022. Tình báo Ukraina cho biết lần này hơn một tấn thuốc nổ TNT đã được đặt và kích nổ phía dưới trụ cầu. Thách thức đặt ra cho Ukraina là rất lớn, bởi vì cây cầu này cho phép Matxcơva chuyển quân, thiết bị hạng nặng và đạn dược từ Nga đến bán đảo Crimée và sau đó đi dọc theo đường chiến tuyến tại vùng bị chiếm đóng ở miền đông lãnh thổ Ukraina. Phá hỏng cầu Crimée sẽ ngăn chặn việc vận chuyển này của quân Nga và khiến các đội quân Nga ở miền đông giảm các cuộc tấn công chống quân đội Ukraina. Trong khi Nga mô tả hành động phá cầu là khủng bố, Kiev khẳng định đã hoạt động đúng theo khuôn khổ luật của luật chiến tranh, không gây ra thương vong cho dân thường. Cây cầu vẫn còn đó, nhưng vụ tấn công này của Ukraina cho Nga và các đồng minh của Ukraina thấy rằng, kể cả sau hơn 3 năm chống chọi với cuộc chiến xâm lược trên mọi mặt trận và đang phải chịu áp lực rất lớn dọc theo chiến tuyến, Kiev vẫn có thể chứng tỏ họ có nhiều sáng kiến về quân sự ». Chưa dừng ở đó, hôm 04/06, tình báo Ukraina lại thông báo đã tấn công tin tặc vào hãng chế tạo máy bay nổi tiếng Tupolev của Nga và lấy được nhiều dữ liệu quan trọng của nhà sản xuất này. Hãng Tupolev đặc biệt nổi tiếng với các oanh tạc cơ tầm xa có thể mang theo vũ khí hạt nhân, ví dụ Tupolev-95 và Tupolev-160, thuộc lực lượng răn đe hạt nhân trên không của Nga. Nhiều thông tin mật của Tupolev đã bị Kiev đăng tải lên các mạng xã hội. Đến ngày 06/06, quân đội Ukraina khẳng định trong đêm đã oanh tạc thành công 2 căn cứ không quân của Nga, nhắm trúng ít nhất 3 kho nhiên liệu của đối thủ. Có lẽ khi có những hành động tấn công táo bạo làm Nga « mất mặt » như vậy, Kiev cũng hiểu sẽ sớm phải hứng chịu đòn trả đũa gay gắt của đối phương. Quả thực, không phải chờ lâu, trong đêm 05 rạng sáng 06/06, Nga đã ồ ạt oanh tạc Ukraina bằng drone và tên lửa đạn đạo. AFP cho biết tại Kiev, ít nhất 4 người thiệt mạng. Ngoài thủ đô Kiev, có 9 vùng khác trên cả nước bị Nga tấn công (Volyn, Lviv, Ternopil, Kiev, Soumy, Poltava, Tcherkassy, Tcherniguiv, Khmelnytsky). Tổng cộng, theo Phòng không Ukraina, Nga đã phóng 407 drone tấn công và drone mồi bẫy, cùng 45 tên lửa. Sau 3 năm điều quân đi xâm lược nước láng giềng, giờ đây chính quyền Nga xem chiến tranh Ukraina là « một vấn đề liên quan đến sự tồn vong, một vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, an ninh, tương lai của chúng tôi và con cháu chúng tôi ». Tân tổng thống Ba Lan : Nhân tố gây bất ổn mới cho Liên Hiệp Châu Âu Điều mà cả Liên Hiệp Châu Âu, NATO và Ukraina không mong muốn đã xảy ra ở Ba Lan : Người đắc cử tổng thống Ba Lan là sử gia theo chủ nghĩa dân tộc Karol Nawrocki, 42 tuổi … Với khẩu hiệu « Nước Ba Lan, người Ba Lan trước tiên », Karol Nawrocki, hoài nghi châu Âu, đòi quyền tự quyết cao hơn cho đất nước trong Liên Âu, ngưỡng mộ tổng thống Mỹ Donald Trump, phản đối việc để Ukraina gia nhập NATO, dĩ nhiên khiến Liên Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương phải đề phòng. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet ngày 02/06 tóm lược phản ứng của các lãnh đạo nước ngoài sau khi Karol Nawrocki đắc cử tổng thống Ba Lan : « Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà tin tưởng là một sự hợp tác tốt đẹp với Ba Lan sẽ vẫn được duy trì, nhưng phản ứng của thủ tướng Hungary Viktor Orbán và lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc của Pháp, bà Marine Le Pen, thì lại cho thấy rõ ràng là mối quan hệ giữa Vacxava và Bruxelles sẽ trở nên phức tạp hơn. Tổng thống Đức kêu gọi tân tổng thống Ba Lan Karol Nawrocki tôn trọng Nhà nước pháp quyền, điều này phản ánh những lo ngại của các nước châu Âu đang dè chừng nỗ lực của tổng thống Mỹ Donald Trump. Họ muốn Ba Lan trở lại phù hợp với các giá trị châu Âu. Về phần mình, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO chỉ ra rằng cần phải tiếp tục hỗ trợ Ukraina. Mark Rutte phát biểu : « Tất nhiên là tôi đã theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan. Tôi xin chúc mừng người thắng cử và mong muốn chúng ta sẽ hợp tác với nhau về mọi vấn đề, để rồi cùng với Ba Lan, NATO sẽ trở nên mạnh mẽ hơn hiện giờ. Quý vị biết đấy, liên quan đến Ukraina, 32 nước đồng minh đã cam kết rõ ràng về việc Ukraina sẽ gia nhập NATO và điều này là không thể đảo ngược. Đây là cam kết dài hạn của 32 nước đồng minh của Kiev ». Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, hy vọng có « một sự hợp tác hiệu quả » với Ba Lan, thế nhưng vị tân tổng thống Ba Lan lại khiến mọi người hoài nghi về thiện chí hỗ trợ người tị nạn Ukraina. Karol Nawrocki tự nhận mình là người ngưỡng mộ tổng thống Mỹ Donald Trump, và hiện giờ các nước châu Âu chỉ có thể hy vọng là Ba Lan vẫn sẽ đi đầu trong các nỗ lực để đối phó với Nga ». Chiếc khăn burqa trùm kín mặt của phụ nữ Hồi giáo và những tranh cãi về giá trị tr u yền thống Anh Tuần qua ở Anh lại nổ ra cuộc tranh cãi về « giá trị truyền thống Anh » và sự phân hóa của phe hữu, nhân câu chuyện về chiếc khăn burqa trùm kín mặt của phụ nữ Hồi giáo. Chủ tịch đảng cánh hữu dân túy Reform, triệu phú Muhammad Zia Yusuf, tuyên bố từ chức và phê phán đảng của mình sau khi nữ dân biểu Quốc Hội đầu tiên của đảng yêu cầu chính phủ ra luật cấm loại khăn đó. Thông tín viên Nguyễn Giang tường thuật từ Luân Đôn : « Triệu phú 38 tuổi của đảng này, ông Zia Yusuf, một người Hồi giáo gốc Sri Lanka nhưng sinh ra và lớn lên ở Scotland, đã tuyên bố từ chức và phê phán đảng của mình là “ngu dốt” ngay sau khi nữ dân biểu Quốc Hội đầu tiên của đảng Reform, một người Anh da trắng, bà Sarah Pochin, đòi chính phủ cấm khăn trùm kín mặt của phụ nữ Hồi giáo. Diễn biến mới nhất làm phân hóa đảng Reform, vốn có chiến thuật tuyển các thành viên từ cộng đồng sắc tộc không phải Ki Tô giáo để tỏ ra là “không phân biệt chủng tộc”. Thế nhưng, trên mạng xã hội và ở phần bình luận của nhiều tờ báo cánh hữu tại Anh, đã có hàng trăm hàng nghìn lời bình luận hả hê trước việc ông Zia Yusuf từ chức. Họ nói “giờ thì ông ta lộ mặt là không đủ chất Anh", rằng “thích khăn burqa thì hãy biến khỏi đây”. Lãnh đạo đảng Reform, ông Nigel Farage chỉ tỏ ra lấy làm tiếc về vụ ông Yusuf từ chức, nhưng không ít cử tri Anh chính gốc nói đảng này cần nhân đây “dọn sạch cỏ dại” và bầu người công khai chống di dân làm tân chủ tịch. Những người phản đối Reform thì nói đảng này không nghiêm túc, “để xảy ra nội chiến” và "lộ diện bài ngoại" hoàn toàn. Đây không phải là lần đầu tiên chủ đề chiếc khăn choàng kín mặt của phụ nữ Hồi giáo, tức burqa (và phiên bản cổ điển hơn là niqab với khăn và mũ, áo gắn liền nhau, chỉ hở mắt người phụ nữ mang trang phục) đã gây ra tranh cãi nghiêm trọng ở Anh. Năm 2014, một số nghị sĩ Anh muốn làm theo Pháp, đề xuất luật cấm đeo khăn burqa nơi công cộng, nhưng không được Quốc Hội thông qua. Câu chuyện nay bùng trở lại sau hơn 10 năm yên ắng. Trang The Spectator của phe trung hữu có bài hôm 06/06 nói rằng “cấm khăn trùm mặt Hồi giáo không phải là phân biệt đối xử”. Có các ý kiến nói đừng nhầm lẫn giữa tự do tôn giáo (và yêu sách đòi quyền tự do mang trang phục của đạo Hồi ở Anh) với nhu cầu bảo vệ phụ nữ theo tiêu chuẩn văn hóa hiện đại. Chính phủ Anh, qua lời thủ tướng Keir Starmer, đang cố gắng hàn gắn các xu hướng tiềm ẩn xung khắc, để làm sao các công dân với nhau “không thành kẻ xa lạ” (strangers). Nhưng vụ khăn Hồi giáo làm lộ ra các chia rẽ vẫn rất sâu sắc trong lòng xã hội Anh. Đà phân hóa chắc sẽ còn gia tăng, khi mà gần như tất cả các chính trị gia nổi tiếng đều nghiêng về phía dân túy, chống di dân và đề cao văn hóa Anh trong mấy năm vừa qua ». Tại Pháp, năm nay là năm thứ 15 luật cấm trùm khăn toàn thân của người Hồi giáo tại các nơi công cộng có hiệu lực. Theo đạo luật được thông qua vào ngày 11/10/2010, có hiệu lực từ 11/04/2011, Pháp trở thành nước đầu tiên ở châu Âu cấm phụ nữ trùm khăn choàng kín mặt (burqa và niqab) tại nơi công cộng (như trường học, công viên, thư viện, tòa thị chính, nhà ga, trung tâm thương mại, rạp phim …). Những ai vi phạm có thể phải nộp phạt tới 150 euro, hoặc phải tham gia khóa học công dân, ép người khác trùm khăn toàn thân cũng có thể bị tù hay nộp phạt nặng. Gần đây, chủ đề mạng che mặt lại gây tranh cãi trở lại, khi Gabriel Attal, tổng thư ký đảng Phục Hưng (Renaissance), của tổng thống Emmanuel Macron, cũng là người đứng đầu nhóm dân biểu Đồng Hành Vì nền Cộng Hòa (Ensemble pour la République/EPR tại Hạ Viện, muốn Pháp cấm trẻ dưới 15 tuổi đeo mạng che mặt tại nơi công cộng. Theo vị cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng Giáo Dục Pháp, Gabriel Attal, việc đeo mạng che mặt « làm suy yếu nghiêm trọng sự bình đẳng giữa nam và nữ cũng như việc bảo vệ trẻ em ».…
Elon Musk rời khỏi chính phủ Hoa Kỳ; Việt Nam được ve vãn trong bối cảnh chiến tranh thuế quan; Hoa Kỳ ngừng cấp visa cho sinh viên, giấc mơ du học nước Mỹ đổ bể. Trên đây là một số chủ đề chính trong Tạp chí Thế giới đó đây tuần này. Vào thứ Sáu 30/05/2025, tại Phòng Bầu Dục, tổng thống Donald Trump cùng Elon Musk có buổi họp báo, khép lại nhiệm kỳ hơn 130 ngày của Elon Musk tại bộ Hiệu Quả Chính Phủ Mỹ (DOGE). Trên mạng xã hội X, tổng thống Trump khẳng định " đó là ngày cuối cùng của Elon Musk, nhưng không hẳn là vậy, ông ấy sẽ vẫn sát cánh cùng chúng tôi, đi đến cuối con đường. Elon là một người tuyệt vời”. Hôm thứ Tư 28/05, trên mạng xã hội mà tỷ phú gốc Nam Phi mua lại, Elon Musk viết: “Nhiệm kỳ của tôi với tư cách là một nhân viên chính phủ đặc biệt sắp kết thúc, tôi muốn cảm ơn tổng thống Donald Trump đã cho tôi cơ hội cắt giảm các chi tiêu không cần thiết”. Quyết định rời chính phủ được đưa ra một ngày sau khi ông chủ Tesla lần đầu tiên chỉ trích Donald Trump về dự luật chi tiêu “quá đà”, khiến ngân sách thâm hụt hơn nữa, và ảnh hưởng đến nhiệm vụ của bộ Hiệu Quả Chính Phủ do ông đứng đầu. Kể từ khi Donald Trump tái đắc cử, Elon Musk được coi là một trong những người quyền lực nhất Hoa Kỳ, được Trump ca ngợi là “ngôi sao”, là bậc “thiên tài”. Trong vòng 4 tháng dấn thân vào chính trị, cơ quan do Musk đứng đầu với nhiệm vụ cắt giảm 2 ngàn tỷ chi tiêu công, và hiện được cho là đã giảm được 170 tỷ (con số này khó kiểm chứng). Các hành động của DOGE đã bị chỉ trích không ít vì các biện pháp “tàn nhẫn”, sa thải hàng loạt công chức, đôi khi đuổi việc nhầm các nhân viên giữ vị trí quan trọng, xóa bỏ nhiều viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ. Elon Musk cũng gây tranh cãi bởi quan điểm chính trị cực hữu, thậm chí bị cáo buộc là can thiệp vào các cuộc bầu cử ở châu Âu, ủng hộ cánh hữu lên ngôi, cụ thể là ở Đức. Từ cuối tháng Tư, theo AFP, Elon Musk đã thông báo muốn “rút lui khỏi chính trường”, để chú tâm vào các doanh nghiệp của ông, đặc biệt là Tesla. Ảnh hưởng của Elon Musk gia tăng trên chính trường, đối nghịch với sự sa sút của Tesla. Riêng tại thị trường châu Âu, doanh số bán xe ô tô điện vào tháng Tư đã giảm đi một nửa. Cả thành phố chống Tesla Tại Úc, lập trường chính trị của Elon Musk cũng ảnh hưởng đến Tesla. Ở Marion, miền nam nước Úc, gần như cả thành phố phản đối dự án xây nhà máy tái chế bình điện của Tesla. Trong một cuộc tham vấn về việc bán đất công cho tập đoàn của Musk, 95 % dân của thành phố đã phản đối, không phải vì dự án, mà là phản đối Musk, với các lập trường cực hữu. Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse tường trình : "Dự án này có thể tạo ra hàng trăm việc làm và bơm vào nền kinh tế địa phương hàng chục triệu đô la. Tuy nhiên, tại Marion City, gần như toàn bộ dân cư phản đối việc xây dựng nhà máy của Tesla ở đây, lý do chủ yếu không phải là dự án của Tesla, mà là do ông chủ Elon Musk với lập trường chính trị ngày càng phát xít. Gần 1000 người đã trả lời trong khuôn khổ cuộc điều tra lấy ý kiến người dân. Đối với nghị viên của hội đồng thành phố, Sarah Luscombe, những người này coi đây là cơ hội để bày tỏ sự bất đồng với các phát biểu của người đàn ông giàu nhất thế giới. Bà nói : “Người dân muốn đưa ra ý kiến về các vấn đề của thế giới và theo tôi, trong cuộc tham vấn này, họ thấy có cơ hội để nói rằng thành phố Marion không có chỗ cho một nhà máy của Elon Musk”. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn cản hội đồng thành phố thông qua việc chuyển nhượng đất cho tập đoàn Tesla. Thị trưởng của Marion nhấn mạnh đến các lợi ích kinh tế cho thành phố từ dự án này. Tuy nhiên, quyết định của thị trưởng vẫn cần được chính phủ bang Nam Úc thông qua. Cách nay gần một tháng, những người thuộc đảng Lao Động đã thắng lớn, tái đắc cử tại cuộc bầu cử liên bang, đặc biệt là vì đã phản đối các chính sách của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump." Hoa Kỳ ngừng cấp visa cho sinh viên quốc tế, giấc mơ du học Mỹ đổ bể Vẫn về thời sự Hoa Kỳ, ngoại trưởng Marco Rubio đã chỉ thị cho các sứ quán và lãnh sự Mỹ ở nước ngoài tạm thời đóng lịch hẹn xin visa của các sinh viên, trong lúc chờ triển khai công cụ rà soát mạng xã hội của người nộp đơn. Mặc dù hôm 29/05, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã trấn an, cho rằng quyết định này chỉ là tạm thời, nhưng cũng đã khiến các sinh viên quốc tế muốn sang du học tại Mỹ một phen điêu đứng, đặc biệt là đối với các sinh viên Ấn Độ, chiếm gần 30 % lượng du học sinh tại Mỹ trong năm học 2023-2024 (330 000 người). Từ New Delhi, thông tín viên Léa Aujal tường trình : "Priya là một sinh viên ngành luật. Các kế hoạch của cô đã đổ bể khi Hoa Kỳ đưa ra thông báo này. Đối với cô, đây là một dấu hiệu tồi tệ, gửi đến tất cả những ai muốn xây dựng tương lai tại Hoa Kỳ. Cô nói : "Điều này thực sự khiến các sinh viên Ấn Độ nản lòng, và cũng khiến mọi người rất lo lắng, liệu có được trường nhận học không, có gia hạn được visa hay không. Quyết định này rất bất thường, nhưng không ngạc nhiên nếu xét đến chính phủ hiện tại của Hoa Kỳ và các chính sách mới được triển khai gần đây. Nhưng chúng tôi vẫn nuôi hy vọng. Về phần mình, tôi muốn du học Mỹ năm nay, để học master tại trường đại học Pennsylvanie. Nila, sinh viên ngành văn học tại New Delhi cũng có cùng nỗi thất vọng : "Với quyết định này, Hoa Kỳ đơn giản là đóng lại các triển vọng, cơ hội cho sinh viên Ấn Độ, những người muốn ra nước ngoài để học tập. Các sinh viên phải được quyền làm điều họ muốn mà không bị ngăn cản. Ra nước ngoài học cao lên, học hỏi những gì mà họ muốn. Chúng tôi phản đối quyết định này." Từ năm 2024, theo dữ liệu của bộ Ngoại Giao Ấn Độ, chính quyền Donald Trump đã trục xuất 682 người mang quốc tịch Ấn Độ". Mỹ cũng là một điểm đến thu hút nhiều sinh viên Việt Nam, và hiện là thời điểm các sinh viên chuẩn bị làm thủ tục xin thị thực để du học tại Mỹ. Trong cuộc họp báo hôm 29/05, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Việt Nam, Phạm Thu Hằng, khẳng định rằng các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ đang làm việc với Mỹ để tìm hiểu thông tin. Bà Hằng nói thêm : "Chúng tôi mong muốn việc phỏng vấn và xin thị thực du học đối với học sinh, sinh viên Việt Nam được tiến hành thuận lợi, để giáo dục tiếp tục là một lĩnh vực hợp tác trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước". Theo Viện giáo dục Quốc tế, Việt Nam là nguồn sinh viên lớn nhất từ các nước ASEAN tại Hoa Kỳ, lên đến 31.000 trong năm học 2023-2024, gồm tất cả các cấp bậc. Sắc lệnh kinh tế của Donald Trump bị chặn là điều đã được lường trước Về cuộc chiến thuế quan do tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khởi xướng, hôm thứ Tư vừa qua, một tòa án Hoa Kỳ đã chặn các mức thuế đối ứng mà tổng thống Trump ban hành, được áp dụng từ đầu tháng Tư đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đây được coi là một thách thức đối với chính sách kinh tế của tổng thống Mỹ. Theo các thẩm phán, sắc lệnh mà ông Trump ban hành khi trở lại Nhà Trắng vượt quá quyền hạn của tổng thống, trong khi bất cứ quyết định nào về thương mại, đều thuộc thẩm quyền của Quốc Hội. Chính quyền Trump ngay lập tức đã kháng cáo và viện dẫn một đạo luật cho phép tổng thống được quyết định trong trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Theo nhà kinh tế Vincent Vicard , "thực sự không có lý do gì để nói về tình trạng khẩn cấp về kinh tế liên quan đến cán cân thương mại của Mỹ". Trả lời RFI Pháp ngữ, ông giải thích : "Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên vì thông thường tại Hoa Kỳ, theo Hiến Pháp, quyền quyết định về chính sách kinh tế thuộc về Quốc Hội. Tổng thống Hoa Kỳ có thể sử dụng các công cụ chính sách thương mại nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp hoặc liên quan đến an ninh quốc gia/ Tình trạng mất cân bằng trong cán cân thương mại của nền kinh tế Hoa Kỳ, không phải là điều mới mẻ, và cũng không phải là điều gây nguy hiểm cho nền kinh tế Hoa Kỳ về ngắn hạn. Hoa Kỳ có thể gặp phải các vấn đề như phi công nghiệp hóa, nợ nước ngoài, nhưng không tạo ra tình trạng khủng hoảng. Đối với Hoa Kỳ, khi tổng thống đưa ra các sắc lệnh về các vấn đề thương mại, thì không có gì bất ngờ khi vấp phải các biện pháp pháp lý chống lại ông. Điều này đã được dự đoán. Hiện tại, có một phán quyết chống lại các quyết định của tổng thống Trump, nhưng còn nhiều điều sẽ diễn ra, và ông Trump đã kháng cáo. Chúng ta phải đợi xem tình hình sẽ diễn biến ra sao". Việt Nam được quốc tế "ve vãn" Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung do tổng thống Donald Trump khởi xướng, Việt Nam nổi lên như một điểm đến được nhiều cường quốc quốc tế “ve vãn”. Với vị trí địa lý chiến lược, môi trường chính trị ổn định và chi phí sản xuất cạnh tranh, Việt Nam được xem là giải pháp thay thế tiềm năng cho vai trò "công xưởng thế giới" của Trung Quốc trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Chỉ trong vòng hai tháng gần đây, Hà Nội đã liên tiếp đón tiếp nhiều nguyên thủ của các nước lớn, cho thấy vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam trên bàn cờ quốc tế. Gần đây, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 27/05. Hai bên đã thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, giáo dục đến quốc phòng và chuyển đổi năng lượng. Chuyến thăm được xem như một phần trong chiến lược mở rộng hiện diện của Pháp tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời khẳng định vai trò trung tâm của Việt Nam trong khu vực. Trước đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đến thăm Việt Nam và được tiếp đón long trọng với 21 phát đại bác. Chuyến thăm mang thông điệp rõ ràng về việc củng cố quan hệ kinh tế song phương, duy trì ổn định trong bối cảnh các chính sách bảo hộ thương mại từ Washington tiếp tục gây sóng gió trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, trong tháng Tư, thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez có chuyến thăm chính thức tới Hà Nội, chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ nước này kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng Sanchez khẳng định mong muốn đóng vai trò “cầu nối Đông - Tây”, thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu. Thực tế, Việt Nam không nằm ngoài “tầm ngắm” của cuộc chiến thuế quan. Với mức thặng dư thương mại lớn trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Việt Nam từng bị chính quyền Trump đe dọa áp thuế lên đến 46%. Dù sau đó quyết định này bị hoãn, nhưng Washington vẫn nhiều lần cáo buộc Việt Nam là “trạm trung chuyển” cho hàng hóa Trung Quốc, lách các rào cản thuế quan của Mỹ. Phía Hà Nội đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc, đồng thời đề xuất tháo gỡ toàn bộ rào cản thuế giữa hai nước. Tấn công bằng drone : chiến lược của Putin Liên quan đến cuộc chiến tại Ukraina, trong tuần vừa qua, hai bên đã đề xuất tiếp tục đàm phán, dự trù vào đầu tuần sau, 02/06. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Sáu, đã đề xuất tổ chức cuộc gặp ba bên giữa tổng thống Nga Vladimir Putin, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại nước này. Lãnh đạo ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng vòng đàm phán thứ hai này có thể đạt tiến triển, nhằm đạt lệnh ngừng bắn, tiến tới hòa bình. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc, Rosemary DiCarlo, lại không quá hy vọng vào cuộc đàm phán này, đồng thời lên án các cuộc tấn công quy mô lớn của Nga vào Ukraina trong những ngày gần đây, đáng chú ý con số kỷ lục hơn 300 drone trong đêm Chủ Nhật, sáng thứ Hai tuần này. Tướng Jérôme Pelisrandi, tổng biên tập tạp chí Defense, trả lời RFI Pháp ngữ cho rằng cuộc tấn công bẳng drone là chiến lược của ông Putin : " Đối với tổng thống Nga, chiến tranh vẫn tiếp diễn, và không có lý do gì phải nhượng bộ hay giảm các nỗ lực quân sự. Chiến tranh là chiến tranh. Đó là cuộc chiến mà Vladimir Putin muốn thắng bằng mọi giá. Điều mà ông ấy muốn là Ukraina phải đầu hàng, và điều này theo tôi là thảm kịch mà người dân Ukraina đang phải chịu đựng ngày nay".…
Trong khi chiến tranh Ukraina chưa có dấu hiệu lắng dịu bất chấp các nỗ lực ngoại giao quốc tế, thì tình hình dường như cũng có nguy cơ nóng lên ở biên giới giữa Phần Lan với Nga. Trải dài 1.340 km, biên giới giữa Phần Lan - Nga là đường ranh giới dài nhất giữa NATO và Nga và cũng được xem là khu vực mang tính chiến lược cao. Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Matxcơva đang gia tăng các hoạt động quân sự ở sát đường biên giới với Phần Lan, thành viên mới chính thức gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO vào năm 2023. Tại Kamenka của Nga, chỉ cách biên giới Phần Lan 60 km, tính từ tháng 02 đến nay, hơn 130 lán trại quân đội đã được dựng lên. Khu vực này trước năm 2022 chưa được phát triển, nhưng đến nay dường như có khả năng làm nơi trú đóng cho 2.000 binh lính. Một ví dụ khác, ở Petrozavodsk, có 3 nhà kho lớn đã được xây dựng, mỗi nhà kho có thể chứa được khoảng 50 xe bọc thép. Từ tháng 04, nhà kho thứ tư cũng đang được Nga xây dựng. Xa hơn về phía bắc, gần Vòng Bắc Cực, căn cứ trực thăng Severomorsk-2, cũng đang trong quá trình cải tạo. Từng bị đóng cửa vào năm 1998, căn cứ này được đưa trở lại hoạt động từ năm 2022. Sử gia quân sự người Phần Lan, Emil Kastehelmi, thành viên nhóm phân tích Hắc Điểu - « Black Bird Group » - được trang mạng France 24 ngày 20/05 trích dẫn, cho biết là ban đầu Nga chỉ bố trí 1 đơn vị drone ở đó, nhưng sau này đã khôi phục căn cứ trực thăng. Điều này dường như cho thấy Nga muốn tăng cường hoạt động của mình trong khu vực. Nga - Kẻ thù quá khứ và kẻ địch tương lai của Phần Lan ? Đối với Phần Lan, Nga là kẻ thù cả trong quá khứ và cho tương lai, nên chính quyền Helsinky trong thời gian đã tích cực hiện đại hóa quân sự. Helsinky đặc biệt muốn tăng chi tiêu quốc phòng, đặt mục tiêu là đến năm 2029, chi tiêu quân sự sẽ đạt 3% GDP. Helsinky cũng đang cân nhắc nâng độ tuổi của quân dự bị động viên lên 65 tuổi, nhằm đạt chỉ tiêu đến năm 2031 có 1 triệu người có thể tòng quân, tương đương gần 1/5 người dân Phần Lan. Đầu tháng Tư vừa qua, thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cũng tuyên bố Helsinki sẽ rút khỏi Hiệp ước Ottawa về cấm mìn sát thương cá nhân mà Helsinki đã ký kết hồi năm 2012. Tất cả là để chuẩn bị cho khả năng đối phó nếu chiến tranh xảy ra. Quân đội Phần Lan không chỉ được trang bị tốt mà còn đông đảo về quân số. Vẫn theo France 24, nếu chiến tranh nổ ra, Phần Lan có thể huy động ngay 284.000 binh sĩ, nhiều hơn cả Anh hoặc Pháp. Chuyên gia Ed Arnold, thuộc cơ quan nghiên cứu an ninh RUSI của Anh, nhấn mạnh : Với lực lượng pháo binh mạnh nhất Liên Âu và kho dự trữ vũ khí và đạn lượng vô cùng lớn, Phần Lan có thể là một trong những nước thành viên NATO có năng lực quốc phòng tốt nhất. Chính vì thế, sẽ là điều dại dột nếu như Nga bắt đầu chiến dịch quân sự chống NATO bằng cách tấn công trước hết vào Phần Lan. Trước mối đe dọa quân sự từ Nga, một lữ đoàn của Đức được triển khai tại Litva Vẫn ở sườn đông NATO, nhìn sang Litva, hôm thứ Năm 22/05, thủ tướng Đức Friedrich Merz đích thân sang Vilnus vào đúng ngày một lữ đoàn của Đức chính thức được triển khai tại Litva, gần 3 năm sau khi quyết định được thông qua trên giấy tờ. Từ Vilnius, thông tín viên Marielle Vitureau gửi về bài tường trình : « Những người lính đầu tiên của các tiểu đoàn hỗ trợ hậu cần và quân y đã đến từ đầu tháng Tư. Hiện giờ, lữ đoàn có 350 binh lính, đến cuối năm 2027, quân số sẽ lên tới 5.000 người. Đây là một dự án khổng lồ đối với đất nước Litva. Orijana Masale, thứ trưởng Quốc Phòng Litva, nói : « Sẽ phải xây dựng 402 tòa nhà làm nơi đóng quân cho lữ đoàn và để làm điều này, sẽ cần khoản đầu tư khoảng 1,8 tỷ euro ». Những doanh trại quân đội mới sẽ mọc lên. Các sân tập mới sẽ được xây dựng, tất cả đều vì một mục đích duy nhất. Thứ trưởng Orijana Masale khẳng định : « Mọi khoản đầu tư vào quốc phòng và lữ đoàn này đều nhằm tăng cường khả năng răn đe của chúng ta, chúng ta muốn hòa bình ». Ở Đức, có một sự thay đổi cũng đang diễn ra. Dân biểu Roderich Kiesewetter, thành viên Ủy ban Đối ngoại, phát biểu : « Nước Đức đã rút ra được một bài học từ lịch sử. Đã có 11 nước thành viên NATO hiện diện cho đến năm 1990 để bảo vệ chúng ta. Còn bây giờ, chúng ta phải chung tay bảo vệ các quốc gia trước đây nằm phía sau Bức màn sắt ». Litva đang chờ đợi các nước đồng minh NATO. Và nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn trước khi lữ đoàn có khả năng hoạt động, theo dự kiến, một cơ chế hỗ trợ của một sư đoàn của Đức sẽ được kích hoạt ». « Ngoại giao nước » : Nước cờ mới trong quan hệ Trung Quốc - Pakistan Chỉ ít ngày sau khi đụng độ vũ trang Ấn Độ - Pakistan lắng xuống, ngoại trưởng Pakistan, Ishar Dar, cũng là phó thủ tướng Pakistan, có chuyến thăm chính thức 3 ngày đến Trung Quốc, bắt đầu từ thứ Hai 19/05. Đây không phải là lựa chọn ngẫu nhiên. Theo giới quan sát, trong cuộc không chiến vừa qua với Ấn Độ, không ít lợi thế của Pakistan có được là nhờ nguồn vũ khí của Trung Quốc, nhất là phi cơ và drone. Thế nên, chuyến công du Bắc Kinh của ngoại trưởng Pakistan là cách để Islamabad bày tỏ lòng biết ơn đối với Trung Quốc, nhà xuất khẩu vũ khí lớn của Pakistan. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm, được AFP ngày 23/05 trích dẫn, 63% vũ khí của Pakistan là mua từ Trung Quốc. Islamabad cũng khẳng định là chính các chiến đấu cơ của Pakistan do Trung Quốc sản xuất đã hạ được các máy bay của Ấn Độ trong cuộc không chiến đêm 06 rạng sáng 07/05. Tiếp đồng nhiệm Pakistan hôm 20/05, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Islamad có thể tin cậy vào tình bằng hữu của Bắc Kinh, bất chấp thử thách, để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Có thể hiểu là nếu đụng độ với Ấn Độ lại xảy ra ở vùng Cashmir, Bắc Kinh sẽ vẫn đồng hành với Islamabad. Không chỉ có vũ khí, Trung Quốc còn có thể dùng nguồn nước để hỗ trợ Pakistan trong xung đột với Ấn Độ. Xin nhắc lại là trong quan hệ với Ấn Độ, nguồn nước vẫn là một điểm yếu của Pakistan. Giới quan sát vẫn nói đến nguy cơ tiềm ẩn về một cuộc « chiến tranh nước » giữa Ấn Độ và Pakistan. Ngay sau vụ tấn công khủng bố hôm 22/04 mà New Delhi cho là có sự tiếp tay của Islamabad, New Delhi tuyên bố rút khỏi hiệp ước chia sẻ nguồn nước đã ký kết hồi năm 1960 với Pakistan. Đến ngày 06/05, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo ý định cắt nước của các con sông bắt nguồn từ Ấn Độ và là nguồn cấp nước cho Pakistan. Islamabad cũng tố cáo Ấn Độ thay đổi lưu lượng dòng chảy của sông Chenab, một trong ba con sông được quy định trong khuôn khổ hiệp ước. Vấn đề là nông nghiệp của Pakistan phụ thuộc đến gần 80% vào nguồn nước từ Ấn Độ. Để giải tỏa nỗi lo của Islamabad, Trung Quốc đã hứa sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng đập lớn « Dự án thủy điện Mohmand », với nhà máy thủy điện công suất 800 megawatt tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở miền tây bắc đất nước. Đây là một dự án quan trọng đối với Islamabad, giúp Pakistan tự chủ hơn trước Ấn Độ về nguồn nước, khiến bất kỳ mối đe dọa nào từ Ấn Độ về nguồn nước sẽ trở nên vô nghĩa đối với Pakistan. Bị cấm tuyển sinh quốc tế : Tổn thất mới của đại học Havard trong trận chiến với chính quyền Donald Trump Sau khi cắt khoản tài trợ liên bang 2,7 tỉ đô la, chiến dịch của chính quyền Donald Trump nhắm vào Harvard, trường đại học tư danh giá hàng đầu của Mỹ, lại sang một chương mới : Ngày 22/05/2025, chính quyền Trump quyết định cấm đại học Harvard tuyển sinh viên ngoại quốc. Lần này, theo AFP, không chỉ lên án đại học Harvard tạo thuận lợi cho nạn bạo lực, bài Do Thái, trong thư gửi đến lãnh đạo trường, bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, Kristi Noem còn quy kết Harvard cho phép sinh viên nước ngoài chống Mỹ, ủng hộ khủng bố và hợp tác với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tối hậu thư của chính quyền Mỹ : Nếu Harvard muốn được khôi phục « đặc quyền », trường phải cung cấp trong vòng 72 giờ hàng loạt thông tin họ có về các hoạt động của sinh viên nước ngoài trong 5 năm qua mà chính quyền cho « bất hợp pháp ». Trên thực tế, đâu là lý do khiến Harvard bị Donald Trump đặc biệt nhắm đến ? Trên đài RFI Pháp ngữ, giảng viên Jérôme Viala-Godefroy, đại học Khoa học Chính trị Sciences Po, ở Saint-Germain en Laye, Pháp, chuyên về chính trị Mỹ, tác giả cuốn sách « Ngôn từ của Trump » (NXB Dalloz), giải thích : « Đây là một trong những trường đại học quan trọng nhất, giàu nhất và lâu đời nhất tại Hoa Kỳ. Nếu một trường đại học có thế mạnh như vậy không thể chống đỡ được, điều đó có nghĩa là tất cả các đại học khác, với ít nguồn lực hơn, có nguy cơ phải làm theo những gì đã mà đại học này thực hiện, như trường Columbia ở New York đã phải chấp nhận đáp ứng các yêu cầu của tổng thống Donald Trump ». Quyết định của chính quyền bị lãnh đạo đại học Harvard xem là « bất hợp pháp ». Theo nhận định của giảng viên Jérôme Viala-Godefroy, việc tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay sử dụng biện pháp mang tính áp đặt cho các trường như vậy là rất nguy hiểm đối với nền dân chủ : « Đúng vậy, điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó không được tiến hành theo quy trình thông thường. Thường thì có một quy trình, đặc biệt là theo 2 đạo luật. Đó là những đạo luật, ví dụ nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử trong các trường đại học (…) Có những cáo buộc, nhất là về chủ nghĩa bài Do Thái, nhắm vào đại học Columbia và Harvard. Nhưng có một quy trình, nghĩa là nếu đó đúng là lý do duy nhất, thì phải giải quyết thông qua các tòa án. Ngoài ra, cũng có thể có những thỏa thuận. Điều này cần phải có thời gian và trên hết là một quy trình rất cụ thể. Thế nhưng, những gì đang diễn ra lại không được thực hiện theo đúng quy trình đó. Mọi người thấy rõ là thực sự trong chuyện này còn có một điều gì khác nữa ». Theo quyết định của bộ An ninh Nội địa Mỹ, các sinh viên ngoại quốc của đại học Harvard có thời hạn đến tháng 08/2025 để chuyển trường. Quyết định mới này có liên quan đến khoảng 6.800 sinh viên (1/4 tổng số sinh viên của Harvard). Vậy giới sinh viên quốc tế ở đại học Harvard phản ứng thế nào ? Marc Sabatier Hvidkjear, một nghiên cứu sinh mang 3 quốc tịch Mỹ - Pháp và Đan Mạch, dù không liên quan đến quyết định này, nhưng cho biết trên đài RFI Pháp ngữ ngày 23/05 là nhiều sinh viên đang rất lo sợ cho tương lai của họ và của trường : « Phản ứng đầu tiên có lẽ là thấy hơi khó tin. Chúng tôi không thể tin rằng chuyện này lại xảy ra. Ở trường Kennedy (thuộc đại học Harvard), nơi tôi có bạn bè, nhiều người đã bật khóc ngay lập tức. Liệu ngay ngày mai người ta có đến và buộc họ rời đi hay không ? Thực ra quyết định chỉ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 8, nhưng có những người đang nghĩ điều gì sẽ xảy ra với trường đại học có thể mang lại cho họ những cơ hội độc nhất vô nhị. Đây là một trong những trường đại học tốt nhất thế giới. Có nhiều người theo học sau này sẽ trở thành các nhà lãnh đạo quốc tế. Một phần rất lớn của quyền lực mềm của Mỹ là ở đây. Các sinh viên nước ngoài là nguồn tài nguyên trí tuệ lớn lao để tạo lập những trung tâm nghiên cứu tốt nhất thế giới. Tất nhiên, còn có khía cạnh tài chính nữa, bởi vì sinh viên nước ngoài đóng góp nhiều kinh phí. Điều này rất quan trọng đối với năng lực kinh tế của đại học Harvard. Về kinh tế, đại học Harvard đang trong tình trạng khó khăn ».…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Nhiệm kỳ 2 của TT Mỹ Donald Trump : Đã hết thời thủ tướng Israel Netanyahu « muốn gì được nấy » ? 10:35
Lần đầu công du nước ngoài kể từ khi trở lại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này đã có vòng công du 3 nước đồng minh Vùng Vịnh : Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Qatar. Ngoài việc ký kết các hợp đồng lớn về hàng không, quốc phòng … ông Trump cũng bàn với các nhà lãnh đạo về những hồ sơ ngoại giao quan trọng trong khu vực, như hạt nhân Iran, đàm phán ngừng bắn với lực lượng Houthi Yemen, chiến tranh Gaza, tình hình Syria. Đặc biệt, sau 25 năm, lần đầu tiên một vị tổng thống Mỹ gặp gỡ một vị tổng thống Syria, nhất là khi tổng thống lâm thời Syria Ahmad Al Sharaa trước đây có tên trong danh sách khủng bố của Mỹ. Syria cũng được tổng thống Mỹ Donald Trump dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Điều gây ngạc nhiên là đồng minh Israel lại hoàn toàn bị tổng thống Mỹ phớt lờ, trong khi tổng thống Trump ở nhiệm kỳ đầu đã cho Netanyahu hầu như mọi thứ theo ý của thủ tướng Israel, kể cả việc chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Đối với truyền thông Israel, rõ ràng là giờ đây tổng thống Mỹ Donald Trump đang mất kiên nhẫn với Tel Aviv, và nhất là với thủ tướng Benyamin Netanyahu. Về phía Tel Aviv, chính quyền Netanyahu ngày càng cảm thấy bị gạt ra bên lề các quyết định của chính quyền Donald Trump. Chính sách « Nước Mỹ là trên hết » và các mối ưu tiên của chính phủ Israel dường như ngày càng bớt tương thích với nhau. Từ Jerusalem, thông tín viên Michel Paul ngày 14/05/2025 cho biết thêm : « Có những dấu hiệu căng thẳng gia tăng trong những tuần gần đây. Các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Hamas đã dẫn đến việc con tin song tịch Mỹ - Israel, Edan Alexander, được thả. Ngoài ra Mỹ còn đàm phán với Iran về hạt nhân, ngừng bắn với phiến quân Houthis Yemen trong khi phe nổi dậy này vẫn tiếp tục tấn công Israel. Và thêm một thất bại mới nhất cho Israel : Donald Trump dỡ bỏ lệnh trừng phạt Syria, chấp nhận gặp tổng thống lâm thời al-Sharaa, nhưng lại gạt Israel ra khỏi chuyến công du Trung Đông của ông. Liệu đây có phải là hồi kết của tuần trăng mật giữa Israel và tổng thống Mỹ Donald Trump hay không ? Không, Benjamin Netanyahu tuyên bố như vậy. Ông nói rằng đó chỉ là trò dàn dựng của các phương tiện truyền thông. Nhưng ít nhất có một vị bộ trưởng, vốn nổi tiếng với những tuyên bố thẳng thắn, đã tiết lộ những gì đảng Likud của Netanyahu nghĩ về ông Donald Trump. David Amsalem là bộ trưởng chuyên trách về hợp tác trong khu vực. Ông nói : « Họ cho rằng ông ấy (tức tổng thống Mỹ Donald Trump) là người khó đoán định. Mỗi sáng, khi thức dậy, ông ấy lại có một ý kiến khác, và chủ đề nào cũng làm cả thế giới phải bối rối. Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng và phá vỡ mọi quy tắc từ trước tới giờ vẫn luôn chi phối mối quan hệ giữa Israel và Hoa Kỳ ». Donald Trump muốn rằng cuộc chiến ở Gaza, mà ông mô tả là tàn khốc, phải chấm dứt. Về phần mình, thủ tướng Israel đáp trả : « Sẽ không có tình huống nào khiến chúng tôi phải dừng cuộc chiến ». Và ông nhấn mạnh : « Quân đội Israel sẽ tiến vào dải Gaza « với toàn thể sức mạnh » trong những ngày tới đây. Và điều này có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng mở giữa Israel và Hoa Kỳ ». Đàm phán Nga - Ukraina : Thổ Nhĩ Kỳ và kỳ vọng tạo dấu ấn trên sân khấu ngoại giao thế giới Ngoài vòng công du vùng Vịnh của tổng thống Mỹ Donald Trump, thỏa thuận Mỹ - Trung giảm 115% thuế suất trừng phạt đối ứng trong vòng 90 ngày, diễn đàn ngoại giao Trung Quốc với Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê (CELAC) để tăng cường hợp tác trước đòn thuế quan của Trump, tuần này, truyền thông quốc tế và giới quan sát cũng hướng về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được kỳ vọng diễn ra cuộc đàm phán trực tiếp giữa tổng thống Nga Putin và tổng thống Ukraina Zelensky để sớm chấm dứt chiến tranh Ukraina. Một hôm sau khi tổng thống Pháp, thủ tướng Anh, Đức và Ba Lan hôm 10/05 đến thăm Kiev, gây áp lực với Nga buộc Matxcơva chấp nhận một « lệnh ngừng bắn vô điều kiện » trong vòng 30 ngày bắt đầu từ thứ Hai 12/05, tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/05 đã đề xuất đàm phán « trực tiếp » và « vô điều kiện » giữa Nga và Ukraina vào ngày 15/05 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết « sẵn sàng » đàm phán trực tiếp với Putin, nhưng với điều kiện phải đạt được lệnh ngừng bắn trước đó. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố có thể đến Istanbul. Nhưng kỳ vọng không thành : lệnh ngừng bắn không được ban bố, mà tổng thống Nga Putin cũng không đích thân sang Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán, chỉ cử một phái đoàn đi. Và cuối cùng, đàm phán trực tiếp của hai phái đoàn Nga - Ukraina, thiếu vắng cả hai vị tổng thống Putin à Zelensky, diễn ra ngày 16/05, và trên thực tế gồm 2 cuộc đàm phán : Ukraina - Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina - Nga - Thổ Nhĩ Kỳ. Dẫu sao thì đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nước được Putin đề xuất làm nơi diễn ra đàm phán Nga - Ukraina, đây là một cơ hội của tổng thống Recep Tayyip Erdogan tái khẳng định dấu ấn trên trường quốc tế. Từ Ankara, thông tín viên Anne Andlauer ngày 11/05 giải thích thêm về những nỗ lực của tổng thống Erdogan : « Đây là thời điểm mà tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chờ đợi từ 3 năm nay, kể từ sau thất bại của các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraina qua cầu truyền hình và cũng diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc đàm phán đó làm nảy sinh hy vọng về hòa bình, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm lại được. Vào thời điểm đó, Kiev và Matxcơca thông báo đã nhất trí được với nhau về một văn bản chung. Văn bản này chưa bao giờ được công bố, nhưng sau đó chúng tôi biết được, thông qua các thông tin rò rỉ cho báo chí, rằng lẽ ra họn đã có thể chấm dứt xung đột bằng cách Ukraina tuyên bố trung lập để đổi lấy các đảm bảo về an ninh. Thất bại nói trên vẫn luôn khiến tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan như mắc nghẹn ở cổ. Nhất là vì một năm sau đó, thỏa thuận về ngũ cốc ở Biển Đen, được ký kết tại Istanbul vào tháng 07/2022, cũng lại thất bại. Kể từ đó, người đứng đầu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ ngừng thể hiện thiện chí, ông đã vài chục lần tuyên bố sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán mới tại đất nước mình để vun đắp mối quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như với đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tayyip Erdogan có phản ứng gần như ngay lập tức với đề xuất của tổng thống Nga về việc nối lại các cuộc đàm phán bị gián đoạn ở Istanbul. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn tin rằng sẽ có một « bước ngoặt lịch sử », ông nói đến một « cơ hội cần nắm lấy ». Đó là một cơ hội cho Ukraina và Nga, những cũng là một cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã mơ ước suốt 3 năm nay rằng họ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina. » Năng lượng tái tạo : Lượng khí thải của Trung Quốc giảm dù nhu cầu điện tăng Sự phát triển năng lượng tái tạo đã giúp Trung Quốc trong quý 1/2025 giảm 1,6% lượng khí CO2 phát thải ra bầu không khí so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của Trung tâm Nguyên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), trụ sở tại Phần Lan, công bố hôm 15/05. Theo giới chuyên môn, mức giảm này dù thấp nhưng có ý nghĩa đối với quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh nhu cầu điện trong nước vẫn tăng mạnh. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Clea Broadhurst ngày 15/05 giải thích : « Sự thay đổi này đánh dấu một bước đột phá : trái ngược với những đợt giảm lượng khí phát thải trước đây do suy thoái kinh tế, lần này chính các năng lượng sạch, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng hạt nhân, đã cho phép Trung Quốc hạn chế sử dụng than đá. Nhờ vậy, Trung Quốc đã có thể ổn định, thậm chí giảm lượng khí thải, nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về điện. Đối với các chuyên gia, nếu xu hướng này tiếp diễn thì có thể sẽ dẫn đến mức cao đỉnh điểm thực sự, kéo theo đó là lượng khí phát thải liên quan đến năng lượng cũng sẽ giảm một cách có hệ thống. Sự thay đổi này đang được tăng tốc nhờ nhiều động lực : một chính sách mới về giá đang thúc đẩy các tác nhân trong lĩnh vực lắp đặt trang thiết bị năng lượng tái tạo trước khi chính sách có hiệu lực. Cuộc chiến thương mại do tổng thống Mỹ Donald Trump tái kích hoạt cũng củng cố sự thay đổi, hướng đến mô hình dựa vào tiêu dùng trong nước thay vì xuất khẩu ra nước ngoài. Thế nhưng, lượng khí phát thải của Trung Quốc cũng vẫn cao gần mức đỉnh điểm được ghi nhận gần đây nhất, tức là chỉ thấp hơn có 1%. Nói cách khác, đơn giản là chỉ cần một sự phục hồi trong ngành công nghiệp là đủ để đảo ngược xu hướng giảm phát thải này. Và những nỗ lực thì hiện giờ vẫn là chưa đủ để đạt được các mục tiêu khí hậu mà Thỏa thuận Paris đã đề ra cho năm 2030. Như vậy, dẫu đáng khích lệ nhưng đây vẫn là một tín hiệu mong manh. Thách thức thực sự đối với Bắc Kinh là làm sao để duy trì đà giảm khí thải này một cách bền vững, chứ không chỉ là những hiệu ứng mang tính hoàn cảnh ». Trung Quốc vốn là nước phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất trên thế giới. Nhưng theo AFP, một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái cho thấy Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo, tạo dựng mạng lới với tổng công suất điện gió và điện mặt trời cao gần gấp đôi so với phần còn lại của thế giới cộng lại. Than đá vẫn chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc. Năm 2024, Trung Quốc xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất chiếm đến 93% tổng lượng toàn cầu năm ngoái. Tuy nhiên, vào tháng 04/2025, Bắc Kinh tuyên bố điện gió và điện mặt trời của Trung Quốc lần đầu tiên vượt quá công suất từ nhiệt điện than.…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Kỷ niệm 80 năm chiến thắng Đức Quốc Xã : Vladimir Putin ngợi ca binh sĩ Nga chiến đấu tại Ukraina 14:30
Ngày 09/05/2025, tại thủ đô Matxcơva, Nga tổ chức cuộc diễu binh rầm rộ kỷ niệm 80 năm chiến thắng Đức Quốc Xã, với sự hiện diện của hơn 20 lãnh đạo quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Brazil, Venezuela … Tổng thống Vladimir Putin bảo đảm rằng Nga « đã và sẽ là rào cản không thể phá hủy chống lại chủ nghĩa Quốc xã, bài Nga và bài Do Thái ». AFP trích hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS, cho biết có khoảng 11.000 binh sĩ tham gia diễu binh, trong đó có 1.500 người từng chiến đấu ở Ukraina. Ngoài ra là binh lính từ 13 nước, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Ai Cập … Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng Đức Quốc Xã, cũng là dịp để tổng thống Nga ngợi ca các binh sĩ Nga tham chiến ở Ukraina : « Toàn bộ đất nước, xã hội và người dân ủng hộ những người tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt » ở Ukraina . Đối với Matxcơva, ngày 09/05 không chỉ là ngày kỷ niệm chiến thắng Đức Quốc Xã. Dưới thời Putin, 09/05 trở thành một trong những ngày lễ quan trọng nhất tại Nga và là dịp phô trương sức mạnh quân sự. Thậm chí ngày kỷ niệm chiến thắng Đức Quốc Xã còn mang tính biểu tượng hơn đối với Matxcơva kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch xâm lược Ukraina. Trang tin châu Âu Euronews ngày 05/05 nhắc lại là điện Kremlin sử dụng hình ảnh và câu chuyện về Đệ nhị Thế chiến để mô tả và bày tỏ sự ủng hộ cuộc chiến xâm lược Ukraina. Nga đã sử dụng một loạt khẩu hiệu và biểu tượng giống hệt những gì Liên Xô đã sử dụng trong Thế chiến II. Ví dụ những khẩu hiệu « Chúng ta có thể làm lại » hoặc « Chúng ta có thể lặp lại » đã được binh lính Nga sử dụng rộng rãi ở Ukraina. Tương tự, dải ruy băng St. George màu cam và đen, tượng trưng cho chiến thắng trong Đệ Nhị Thế chiến, cũng đã trở thành một trong những biểu tượng dễ nhận thấy nhất của cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraina, được những người ủng hộ cuộc chiến của Nga đeo trên người. Matxcơva đã cố tình liên kết hai câu chuyện thông qua ngôn từ : ví dụ gọi cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina là « một chiến dịch quân sự đặc biệt », theo cách gọi Đệ nhị Thế chiến là « Chiến tranh vệ quốc vĩ đại » ở Nga. Trên Diễn đàn đăng trên nhật báo Pháp Le Monde ngày 04/05, một tập thể các nhà sử học của châu Âu cũng đã lên án việc Matxcơva « bóp méo ký ức về Đệ nhị Thế Chiến để biện minh cho các hành động đáng ghê tởm nhất » của Nga tại Ukraina. Những thách thức lớn về đối nội - đối ngoại của tân giáo hoàng Lêô XIV Ngày 08/05/2025, sau hai ngày họp tại nhà nguyện Sistina, ở Vatican, Mật nghị Hồng y đã chọn được tân giáo hoàng. Hồng y người Mỹ, Robert Francis Prevost, 69 tuổi, với tông hiệu Lêô XIV, trở thành người kế nhiệm giáo hoàng Phanxicô. Lêô XIV cũng là vị giáo hoàng đầu tiên là người Mỹ. Hôm 09/05, Vatican thông báo nghi lễ nhậm chức của tân giáo hoàng diễn ra ngày 18/05. Trong lúc chờ đợi ngày quan trọng này, hãng tin Pháp AFP điểm lại những thách thức đang chờ đón vị giáo hoàng thứ 267, trong đó phải kể đến những thâm hụt tài chính, tình trạng giáo dân ngày càng ít đến nhà thờ và số người tu hành để trở thành linh mục ngày càng giảm … Chính giáo hoàng Lêô XIV, khi còn là hồng y Robert Francis Prevost, đã nhấn mạnh là Giáo hội « còn rất nhiều điều phải làm ». Trước hết, giáo hoàng Lêô XIV sẽ phải tái hòa hợp những luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau trong Giáo hội, bởi vì 12 năm trị vì của Giáo hoàng Phanxicô, với tư tưởng cởi mở về xã hội, cũng chịu những chỉ trích gay gắt chưa từng có trong nội bộ Giáo hội. Một trong những hồ sơ nhạy cảm là nạn bạo lực tình dục. Bất chấp nhiều biện pháp của Giáo hội nhằm chống lại bạo lực tình dục, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên, nhưng các hiệp hội nạn nhân đã bày tỏ sự thất vọng, cho rằng giáo hoàng Phanxicô chưa có đủ hành động. Nhiều nước châu Á và châu Phi vẫn coi đây là đề tài cấm kỵ. Ở châu Âu, ngay cả Roma cũng chưa khởi động điều tra độc lập về nạn lạm dụng tình dục của giáo hội Ý. Về ngoại giao, vốn cũng là nguyên thủ quốc gia và là lãnh tụ tinh thần, giáo hoàng hoàng cũng sẽ phải thể hiện một tiếng nói có trọng lượng trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc xung đột lớn, từ Ukraina, Sudan, đến Gaza, bên cạnh đó là xu hướng phát triển của chủ nghĩa dân túy, những nguy cơ liên quan đến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và khủng hoảng sinh thái. Mối quan hệ với Washington sẽ được đặc biệt được công luận chú ý, bởi vì việc bầu hồng y người Mỹ, Robert Francis Prevost, làm giáo hoàng được một số người phân tích là cách Giáo hội giữ khoảng cách với chủ nghĩa dân tộc Cơ đốc giáo đang phát triển ở Hoa Kỳ. Ngoài ra là mối quan hệ tế nhị với chế độ cộng sản Trung Quốc. Đối thoại liên tôn giáo cũng là điều được giáo hoàng quan tâm. Theo AFP, giáo hoàng Lêô XIV dự kiến thảo luận về cuộc đối thoại với cả Hồi giáo và Do Thái giáo, trong khi quan hệ giữa Giáo hội với Israel gia tăng do chiến tranh Gaza. Quan hệ của Vatican với Giáo hội Chính thống giáo Nga tại Matxcơva cũng căng thẳng do chiến tranh Ukraina. Xung đột quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan và nguy cơ xảy ra một cuộc « chiến tranh về nước » Không chỉ còn là những lời đe dọa suông, Ấn Độ và Pakistan, hai nước Nam Á, cựu thuộc địa của Anh, đã oanh kích lẫn nhau. New Delhi cho biết trong đêm 07/05, quân đội Ấn Độ đã oanh tạc và phá hủy 9 địa điểm của « lực lượng khủng bố » ở Pakistan. Pakistan ngay lập tức pháo kích đáp trả đối phương. Sau đó là đến các vụ đọ súng, tấn công qua lại bằng drone … Bất chấp lời kêu gọi đôi bên kiềm chế của quốc tế, từ Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Liên Âu, đến Anh, Nga …, xung đột vũ trang ngày càng căng thẳng hai tuần sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố vào vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý, khiến 26 người thiệt mạng, mà New Delhi quy trách nhiệm là do Islamabad đứng sau « giật dây ». Theo số liệu chính thức New Delhi và Islamabad công bố, đươc AFP trích dẫn, tính đến tối 08/05/2025, tổng cộng đã có 16 thường dân Ấn Độ và 37 người Pakistan thiệt mạng. Chưa dừng ở đó, theo bài tường trình sáng 09/05 của thông tín viên RFI Côme Bastin từ Bangalore, chính phủ Ấn Độ đang chuẩn bị tinh thần cho công chúng là cuộc chiến sẽ diễn ra với cường độ cao hơn. Tại nhiều bang ở vùng biên, người dân được di tản, các trường học bị đóng cửa … Hồi đầu tuần, tối 06/05, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo ý định cắt nước của các con sông bắt nguồn từ Ấn Độ và là nguồn cấp nước cho Pakistan : « Trước đây, nước thuộc về Ấn Độ, chảy sang nước khác, nhưng nay dòng chảy sẽ được chặn lại để phục vụ lợi ích của Ấn Độ và sẽ được sử dụng cho Ấn Độ » Ấn Độ và Pakistan hồi năm 1960 từng ký kết một hiệp ước về chia sẻ nguồn nước. Hiệp ước trao cho New Delhi quyền sử dụng các con sông chung để xây đập hoặc trồng trọt, nhưng cấm Ấn Độ chuyển hướng dòng chảy hoặc thay đổi lượng nước ở hạ lưu. Ngay sau vụ tấn công khủng bố hôm 22/04, Ấn Độ đã rút khỏi hiệp ước. Đến ngày 06/05, Pakistan tố cáo Ấn Độ thay đổi lưu lượng dòng chảy của sông Chenab, một trong ba con sông trong được quy định theo hiệp ước nói trên. Theo các chuyên gia, dòng chảy của sông không thể bị gián đoạn trong thời gian dài. Tuy nhiên, theo Viện nghiên cứu Jinnah của Pakistan, được Le Figaro trích dẫn ngày 07/05, « ngay cả những thay đổi nhỏ về lịch trình - chứ chưa nói tới lượng nước - xả ra cũng có thể làm gián đoạn mùa gieo trồng và làm giảm năng suất nông nghiệp » ở Pakistan. Chính quyền Islamabad đã cảnh báo là mọi ý đồ phá vỡ dòng chay của những con sông này đều bị Pakistan xem là « hành vi chiến tranh ». Nước Pháp liệu có cạnh tranh được với các quốc gia Bắc Âu để thu hút các nhà khoa học của Mỹ ? Để thu hút các nhà khoa học quốc tế, nhất là các nhà nghiên cứu Mỹ, trong bối cảnh chính quyền Donald Trump cắt giảm ngân sách khoa học, ngày 05/05/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tổ chức hội thảo “Choose Europe for Science” (Chọn châu Âu cho Khoa Học) tại đại học Sorbonne, Paris. Tham dự sự kiện có khoảng 800 người, trong đó có nhiều quan chức chính phủ Pháp, đại diện các trường đại học ở châu Âu và các ủy viên châu Âu. Bruxelles công bố khoản đầu tư 500 triệu euro để thu hút các nhà khoa học đến châu Âu. Paris chi 100 triệu euro để mời gọi các nhà khoa học đến làm việc. Điểm đáng chú ý, theo báo Pháp Libération là để nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước Pháp, các dự án của các trường đại học và tổ chức nghiên cứu phải tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của chính phủ. Tuy nhiên, theo giới quan sát, Pháp không dễ thu hút thêm giới nghiên cứu quốc tế. Ngoài các lý do chủ quan, một trong những lý do khách quan là sự cạnh tranh từ nhiều nước châu Âu có tiềm lực khác, chẳng hạn các nước Bắc Âu, vốn nổi tiếng về chất lượng cuộc sống và chế độ đãi ngộ xã hội. Từ Stockholm, thông tín viên Ottilia Férey hôm 06/05/2025 điểm lại tình hình : “Chiến dịch quyến rũ được chính thức phát động tại Thụy Điển nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung nhằm thu hút các nhà nghiên cứu người Mỹ đến đất nước họ. Tại một cuộc họp báo, bộ trưởng Giáo Dục Thụy Điển hứa hẹn với các nhà khoa học : “Chúng tôi có thể trao cho quý vị sự tin tưởng và đầu tư dài hạn”. Bộ trưởng Johan Pehrson nói tiếp : “Thụy Điển mở cửa chào đón các nhà nghiên cứu của Mỹ muốn thoát khỏi tình hình chính trị bất lợi. Các nhà nghiên cứu phải có thể tự lựa chọn đề tài, phát triển phương pháp của riêng họ và công bố kết quả nghiên cứu mà không bị giới hạn. Những điều các nhà nghiên cứu nên có là sự tự do, óc tìm tòi và biết gây đôi chút khó chịu. Các cánh cửa đang rộng mở. Trong giai đoạn từ tháng 01 đến tháng 03/2025, số nhà khoa học Mỹ nộp hồ sơ xin việc ở nước ngoài đã tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Và cũng phải nói rằng đang có sự cạnh tranh giữa các nước châu Âu để thu hút các nhà nghiên cứu đến từ nước Mỹ. Về phần mình, các nước Bắc Âu dựa vào kết quả xuất sắc của giới học giả và tính độc lập của các trường đại học, cũng như chất lượng cuộc sống và các phúc lợi xã hội, chẳng hạn như thời gian nghỉ phép sinh con và chăm sóc con thuộc loại dài nhất thế giới. Hội đồng nghiên cứu của Thụy Điển đã công bố khoản tài trợ 180.000 euro để trang trải chi phí tuyển dụng và lương cho các nhà khoa học. Hội đồng nghiên cứu của Na Uy thì công bố chương trình trị giá 8,5 triệu euro”. Chiến dịch trục xuất lớn chưa từng có tại Bồ Đào Nha Hồ sơ di dân vẫn là đề tài được quan tâm cả ở Mỹ và châu Âu. Tại Hoa Kỳ, sau khi Washington đã trục xuất 140.000 người kể từ tháng 01/2025 và trước khi mạnh tay thực hiện chiến dịch trục xuất ồ ạt, chính quyền của tổng thống Donald Trump thông báo mỗi di dân đang sinh sống bất hợp pháp tại Mỹ chủ động rời khỏi nước này được cấp 1000 đô là và vé máy bay. Tại Bồ Đào Nha, 2 tuần trước bầu cử lập pháp trước thời hạn, chính phủ hôm 04/05 cũng bất ngờ thông báo trục xuất 18.000 di dân không giấy tờ. Đây là một chiến dịch trục xuất lớn chưa từng có, nhắm tới tổng cộng 110.000 người. Hiện giờ, tại Bồ Đào Nha có 1,6 triệu người nhập cư, nhiều gấp 4 lần so với năm 2017. Từ Lisbonne, thông tín viên Marie Line Darcy ngày 04/05 gửi về bài tường trình : « Chiến dịch trục xuất di dân này ở Bồ Đào Nha xét về quy mô là chưa từng có. Trước mắt, có 18.000 người sắp bị trục xuất, trong đó có 4.500 người sẽ nhận được yêu cầu tự nguyện rời đi trong thời hạn 20 ngày. Chính phủ Bồ Đào Nha không có phương tiện đưa di dân sống bất hợp pháp đến biên giới, nên đặt cược vào thủ tục kêu gọi tinh thần tự giác. Theo nhà chức trách, đây chỉ là yêu cầu tôn trọng luật pháp. Thủ tục này chịu nhiều chỉ trích. Trước hết là từ phía các hiệp hội hỗ trợ di dân. Họ cho rằng Nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tình trạng này, vì AIMA, cơ quan di trú, nhập cư và tị nạn không thể quản lý mọi hồ sơ. Về chính trị, chính phủ cánh hữu bị chỉ trích mạnh mẽ về quyết định được đưa ra ngay trước khi khởi động chiến dịch bầu cử lập pháp trước thời hạn, dự kiến diễn vào ngày 18/05. Thủ tướng mãn nhiệm Luis Monténegro cũng là ứng viên muốn đạt được đa số tuyệt đối tại Quốc Hội. Theo những người chỉ trích ông, Luis Monténegro dường như đang tìm cách thu thu hút cử tri của đảng cực hữu Chega. Hiện giờ đảng Chega là lực lượng chính trị lớn thứ 3 cả nước, chỉ sau phe cánh hữu và đảng xã hội ». Pháp thắt chặt quy định cấp quốc tịch cho người nước ngoài Tại Pháp, số hồ sơ xin cấp quốc tịch đang còn tồn đọng là khoảng 290.000. Nhà chức trách dự báo sẽ cần thêm hơn 2 năm mới giải quyết hết số hồ sơ tồn đọng rất lớn này. Trong bối cảnh đó, bộ trưởng Nội Vụ Pháp Bruno Retailleau, thuộc phe cánh hữu, được biết đến là vị bộ trưởng rất cứng rắn về hồ sơ nhập cư, quyết định thắt chặt quy định cấp quốc tịch. Theo AFP, bộ trưởng Nội Vụ Pháp yêu cầu đẩy mạnh việc loại hồ sơ của những người không tôn trọng pháp luật, không đủ trình độ ngôn ngữ và văn hóa Pháp, cũng như những ai có thu nhập không đủ cao, có nguy cơ lệ thuộc vào trợ cấp xã hội. Ngày 05/05, bộ trưởng Bruno Retailleau phát biểu : « Nỗ lực đầu tiên, đó là phải tôn trọng luật pháp của chúng ta. Tôi cũng yêu cầu từ chối hồ sơ của những người nước ngoài trước đây đã từng cư trú trái phép. Tiếp theo, họ phải biết ngôn ngữ của chúng ta. Có một điều mới là từ ngày 01/01/2026 chúng tôi sẽ áp dụng quy định làm bài kiểm tra tư cách công dân để xem liệu người xin quốc tịch có kiến thức, hiểu biết về lịch sử đất nước và văn hóa của chúng ta hay không. Và cuối cùng là về việc làm, chúng tôi yêu cầu họ phải có hợp đồng lao động. Chúng ta cũng sẽ phải loại hồ sơ của những người mà đa phần thu nhập họ có được không phải là từ Pháp, bởi vì điều đó có nghĩa là các lợi ích, mối quan tâm chính của họ hướng ra nước ngoài chứ không phải là trên lãnh thổ quốc gia của chúng ta ».…
Địa đạo Củ Chi, phía bắc thành phố Hồ Chí Minh, thu hút 1,5 triệu khách tham quan hàng năm. Du khách vạch những tán lá, men theo con đường đất và dừng lại theo người hướng dẫn, gạt lớp lá dưới chân là một nắp hầm nhỏ. Ngạc nhiên và hào hứng, từng người lần lượt thử xuống hầm và đậy nắp theo hướng dẫn của hướng dẫn viên. Khám phá, trải nghiệm tại các khu chiến trường xưa là một phần không thể bỏ qua của du khách nước ngoài và ngày càng thu hút khách trong nước. Những ụ đất tưởng như tổ mối lại là lỗ thông hơi của địa đạo. Nhiều miệng hầm được nới rộng ra để thuận tiện cho du khách. Những người bị tim mạch, khó thở được khuyến cáo không nên xuống. Sau vài bậc thang bằng đất là đoạn đường hầm nhỏ, tối om, phải lom khom di chuyển. Những tiếng “òa” thở phào, sắc mặt đỏ bừng khi ra khỏi đoạn đường hầm cho thấy khó khăn như thế nào. Tất cả đều khâm phục và có chung câu hỏi : Dân quân kháng chiến Việt Nam đã sống trong đó thật sao ? Làm sao có thể trụ được trong thời gian dài như vậy ? Trải nghiệm “nếm mật, nằm gai” Anh Dương Phúc Sáng, nhà tổ chức tour tại Địa đạo Củ Chi, nhận định với hãng tin AP : “Đến Việt Nam, hầu như hơn 70% khách du lịch nước ngoài sẽ ấn tượng về chiến tranh Việt Nam. Và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh mà tên gọi ngày xưa là Sài Gòn, họ tìm đến bảo tàng lịch sử đầu tiên, thứ nhì là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi ghi lại những kỷ niệm ngày xưa, thời chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ năm 1954 - năm 1975, 21 năm và đặc biệt là Địa đạo Củ Chi, nơi ghi dấu vùng đất anh hùng” . Đến khu nghỉ ngơi, du khách được thưởng thức khoai, sắn - lương thực chính của quân kháng chiến xưa. Lâu lâu lại có những tiếng nổ, tràng súng vẳng lại từ trường bắn nơi du khách có thể thử súng AK-47, M-16 và súng liên thanh M-60. Đối với du khách quốc tế, đó là trải nghiệm để hiểu hơn về hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam, theo cảm nhận của Buono, một du khách Ý : “Đó có lẽ là một góc nhìn hay và tôi có thể hiểu rõ hơn một chút về những sự kiện, chiến tranh đã diễn ra như thế nào, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu và tự vệ như thế nào. Và việc được tận mắt nhìn thấy có thể là một trải nghiệm sống và hiểu rõ hơn về cuộc chiến”. Hoặc như Paul Hazelton, một cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở khu vực Huế năm 1965, trở lại chiến trường xưa để thấy được những thay đổi ngày nay : “Đó là một vùng chiến sự khi tôi ở đây trước đây và chưa phát triển. Chúng tôi không có bất kỳ tòa nhà cao tầng nào. Đó là một thị trấn xinh đẹp bên dòng sông Hương. Tôi may mắn có cơ hội nhìn thấy thành cổ khi tôi ở đó vào lúc trước. Nhưng mọi nơi bạn đến đều là những khu vực bị quân đội chúng tôi (Mỹ) kiểm soát và bây giờ chỉ thấy sự hối hả, nhộn nhịp cùng ngành công nghiệp thì thật là ấn tượng. Tôi vui mừng rằng nước Mỹ chúng tôi đang giao thương và có quan hệ hữu nghị với Việt Nam và tôi nghĩ cả hai bên đều được hưởng lợi từ điều đó” . Nhiều công ty, văn phòng lữ hành ở nước ngoài tổ chức tour dành riêng trải nghiệm về Chiến tranh Việt Nam. Ví dụ, tour 16 ngày của công ty Leger Battlefields ở Anh “bắt đầu hành trình ở Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh, ghé thăm những địa điểm như Vịnh Hạ Long, Huế, Hội An và Điện Biên Phủ. Thảo luận về các chủ đề như chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, vụ thảm sát Mỹ Lai, ghé thăm các địa điểm chiến trường bao gồm Bãi biển Đỏ số Hai (Đà Nẵng), trận Ấp Bắc và Địa đạo Vịnh Mốc. Thăm các nghĩa trang và bảo tàng giúp tăng thêm trải nghiệm và hình dung những con người chiến đấu ở đó đã trải qua suốt 19 năm Chiến tranh Việt Nam” . (1) Du lịch đánh thức di sản Du lịch lịch sử-chiến tranh được coi là cấu phần quan trọng của loại hình du lịch ngược về quá khứ để tham quan và trải nghiệm. Xu thế này đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, theo tiến sĩ Nguyễn Thu Hạnh, chủ tịch kiêm giám đốc Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe), được báo Nhân Dân trích dẫn ngày 14/10/2023. Việt Nam cũng chủ trương dùng du lịch để đánh thức di sản trong những năm gần đây. Hình ảnh những chiến trường xưa gắn liền với đau thương, mất mát nhưng cũng là cách truyền tải đi vào lòng người nhất cho thế hệ trẻ với những cách tiếp cận sáng tạo hơn, đa dạng hóa trải nghiệm, không còn khô cứng, nhàm chán như trước. Nhiều trang web du lịch thống kê “những di tích chiến tranh nên một lần ghé qua” , có tham quan danh làm thắng cảnh, có du lịch trải nghiệm, có du lịch tâm linh. Là một cựu chiến binh, hiện 68 tuổi, sống ở Hà Nội, ông Lê Quang Bình dành nhiều thời gian từ khi nghỉ hưu đi thăm những địa danh chiến trường xưa. Theo ông, nếu đến Hà Nội, không thể bỏ qua Hoàng Thành Thăng Long, nơi đặt Tổng hành dinh của Quân đội Việt Nam, với dấu ấn của tướng Giáp và đặc biệt là Nhà tù Hỏa Lò, được mệnh danh “Hilton Hà Nội”: “Nhà tù Hỏa Lò nằm trên vị trí trung tâm của thủ đô, nơi thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Đây cũng là điểm đến lịch sử văn hóa cho mọi du khách, cho những người yêu lịch sử. Chúng ta có thể trải nghiệm qua các câu chuyện lịch sử, qua lời kể của những cựu chiến binh hoặc những người tù chính trị. Du khách sẽ thấy hệ thống trưng bày thường xuyên bằng những bài thuyết minh, trưng bày phù hợp với từng lứa tuổi. Nội dung lịch sử được truyền tải tới du khách qua lời dẫn chuyện, thuyết minh kết hợp với âm thanh sống động, phù hợp, tái hiện lại những nội dung trưng bày giúp công chúng có cái nhìn chi tiết trong từng giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước. Mỗi không gian, chủ đề trưng bày có nhiều hiện vật, nhiều tài liệu chứng minh. Nhà tù Hỏa Lò thực sự cuốn hút du khách, giúp du khách trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về lòng yêu nước, sự dũng cảm, ý chí kiên cường của những chiến sĩ cách mạng trong lao tù” . Nhiều trang web hướng dẫn du lịch giới thiệu Di tích Nhà tù Hỏa Lò là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hà Nội để có thể tìm hiểu về quá khứ đầy biến động của Việt Nam, cũng như sức mạnh tinh thần của con người. Từ nhiều năm nay, khu di tích tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để thu hút giới trẻ quan tâm hơn đến lịch sử, theo giải thích của ông Lê Quang Bình : “Nhà tù Hỏa Lò được xếp hạng di tích quốc gia. Mọi người đến tham quan có thể trải nghiệm tour “Đêm thiêng liêng” ở nhà tù Hỏa Lò, trưng bày “Chắp cánh ước mơ” cũng tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò hoặc trải nghiệm “Đêm Di tích”. Gần đây giới trẻ của thủ đô và cả nước cũng đến tham quan di tích ngày càng đông”. Di tích chiến tranh trải dài từ Bắc xuống Nam vì tất cả các vùng đất ở Việt Nam đều gắn với hai cuộc chiến tranh lớn. Ở miền núi phía Bắc có các khu di tích lịch sử Tân Trào, Pác Pó, nhà tù Sơn La, quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Ông Lê Quang Bình giải thích : “Khi tôi trở lại thăm Điện Biên Phủ, đó là một khu di tích, không gian lịch sử. Chiến trường Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Điện Biên Phủ là một trong hơn 100 di tích lịch sử quốc gia trên cả nước, đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển du lịch của Điện Biên. Bây giờ, Điện Biên Phủ đã trở thành một khu di tích, khách tham quan đến đồi A1 hoặc các sở chỉ huy của tướng Giáp. Chúng tôi cũng chụp ảnh lưu niệm, đi tham quan và cảm thấy tự hào mình là một người Việt Nam, đất nước anh hùng và con người cũng anh hùng” . Chuyên nghiệp hóa ngành du lịch Sản phẩm du lịch văn hóa và lịch sử đóng góp khoảng 41% vào GDP ngành du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 56% khách quốc tế và 28% khách nội địa quan tâm đến loại hình này, với 58% du khách đến thành phố Hồ Chí Minh mong muốn có thêm nhiều sản phẩm văn hóa hơn, nhấn mạnh nhu cầu ngày càng tăng đối với các trải nghiệm văn hóa đa dạng và phong phú. (2) Một số điểm du lịch nổi bật như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập đều thu hút hơn 1 triệu lượt khách trong năm 2024. Kết quả này cho thấy các di tích lịch sử góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Lễ kỉ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam ngày 30/04/2025 là một ví dụ cho việc kết hợp sự kiện lịch sử và du lịch. Hàng triệu người đổ về khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh kích thích tiêu dùng, dù trong thời gian ngắn. Nhiều người sẵn sàng di chuyển từ xa để được chứng kiến sự kiện. Khai thác ký ức chiến tranh thành thế mạnh du lịch đang được chính phủ Việt Nam chủ trương thực hiện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, du lịch chiến tranh hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Hạn chế lớn nằm ở cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ thiếu đồng bộ, cách truyền tải nội dung đơn điệu, và thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Nhiều điểm di tích vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, hiệu quả khai thác còn thấp. Để phát triển bền vững, ngành du lịch cần chiến lược đầu tư dài hơi, chú trọng bảo tồn di tích, tích hợp công nghệ hiện đại như trải nghiệm thực tế ảo, mở rộng các hoạt động trải nghiệm đặc thù như “ngủ hầm, ăn cơm nắm, đánh trận giả” , nâng cao năng lực của người thuyết minh, tránh thương mại hóa phản cảm. Ngoài gìn giữ lịch sử, việc biến những ký ức chiến tranh thành sản phẩm du lịch đặc thù là hướng đi giàu tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thế giới. Hiện tại, du lịch là một trong những động cơ chủ đạo cho tăng trưởng của Việt Nam và sử dụng 1/9 lao động trên cả nước. Năm 2024, Việt Nam đón tiếp hơn 17,5 triệu du khách nước ngoài, gần với mức kỷ lục 18 triệu người vào năm 2019, trước đại dịch Covid-19. ***** (1) Vietnam War (2) Tiến sĩNguyễn Thị Phượng, “Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch di tích lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” , Quản lý Nhà nước , ngày 06/01/2025.…
Các đồng minh của Mỹ mất phương hướng. Chính quyền Trump gây sức ép với Kiev, chiều ý Matxcơva để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn cho Ukraina nhưng kết quả không nhiều. 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, chất độc da cam vẫn hành hạ hàng triệu người Việt Nam vào lúc Hoa Kỳ ngừng chính sách viện trợ quốc tế làm tê liệt các chương trình hỗ trợ tẩy chất độc dioxin. Tham gia chính quyền, Elon Musk đang bị gạt dần ra ngoài tập đoàn Tesla do chính ông sáng lập. Ngày 30/04/2025 đánh dấu 100 ngày nhiệm kỳ 2 của tổng thống Mỹ Donald Trump. 100 ngày làm chao đảo bang giao quốc tế khi mà lãnh đạo Nhà Trắng lặp đi lặp lại đòi hỏi chủ quyền với Canada sát cạnh, với đảo Groenland vùng tự trị đặt dưới quyền kiểm soát của Đan Mạch hay đòi Panama « trả lại » cho nước Mỹ con kênh mà Hoa Kỳ đã « tốn nhiều công của » để rồi cho Trung Quốc hưởng lợi. Từng hứa hẹn « giải quyết chiến tranh Ukraina trong 24 giờ » tổng thống Trump đối mặt với thực tế : 100 ngày từ khi ông trở lại lãnh đạo đất nước, Ukraina vẫn chưa im tiếng súng. Đàm phán với Nga chấm dứt chiến tranh Ukraina : Putin không nhượng bộ bất kỳ điều gì. Chỉ còn đọng lại hình ảnh cuộc đấu khẩu nẩy lửa tại Nhà Trắng với tổng thống Ukraina hôm 28/02/2025 để rồi ông Volodymyr Zelensky bỏ dở cuộc họp mà hậu quả kèm theo là phải đến 2 tháng sau, ngày 30/04/2025 thỏa thuận khoáng sản Mỹ-Ukraina mới được ký kết. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế bất ngờ vì cuộc điện đàm hôm 18/03 giữa nguyên thủ Mỹ và đồng cấp Vladimir Putin cùng với lời mời tổng thống Nga công du Hoa Kỳ vào thời điểm thuận lợi. Châu Âu phải tự lo thân Với Liên Hiệp Châu Âu, Donald Trump nhiều lần khẳng định khối này được lập ra là để « rút ruột » Hoa Kỳ, vươn lên được nhờ « lợi dụng lòng tốt của nước Mỹ » . Phó tổng thống JD Vance đến dự Hội Nghị An Ninh Munich giữa tháng 2/2025 khó chịu vì Lục Địa Già ủy thác an ninh của chính mình cho Mỹ. Châu Âu bối rối không biết còn tin tưởng được vào Mỹ đến mức độ nào nhất là khi Washington vừa muốn bỏ rơi Ukraina, vừa đòi Châu Âu bảo đảm an ninh cho Ukraina, vừa dễ dàng bắt tay Matxcơva, thậm chí là tính tới giải pháp dỡ bỏ cấm vận kinh tế Nga. Nhìn từ Bruxelles, trụ sở Liên Hiệp Châu Âu, 100 ngày vừa qua, Donald Trump đẩy các đồng minh châu Âu vào chân tường, khối này bắt buộc phải tổ chức lại nếu không, có nguy cơ bị tan rã. Thông tín viên Pierre Benazet giải thích : « Donald Trump đã làm chao đảo mối quan hệ xuyên Đại Dây Dương, mà đầu tiên hết là liên quan đến chiến tranh Ukraina. Hoa Kỳ đã có lập trường khác hẳn với Liên Âu để rồi Bruxelles giờ đây bị đẩy vào thế phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh. Lần đầu tiên từ khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc năm 1945, xung đột vũ trang ở quy mô lớn đang diễn ra tại châu lục này, cho dù trước đây châu Âu đã phải đối diện với chiến tranh ở Nam Tư cũ trong thập niên 1990, làm khoảng 140.000 người chết. Nhưng chiến tranh ở Kosovo vẫn bị coi là chỉ mang tính khu vực. Với Ukraina lần này thì khác. Đây là một cuộc chiến lan rộng và đặc biệt ảnh hưởng đến ba nước trong vùng Baltic cũng như Ba Lan. Trong khi đó, châu Âu chưa sẵn sàng để có một chính sách phòng thủ chung (…) Chưa bao giờ Liên Âu nghĩ sẽ phải một mình yểm trợ Ukraina và đó là hậu quả từ chính sách của ông Trump. Do vậy khối này khẩn trương hướng tới một chính sách phòng thủ chung châu Âu và nhất là đồng loạt tăng ngân sách quốc phòng. Trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Trump châu Âu đã miễn cưỡng cam kết dành đến 2 % GDP cho ngân sách quốc phòng. Giờ đây mục tiêu đó là điều tất yếu và thậm chí tất cả đều đang đẩy nhanh tiến độ để đạt đến mục tiêu này. Riêng Ba Lan đã vượt cả Hoa Kỳ về tỷ lệ chi tiêu quân sự so với GDP. Thế rồi châu Âu cũng bực mình vì chính sách ngoại giao của Mỹ không cho phép đem lại những kết quả cụ thể chấm dứt chiến tranh Ukraina, nên khối này đã đưa ra một đề xuất khác nhằm vãn hồi hòa bình cho Ukraina » Thương mại : Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh Về thương mại, một tác động bất ngờ từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump dùng vũ khí « thuế đối ứng » để tuyên chiến với gần như toàn cầu : báo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia hôm 01/05/2025 ghi nhật hiện tượng Malaysia và Việt Nam trong tháng 3/2025 « tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ ». Tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia vào Hoa Kỳ tăng 51 %, của Việt Nam tăng 32 % đạt gần 12 tỷ đô la trong riêng tháng 3/2025. Tờ báo này ghi nhận một số công ty như hãng dệt may Dony Garment « cấp bách giao hàng và ngừng nhận thêm đơn đặt hàng mới để tránh bị đánh thuế cao » . Mọi người còn nhớ trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 02/04/2025, tổng thống Donald Trump loan báo mức thuế « đối ứng » nhắm vào từng đối tác thương mại trong thế xuất siêu với Hoa Kỳ. Việt Nam là một trong những quốc gia bị nặng nhất với mức thuế 46 %. Đành rằng một tuần lễ sau đó, cũng ông Trump loan báo tạm hoãn áp dụng đòn trừng phạt này trong 90 ngày để cho thế giới có thể đàm phán, nhưng Trung Quốc là một ngoại lệ. Từ đó đến nay, hai ông khổng lồ kinh tế trên thế giới đang lao vào một cuộc chiến sinh tử mà cả Bắc Kinh lẫn Washington cùng có vẻ lúng túng để tìm một « lối thoát trong danh dự » . Hôm 30/04/2025, bộ trưởng Tài Chính của tổng thống Trump, Scott Bessent đòi Trung Quốc « xuống thang » . Ở góc đài bên kia, Bắc Kinh không vội. Bộ Thương Mại nước này còn đang « thẩm định tình hình » và cho rằng thực vô lý khi phải « xuống thang » khi mà Hoa Kỳ đơn phương gây nên sóng gió. Việt Nam 50 năm kết thúc chiến tranh, 3 triệu người vẫn còn sống với hậu quả chất độc da cam Cũng 30/04/2025 đánh dấu tròn 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Nửa thế kỷ qua, hậu quả của chất độc da cam vẫn hành hạ hàng triệu người dân Việt Nam, kể cả những người sinh ra sau chiến tranh : « những nạn nhân vô tội » . Hãng tin Mỹ AP nhắc lại trong cuộc chiến này Hoa Kỳ đã « rải hơn 72 triệu lít chất khai quang : Đất đai và các nguồn nước bị ô nhiễm » vì chất dioxin được ghi nhận tại 58 trong tổng số 63 tỉnh thành của Việt Nam. AP đưa ra con số ba triệu người, trong đó có nhiều trẻ em, phải sống với những dị tật bẩm sinh, bị ung thư do bị phơi nhiễm với chất độc da cam. Việt Nam cũng đã mất hàng thập niên để gột tẩy tàn dư độc hại của chiến tranh. Từ 1991, Hoa Kỳ đã chi ra hơn 155 triệu đô la để hỗ trợ Việt nam trong nhiệm vụ này, đặc biệt là tại các khu vực bị phơi nhiễm nặng nhất như Đà Nẵng, Biên Hòa … Vẫn theo AP, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh là một nền tảng trong quan hệ giữa hai nước cựu thù. Năm 2023 Mỹ và Việt Nam đã nâng quan hệ lên cấp cao nhất, ở mức « đối tác chiến lược toàn diện » . Hai năm sau, ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh đình chỉ hầu hết viện trợ nước ngoài, đóng cửa Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ USAID, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giúp đỡ Việt Nam tẩy độc chất khai quang. Trả lời AP, chủ tịch hiệp hội nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn An vẫn kỳ vọng vào sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ và của tập đoàn hóa chất Monsanto hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam : « Việt Nam không thể tự xử lý khối lượng hóa chất độc hại còn tồn đọng nếu không có sự hỗ trợ (…) Chúng tôi luôn tin rằng chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất hóa chất độc hại này phải có trách nhiệm hỗ trợ các nạn nhân ». Chủ tịch Hiệp hội nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng hy vọng nếu các dự án bị gián đoạn thì đây chỉ là hiện tượng tạm thời do các biến động chính trị tại Washington. Tesla đang đẩy chủ nhân ra khỏi cửa ? Từ trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng và nhất là trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ vừa qua, tỷ phú Elon Musk, chủ nhân tập đoàn ô tô điện Tesla luôn sát cánh với tổng thống Mỹ thứ 47. Nhưng từ khi Musk được mời lãnh đạo bộ Hiệu Quả Chính Phủ, cổ phiếu của tập đoàn Tesla đã mất giá 35% và nhất là số xe bán ra cũng đã giảm mạnh tại Mỹ cũng như tại châu Âu. Trong tháng 2/2025, số xe Tesla bán ra tại Đức giảm 70 %. Khách hàng của Pháp cũng đã quay lưng lại với những chiếc ô tô điện có dấu ấn của Elon Musk : thị trường Pháp trong tháng 4/2025 giảm 59 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Càng lúc càng rộ lên tin đồn tỷ phú Elon Musk có thể sẽ phải từ bỏ chức vụ tổng giám đốc của công ty chính ông đã lập ra. Thông tín viên Guillaume Naudin từ Washington cho biết : « Cả Tesla lẫn Elon Musk cùng mạnh mẽ bác bỏ đến cùng, nhưng The Wall Street Journal vẫn giữ nguyên những thông tin đã loan tải. Theo tờ báo tài chính này, hội đồng quản trị đã bắt đầu âm thầm tìm kiếm người thay thế Elon Musk vì quan niệm Musk cần dành nhiều thời gian hơn cho công ty. Trong 6 tháng trở lại đây, ông chủ yếu hoạt động chính trị : Elon Musk ủng hộ Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử, rồi can thiệp cổ vũ cho các phong trào cực hữu trên tế giới. Elon Musk cũng đã thi hành nhiệm vụ mạnh tay cắt giảm ngân sách của chính quyền liên bang, sa thải nhân viên làm việc cho chính phủ. Người tiêu dùng - những khách hàng của Tesla, không hài lòng về những việc làm đó. Mọi nơi trên thế giới, số lượng xe của hãng này bán ra bị sụt giảm. Lợi nhuận của các cổ đông giảm đến 71 %. Đấy là chưa kể đến những hậu quả tai hại đối với hình ảnh của tập đoàn : nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại các đại lý của Tesla, một số bị phá hoại. Những ai có xe Tesla phải dán giấy ghi rõ là họ đã mua xe trước khi Elon Musk thay đổi lập trường chính trị. Donald Trump cố gắng cứu vãn tình hình. Ông đã sắm một chiếc Tesla và đậu ngay trong vườn của Nhà Trắng. Tổng thống Hoa Kỳ cũng khẳng định là Elon Musk hoàn toàn có chỗ đứng trong nội các và cộng tác với ông cho đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên tổng thống Trump cũng nhìn nhận có lẽ Musk cần tập trung trở lại để chăm lo cho hãng xe của mình ».…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Áp lực của Kissinger với Việt Nam Cộng Hòa: Hồi tưởng của ông Hoàng Đức Nhã 50 năm sau ngày 30/04 20:41
Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc nửa thế kỷ. Thời gian đã xa nhưng với nhiều người, 30/04/1975 như chỉ mới hôm qua: Lịch sử như ngưng đọng. 50 năm trôi qua, nhưng giai đoạn lịch sử này dường như vẫn còn nhiều mảng trống. Những gì đã dẫn đến kết cục 30/04/1975? Quan hệ giữa chính quyền Mỹ với chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã đóng vai trò gì trong kết cục này?... Nhân dịp tròn 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, ban tiếng Việt đài RFI phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã, nguyên cố vấn của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, và cũng là người trực tiếp cố vấn tổng thống trong các đàm phán dẫn đến Hiệp định Paris về Việt Nam 1973. Ông Hoàng Đức Nhã, tốt nghiệp cử nhân kỹ thuật điện tại Hoa Kỳ năm 1965. Năm 1967, ông được bổ nhiệm làm bí thư (tức cố vấn) và phát ngôn viên của tổng thống, rồi tổng trưởng (tức bộ trưởng) Dân Vận và Chiêu Hồi từ năm 1973 đến cuối năm 1974. Trên cương vị bộ trưởng, ông đã chủ trì hai chương trình trại hè Nối Vòng Tay Lớn năm 1973 và Đường Việt Nam năm 1974 để sinh viên trong và ngoài nước hợp sức, học hỏi nhau đóng góp xây dựng đất nước. Từ năm 1975 đến năm 2003, ông làm việc tại ba công ty lớn là General Electric, FMC Corporation và Monsanto Company tại Mỹ. Từ năm 2004, ông đồng sáng lập một công ty chuyên về phân tích dữ liệu lớn và là giám đốc điều hành cho đến khi nghỉ hưu năm 2012. Ông Hoàng Đức Nhã hiện sống ở Chicago. Sau đây mời quý vị theo dõi những hồi tưởng và suy tư của ông Hoàng Đức Nhã nhân dịp tròn 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. *** 30/04 là kết cục của cả một tiến trình « rất dài » RFI : Xin kính chào ông Hoàng Đức Nhã. Tôi rất vui có được cơ hội này để chia sẻ với khán thính giả của đài ở Việt Nam cũng như trên thế giới về cái diễn biến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thật sự 30 tháng 4 chỉ là một cái thời điểm nhưng mà cái tiến trình dẫn đến 30 tháng 4 rất dài. RFI : Trước hết xin ông có thể chia sẻ một đôi chút về thời điểm 30 tháng 4 : Lúc đấy ông ở đâu và làm gì ạ? Ngày 30/04/1975, tôi vừa được máy bay của không quân Hoa Kỳ đưa đến đảo Guam. Lúc ấy coi như là một cái cửa khẩu vào Hoa Kỳ và những người tị nạn từ miền Nam Việt Nam phải vào đó để làm giấy tờ được nhập cảnh. Trước ngày 30 tháng 4 tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đã ký một sắc lệnh đặc biệt cho phép những người miền Nam Việt Nam được nhập cảnh Hoa Kỳ với tư cách là tị nạn chính trị. Thành thử ở đó không phải đợi lâu. Chúng tôi đến Guam trong vòng mấy tiếng đồng hồ là có được cái mẫu giấy chứng nhận. Khi chúng tôi ra khỏi máy bay vào phòng của sở nhập trú thì nghe tin ông Dương Văn Minh đã đầu hàng và coi như miền Nam Việt Nam không còn nữa. Đó là một cái nỗi buồn tới giờ này không nguôi. « Đấu khẩu » Trump – Zelensky : Chính quyền Nixon thời đó « dữ tợn hơn nhiều » RFI : Thưa ông, cái thời điểm lịch sử cách đây 50 năm rồi, nhưng với không ít người hiện nay, dường như có một sự kiện, một không khí ít nhiều gợi nhớ đến ngày 30 tháng 4 1975 của Việt Nam. Chắc ông cũng theo dõi là sự kiện ngày 28/2 vừa qua tại Nhà Trắng, với cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và người lãnh đạo Ukraina Volodymyr Zelensky. Tôi thấy dù báo chí bên phía tả ở Hoa Kỳ họ cho ông Trump với ông Vance rất là cộc cằn, hay là dùng lời lẽ không ngoại giao đối với ông Zelensky. Nhưng tôi thấy nếu nói ông Trump hay ông Vance những lời lẽ không nhã nhặn, thì nhớ lại cái thời kỳ miền Nam Việt Nam chúng tôi thương thuyết với ông Kissinger (ngoại trưởng Mỹ) với ông Nixon (tổng thống Mỹ), thì họ cộc cằn, dữ tợn hơn nhiều. Khi gặp ông Zelensky, ông Trump nói lớn tiếng chứ ông không có cái gọi là mỉa mai hay là giận dữ như là hồi chúng tôi đã đối phó với các ông Kissinger và Nixon. Đấy là điểm thứ nhất. Điểm thứ nhì ít ai biết, theo tôi với tư cách là một quan sát viên, cũng là người đã từng thương thuyết ở cấp rất cao, cấp tổng thống, cấp lãnh tụ đất nước. Tôi thấy cử chỉ ông Zelensky không đúng lễ độ của một nhà ngoại giao. Việt Nam mình có cái văn hóa, nghĩa là dù ở bên Pháp với bên Mỹ, khi mình ăn nói, mình cũng tỏ vẻ lễ độ. Nhưng tôi muốn nói rằng lúc đó Việt Nam Cộng Hòa ở trong thế yếu. Câu hỏi của Thành đã làm tôi nhớ lại cái thời kỳ đó. Ròng rã mấy tháng trời, ngày nào cũng họp. Ngày nào cũng họp, nghĩa là rất nhức đầu nhức óc, nhưng mà vì quyền lợi của nhân dân miền Nam chúng tôi, tổng thống Thiệu với tôi rất là điềm đạm trình bày. Rốt cuộc sau đó Hoa Kỳ cũng phải công nhận là chúng tôi rất là lễ độ và đưa ra những cái lập luận rất là vững chắc, chứ không phải là xúc động mà nói tầm bậy. Vì quyền lợi của nhân dân miền Nam, chúng tôi đã rất nhã nhặn, lễ độ RFI : Ông có thể cho thính giả biết một đôi chút bối cảnh như thế nào và một số những chi tiết để mọi người có thể hình dung rõ hơn được không ạ? Lúc thương thuyết gọi là mặt gặp mặt giữa ông tổng thống Thiệu với tôi một bên, còn bên Mỹ là ông Henry Kissinger từ Hoa Thịnh Đốn bay qua Sài Gòn, và đi với đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, chúng tôi thường gọi là « cuộc họp bốn bên ». Ông Kissinger tính cũng cục cằn, ổng đưa ra mấy cái văn thư rồi nói tổng thống Nixon rất bất bình với mấy ông. Phía Việt Nam mình, tổng thống rất là điềm đạm : Không, chúng tôi thấy cái điều khoản này nè, đoạn văn này không đúng, không phản ảnh được nguyện vọng của miền Nam chúng tôi, mà chúng tôi đã nói với quý ông Hoa Kỳ mấy tháng trước rồi, nhưng mà tôi thấy trong cái bản này mấy ông cứ lặp lại cái đòi hỏi của mấy ông cũng như của Hà Nội, chúng tôi nhất định không ký một hiệp định hại cho dân. Nên có lúc ông Kissinger nói thẳng với tổng thống Thiệu : « Chúng tôi sẽ có những cái phản ứng rất táo bạo, nếu mấy anh không ký ». Tổng thống của tôi cứ tỉnh bơ : Chúng tôi không bao giờ ký một cái hiệp định mà hại cho dân của tôi. Xong nói thêm một câu nữa, ông Kissinger quay qua tôi nói : Hai anh em ông (vì tôi là em họ của tổng thống Thiệu), hai anh em ông đừng bao giờ cố thành « martyr », họ dùng chữ « thánh tử đạo ». Mà lúc đó, chúng tôi rất là bình tĩnh : Thưa ông cố vấn, chúng tôi vẫn không ký. Họp với Kissinger: Tổng thống Thiệu nói tiếng Việt, Hoàng Đức Nhã phiên dịch Đó là thời điểm ngày 22/10/1972. Ròng rã bốn ngày. Cái ngày chót vừa kể là ngày 22. Mỗi ngày hai tiếng họp, bốn năm tiếng đồng hồ, rất là căng thẳng. Phía Hoa Kỳ, thì chỉ có mình ông Kissinger nói, ông đại sứ ngồi yên. Bên phía chúng tôi, lúc đó ông tổng thống Thiệu, tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa nói bằng tiếng Việt. Tôi lúc đó với tư cách là bí thư của tổng thống, tôi dịch ra. Thành ra bên phía họ thì họ cũng ức nên nói tổng thống của anh biết nói tiếng Anh, nhưng mà tại sao là phải qua anh dịch. Tôi mới trả lời là những cái ghi nhận lại, chúng tôi sẽ trình lên Quốc hội, chúng tôi hành xử như một người lãnh đạo của một cái quốc gia có chủ quyền. Chúng tôi nói tiếng Việt. Một điểm nữa là ngày cuối cùng đó, ngày 22, khi ông ta ra về, từ đó mà đi ra tới cầu thang đi xuống khu mà chỗ xe hơi đậu, tôi đưa ra với ông đại sứ Bunker thì ông Kissinger ổng bực tức, ổng lầu bầu nói, đây là cái thất bại ngoại giao lớn nhất của tôi, tôi sẽ không bao giờ trở lại Sài Gòn. Tôi trả lời ngay chúng tôi lúc nào cũng sẵn sàng đón ông cố vấn của tổng thống Hoa Kỳ, ông cố vấn lúc nào đến Sài Gòn là chúng tôi cũng sẽ trọng đãi. Bất đồng với Mỹ về đàm phán với miền Bắc: Cuộc đối đầu 4 năm và lời đe dọa « hành động táo bạo » RFI : Diễn đạt « hành động táo bạo » của ông Kissinger có nghĩa là gì ạ ? Trong ngoại giao họ không nói giết ông. Tiếng Anh họ nói « we will take brutal action », có thể nói là « trả đũa bằng hành động táo bạo ». Táo bạo là cái gì? Sát hại chứ còn gì? Ông Kissinger không bao giờ bốc đồng cả. Một chữ của ông ta là ông cân nhắc lúc này lúc kia nhưng mà nghĩ lại tôi thấy ông ta càng bực tức khi thấy ông tổng thống Thiệu với tôi rất bình tĩnh, rất tươi cười và rất lễ độ. RFI : Thưa ông, vào thời điểm năm 1968, những người quan sát thời đó ghi nhận việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa dường như là ngay từ đầu đã bất đồng với chính quyền Mỹ trong việc thương thuyết với miền Bắc có đúng không ạ ? Cái điều đó đúng ! Nhưng tôi phải nói thêm là bất đồng không phải là không muốn thương thuyết mà là bất đồng về cái thể thức thương thuyết. Thể thức thương thuyết là một hành động rất quan trọng. Thưa ông Hoa Kỳ, bây giờ mình đi qua nói chuyện bên phía Bắc Việt. Bây giờ mình đưa những cái đề tài gì : rút quân, tái lập hòa bình … , Những điểm nào là nguyên tắc, đâu là các chi tiết. Phải đồng ý trên cái nguyên tắc rồi mới nói về chi tiết. Rồi phần nào mà Hoa Kỳ nói, phần nào Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi nói ? Ví dụ như là tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam. Tại sao ông lại nói về cái đó ? Phải là chúng tôi chứ ! Không thể là ông được ! Đó là những cái ví dụ mà tôi nói là thể thức để tiến hành cái cuộc thương thuyết ! Nhiều người Mỹ nói cái chuyện đó mấy ông đừng lo ! Để chúng tôi lo ! Tôi nói không được ! Tại sao như vậy ? Nghĩa là tôi phải giải thích với Quốc Hội của tôi, với nhân dân của tôi là Hoa Kỳ sẽ lo về tương lai chính trị của miền Nam thì cái đó người ta chửi cho. Tại sao ông để cho quốc gia khác thương thuyết về tương lai của miền Nam mình... Khi ông Nixon lên (đầu năm 1969), Hoa Kỳ mới sửa đổi, chúng tôi mới đồng ý. Giữa tháng Giêng 1969 phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa mới sang Paris. Đó là cái ví dụ để cho thấy cái lập trường vững của phía Việt Nam Cộng Hòa. Không phải chúng tôi chống, nghĩa là chúng tôi chống hòa bình, chúng tôi sợ mất ghế tổng thống. Không phải ! Từ 1967 trước khi đắc cử tổng thống, khi ông Nguyễn Văn Thiệu còn là trung tướng, chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia, ông nói chúng tôi miền Nam Việt Nam hiểu rằng một ngày nào Hoa Kỳ muốn đem con em quân lính về, quân lực Việt Nam Cộng Hòa lúc nào cũng sẵn sàng đảm nhận cái trách nhiệm để bảo vệ bờ cõi và bảo vệ nhân dân. Chúng tôi chỉ xin Hoa Kỳ viện trợ súng đạn, công cụ chiến tranh để chúng tôi tiếp tục chiến đấu. Chống lại những bóp méo của người Mỹ về Việt Nam Cộng Hòa: Cuộc chiến truyền thông xuyên thế kỷ Mình đã nói từ 1967. Những lúc đó, báo chí hay là mấy cái ông trong Quốc Hội (Mỹ), mà nói rằng mấy ông sợ hòa bình. Nhiều khi tôi đi qua bên Hoa Kỳ trong những chuyến công tác, tôi nói chuyện với báo chí với lại những người phụ tá của mấy ông dân biểu, nghị sĩ, tôi nói : Chúng tôi nói cái gì mấy ông ghi nhớ chứ đừng cứ nói là chúng tôi ngoan cố (chống đàm phán hòa bình). Giữa đồng minh với nhau nhiều khi họ cố ý họ dùng báo chí họ vu cáo mình. Lúc đó tôi vừa là bí thư, vừa là phát ngôn viên. Không có ngày nào mà tôi không phải chỉnh mấy người làm báo chí Hoa Kỳ ở Sài Gòn, viết lệch lạc, theo cái mà họ muốn mà không bao giờ chịu phản ảnh những cái gì mà chính phủ Việt Nam lúc đó chính thức công bố. RFI : Phải chăng thiếu s ự ủng hộ của Quốc Hội Mỹ là nguyên nhân chính dẫn đến cái sự sụp đổ khó tránh khỏi của Việt Nam Cộng Hòa, thưa ông ? Cái đó rất đúng ! Hãy nhớ rằng tháng 11/1972 lúc đó là ông tổng thống Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ nhì, nhưng Quốc Hội mới đa số là đảng Dân Chủ. Khi mà một Quốc Hội có đa số là đảng đối lập, trong trường hợp này là đảng Dân Chủ, thì phía hành pháp của đảng Cộng Hòa ở trong thế yếu thôi. Yếu hơn nữa đó là vì ông Nixon bị lâm vào cái vụ Watergate, rồi rốt cuộc phải từ chức vào tháng 8/1974. Thì từ đó cho đến 30 tháng 4/1975 đi xuống dốc rất là nhanh. RFI : Về phía xã hội miền Nam Việt Nam, theo ông , có những hy vọng mở ra cho một cái kết cục mình tạm gọi là ít bạo lực hơn không ạ? Thật ra, ít có người muốn theo dõi kỹ lập trường của Việt Nam Cộng Hòa trong vấn đề thương thuyết. Nghĩa là phía Việt Nam Cộng Hòa đã nói rõ là Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với phía Cộng Sản bên kia để đi đến có thể nói là một giải pháp chính trị trong đó quyền lợi của người dân tại miền Nam Việt Nam được bảo đảm và hai miền Nam Bắc sẽ hợp với nhau, tại vì cũng con cháu của một mẹ Việt Nam cả. Thì đã nói rõ ràng, nhưng mà vì hai bên đã chiến đấu với nhau ròng rã mấy chục năm, thì bây giờ phải có một phương thức rõ ràng, nói thế nào phải thi hành thế ấy. Chứ không phải vì phải chấm dứt chiến tranh mà phía Việt Nam Cộng Hòa không cần đàm phán về hòa bình nữa. Nhưng mà cái điểm đó người Mỹ thì không bao giờ chịu nhắc đến, cứ tìm đủ mọi cách gọi là đổ lỗi. Cái chính trị của người Mỹ hay tìm cách, nghĩa là mình nói cái chữ « chạy tội » thì quá đáng đi, nhưng mà là họ bóp méo sự thật, hay là họ dùng những cái từ ngữ hay là cái danh từ hay là cách hành văn của họ để cho thấy lúc nào họ cũng có lý cả. Miền Nam Việt Nam từng có một nền Cộng hòa lập hiến Thành thử ra suốt bao nhiêu năm nay, nhất là 15 năm vừa rồi, từ khi tôi về hưu, hoài bão của tôi là đi nói chuyện với cái giới khoa bảng, cấp đại học, giáo sư. Tôi thách đố họ, tôi nói mấy ông gọi là các tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, hiểu cách phân tích vấn đề, vấn đề nào cũng có nhiều khía cạnh, chứ không phải chỉ một chiều, vậy mà mấy ông cho người ta cái cảm tưởng là những cái gì mấy ông viết ra là « dishonest », không có lương tâm, không có đạo đức, dù mấy ông là tiến sĩ ở Harvard, ở Princeton, Columbia, Berkeley. Ông nói những cái chuyện đó, mà ông không cho biết lập trường của chúng tôi từ trước tới giờ. Chúng tôi không bao giờ từ chối hòa bình cả. Đó là cái điểm thứ nhất. Mà hơn nữa trong lúc miền Nam chúng tôi chống giặc xâm lăng, chúng tôi vẫn tiếp tục xây dựng một nền dân chủ tại miền Nam Việt Nam. Chúng tôi có một hiến pháp. Chúng tôi là một thể chế cộng hòa lập hiến. Làm gì cũng theo luật pháp. Nhưng không, bây giờ họ không bao giờ đề cập đến điều đó. Thành thử ra người dân thường hay các em sinh viên, học sinh, đọc thấy tưởng là mấy cái ông này là hiếu chiến, tối ngày không có chịu thực thi dân chủ. Đâu có ai biết là miền Nam lúc đó có một cái hiến pháp rất là tốt. Quyền căn bản của mọi công dân được bảo vệ trong cái hiến pháp đó. Miền Nam Việt Nam lúc đó có bầu cử đa đảng, từ trung ương xuống địa phương. Có một nền tư pháp độc lập, có một lập pháp độc lập... Cái thế hệ sau này ở Hoa Kỳ có nhiều người trẻ gốc Việt, tôi rất mừng là các em đó chịu khó nghiên cứu. Ngoài cái khía cạnh quân sự, còn có khía cạnh dân sự, khía cạnh xã hội. Nghĩa là trong lúc lính của Việt Nam Cộng Hòa giữ vững bờ cõi, thì người dân trong các làng, ấp, các đô thị, vẫn được sống trong một chế độ dân chủ, có quyền bầu cử… Thì cái điểm đó ở Hoa Kỳ họ không chịu công nhận. « Khát vọng chưa thành » : Mong ước hòa giải hòa hợp dân tộc trên cơ sở các quyền tự do căn bản được tôn trọng RFI : Thưa ông, vừa rồi được biết là ông có một cuốn sách mới ra mắt, cuốn « Hoàng Đức Nhã - Khát vọng chưa thành ». Rất mong được ông cho biết là ông muốn chuyển tài thông điệp chính gì qua cuốn sách này ? Cái chữ « Khát vọng chưa thành » nói lên hoài bão của tôi là một nhân viên trong chính phủ, một người trai tương đối trẻ tuổi, được may mắn đi du học, hiểu biết nhiều hơn không những về chuyên môn, mà quan trọng nhất là hiểu biết về điều có thể nói là một chế độ dân chủ. Người dân dù ở giai tầng nào cũng thấy rõ được quyền gì và không được quyền gì. Và từ đó người dân có được cái quyền đó để tự họ làm ăn buôn bán, làm luật sư, bác sĩ, nhà báo… trong khuôn khổ của luật lệ quốc gia. Thì có như vậy thì quốc gia mới tiến được. Khi tôi nói cái khát vọng tôi chưa thành đó là vì, rất tiếc là vì cái cuộc chiến sau Hiệp định Paris dập tan, không có cơ hội để tiếp tục. Tại vì theo tôi nghĩ, người dân có tự do mới có sáng kiến, mà có sáng kiến thì mới có sản xuất và từ đó mới giúp phát triển quốc gia được. RFI : 50 năm sau sự kiện lịch sử 30 tháng 4, thưa ông, ông có cái cảm nghĩ gì về những nỗ lực của người Việt hiện nay trong việc hướng đến hòa giải, hướng đến xây dựng một cái xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn ? Thật sự người Việt Nam, theo tôi nghĩ, ở hai miền ở miền Bắc cũng như ở miền Nam cũng mong muốn rằng sự chấm dứt chiến tranh đưa đến một cái tình trạng mà hai bên có thể ngồi nói chuyện với nhau đi đến một cái giải pháp chính trị mà hai bên có thể chấp nhận. Người Việt Nam chúng ta dù ở phía Cộng Sản Bắc Việt hay trong miền Nam tự do đều yêu nước và đều muốn sống ở trong hòa bình. Trước hiệp định Paris, miền Nam cũng đã nói : chúng tôi sẵn sàng ký hiệp định rồi hai bên ngồi nói chuyện với nhau đi đến một cái giải pháp chính trị qua một cuộc bầu cử tự do. Nhân dân miền Nam trước 1975 sống trong một cái thể chế Cộng hòa lập hiến. Trong đó có một cái hiến pháp bảo vệ các quyền lợi căn bản của người dân. Thế hệ tương lai mà chúng tôi gọi là thế hệ hậu duệ đó, hiểu rằng tại sao các bậc cha bậc anh đã chiến đấu. Thành thử ra ngày nào đó những người thuộc thế hệ hậu duệ ở Việt Nam bây giờ có những cái điều kiện tiên quyết đó thì theo tôi nghĩ chắc chắn lúc đó họ sẽ tham gia một cách tích cực hơn. RFI : Xin cảm ơn ông Hoàng Đức Nhã .…
Willkommen auf Player FM!
Player FM scannt gerade das Web nach Podcasts mit hoher Qualität, die du genießen kannst. Es ist die beste Podcast-App und funktioniert auf Android, iPhone und im Web. Melde dich an, um Abos geräteübergreifend zu synchronisieren.