Artwork

Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-App
Gehen Sie mit der App Player FM offline!

Dị ứng phấn hoa tăng bùng phát tại Pháp : Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là « thủ phạm » ?

10:19
 
Teilen
 

Manage episode 418718657 series 1455070
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.

Tại Pháp, đối với không ít người, mùa xuân về báo hiệu nỗi khốn khổ mang tên « dị ứng phấn hoa », với nhiều triệu chứng khó chịu như mắt ngứa đỏ, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, ngạt mũi, ngứa họng, ho hắng, mệt mỏi … Thậm chí nhiều người còn coi đây là « mùa ác mộng ». Điều đáng lo ngại hơn là trong những năm gần đây, dị ứng phấn hoa ở Pháp tăng bùng phát.

Theo bộ Y Tế Pháp, hiện nay có đến 20% trẻ em trên 9 tuổi và hơn 30% số người trưởng thành bị dị ứng phấn hoa. Tổ Chức Y Tế Thế giới dự báo đến năm 2050, con số này sẽ lên đến 50% dân số. Trong khi theo báo Les Echos ngày 04/03, hồi năm 1962, chỉ có 3% số người Pháp bị dị ứng phấn hoa.

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, dị ứng phấn hoa gia tăng còn ngày càng gây tốn kém cho ngân sách y tế. Vẫn theo Les Echos, mỗi năm dị ứng phấn hoa tiêu tốn 1,5 tỉ euro ngân sách Nhà nước Pháp.

Trong số các lý do khiến ngày càng có nhiều người dị ứng phấn hoa, hay dị ứng với nhiều loại phấn hoa mới, các triệu chứng ngày càng phức tạp hơn … không thể không nói đến biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Để hiểu thêm về tình hình tại Pháp, RFI Tiếng Việt ngày 22/04/2024 có cuộc phỏng vấn bác sĩ Phạm Thi Nhân, chuyên khoa Phổi, Dị Ứng, Miễn Dịch, từng là trưởng khoa Dị Ứng Học của Viện Pasteur, Paris.

RFI : Xin chào bác sĩ Phạm Thi Nhân. Xin bác sĩ cho biết tại sao người dân ở Pháp ngày càng mẫn cảm với phấn hoa và dễ bị dị ứng. Xu hướng này liệu có liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân : Vâng, quả đúng là chúng tôi nhận thấy số ca dị ứng ngày càng gia tăng. Gần đây, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát với khoảng một trăm bác sĩ chuyên khoa dị ứng ở Pháp. Tất cả các bác sĩ đều giải thích là họ ngày càng có nhiều bệnh nhân hơn, ngày càng nhiều người cần đến khám hơn. Số ca dị ứng tăng và mức độ nghiêm trọng cũng tăng. Các triệu chứng bệnh phức tạp hơn, có nhiều người bị hen suyễn và viêm kết mạc. Các triệu chứng ngày càng ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân. Từ năm 2019, có thể nói là từ sau Covid-19, số ca dị ứng đã tăng, và điều này cũng phù hợp với dự báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), theo đó đến năm 2050, một nửa dân số thế giới sẽ bị dị ứng. Chúng tôi ngày càng ít ngạc nhiên hơn về những dự báo như vậy, khi nhìn vào tình hình như hiện nay.

Tại sao số ca dị ứng lại tăng? Có thể là do nhiều yếu tố. Có những yếu tố bên trong, thuộc về cơ địa của mỗi người, nghĩa là bản chất mẫn cảm của họ, có thể là khuynh hướng di truyền ngày càng bộc lộ, do ô nhiễm không khí, khi chúng ta hít vào, làm biến đổi gien. Chẳng hạn có các hạt bụi siêu mịn, hay các hóa chất gây ô nhiễm vĩnh cửu … xâm nhập rất sâu vào cơ thể chúng ta, làm thay đổi biểu hiện của hệ miễn dịch của mọi người. Có lẽ cũng có những tác động bên trong liên quan đến sự điều tiết của hệ thần kinh nội tiết tác động lên hệ thống miễn dịch (…)

Ngoài ra, còn có sự thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu, sự gia tăng lượng phấn hoa mà chúng tôi ghi nhận trên các thiết bị cảm biến đo phấn hoa. Một vấn đề khác là ô nhiễm không khí. Tất cả những yếu tố này làm gia tăng các ca dị ứng.

RFI : Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ dị ứng phấn hoa. Liệu biến đổi khí hậu có làm nghiêm trọng thêm các ca dị ứng và khiến việc điều trị lâu hơn, phức tạp hơn ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân : Khí hậu bị hâm nóng làm tăng nồng độ phấn hoa ở các loài cây và cỏ. Điều đó được nhận thấy trên các máy đo khắp nơi trên thế giới. Đó là vì mùa phấn hoa đến sớm hơn, như năm nay chẳng hạn. Và mùa phấn hoa, với thời kỳ phấn hoa nở rộ nhất, nồng độ phấn hoa cao nhất, cũng kéo dài hơn. Về trung và dài hạn, rất có thể sự gia tăng độ ẩm có thể sẽ làm thay đổi các hiện tượng khí hậu, chẳng hạn tăng độ ẩm trong môi trường.

Việc người bệnh phải dùng thuốc chắc chắn sẽ tăng. Các phương pháp điều trị giải mẫn cảm cũng bị ảnh hưởng vì rất có thể thời gian điều trị sẽ phải lâu hơn, liều lượng thuốc có thể cũng phải tăng, do nồng độ phấn hoa cao. Và số bệnh nhân tăng sẽ làm tăng ngân sách chăm sóc sức khỏe nói chung. Chúng ta phải lường trước tất cả những điều này.

RFI : Dị ứng phấn hoa không phải là một bệnh gây chết người, nhưng cũng không phải là vô hại ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân : Điều này không đúng lắm nếu hiểu theo nghĩa dị ứng phấn hoa có thể gây ra bệnh hen suyễn, và trên thực tế bệnh hen suyễn gây ra các ca tử vong. Đáng tiếc là năm nào cũng có những ca tử vong, nhất là liên quan đến các hiện tượng khí hậu xảy ra trên đất Pháp mà chúng tôi gọi là « bão phấn hoa ». Hiện tại, hiện tượng này dù khá hiếm, nhưng xảy ra ngày càng nhiều hơn.

Tôi xin giải thích : Vào thời điểm có bão, nồng độ phấn hoa tập trung khá cao tại một địa phương gây ra một kiểu dịch bệnh hen suyễn từng được mô tả là xảy ra ở thành phố Nantes (miền tây nước Pháp), mà năm nay chúng tôi cũng đã ghi nhận ở Paris. Vào thời điểm đó, chúng tôi thấy có một số lượng lớn bệnh nhân ồ ạt đến các khoa cấp cứu vì các vấn đề về hô hấp, các cơn hen cấp tính và thậm chí là rất nghiêm trọng. Và chính đây là thời điểm xảy ra nhiều ca tử vong. Thế nên dị ứng phấn hoa có khả năng gây tử vong, nhưng nói đúng hơn thì là dị ứng phấn hoa kích thích căn bệnh vốn đã nghiêm trọng là hen suyễn trở nặng thêm. Đó là hen suyễn dị ứng. Như vậy là bị hen suyễn, lại thêm dị ứng phấn hoa thì có thể dẫn đến bị kịch cho bệnh nhân.

Ngoài điều kể trên thì quả thực dị ứng phấn hoa thường không được coi là bệnh cực kỳ nghiêm trọng. Thế nhưng, những gì người bệnh phải chịu đựng thì rất tệ. Họ thường phải ở trong nhà, không muốn ra ngoài trời, phải từ bỏ nhiều hoạt động cho dù thời tiết mùa xuân và mùa hè thường đẹp, không khí thì dễ chịu. Và nhất là đôi khi bệnh nhân cảm thấy chán nản, xuống tinh thần. Năng suất lao động của họ sẽ bị giảm, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Thế nên, dị ứng phấn hoa không hề vô hại.

Nhiều nghiên cứu kinh tế cho thấy bệnh này thực sự gây tổn thất tài chính và những chi phí y tế là đáng kể, đủ để trở thành mối lo ngại của các định chế. Xét về điểm này thì tình hình thật đáng lo ngại, vì cứ 3-4 người lại có 1 người bị dị ứng phấn hoa. Và số đông người bệnh như vậy gây ra một vấn đề có thể nói là mang tính toàn cầu.

RFI : Nguy cơ dị ứng phấn hoa ở các đô thị và vùng nông thôn có giống nhau không ? Tại Pháp, người dân ở đâu bị dị ứng phấn hoa nhiều nhất ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân :Thực ra dị ứng liên quan đến nhiều loại phấn hoa khác nhau. Các lịch về mùa phấn hoa cho thấy những giai đoạn dị ứng có thể khác nhau và đôi khi chồng lấn nhau. Trước hết là phấn hoa của các cây thuộc họ bạch dương (Bétulacées), mùa phấn hoa của cây bạch dương (Bouleau) là từ tháng Hai đến tháng Năm. Phấn hoa họ hòa thảo, tức là họ cỏ, họ lúa (Graminées) có thể kéo dài từ tháng Tư đến tháng Bảy. Nhưng lượng phấn hoa có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí địa lý, ví dụ cây bạch dương ở miền bắc của Pháp có nhiều phấn hoa hơn ở miền nam. Và ngược lại, phấn hoa cây cỏ thì ở miền nam Pháp lại có nhiều hơn. Vì vậy, với mỗi loại phấn hoa thì sẽ có những thay đổi do điều kiện địa lý hoặc theo thời gian.

Về sự khác biệt giữa thành phố và vùng nông thôn, thì tôi có thể điều này thực sự phụ thuộc vào những điều kiện chúng ta tiếp xúc với phấn hoa, chẳng hạn như về không gian xanh, gió, phương hướng. Những đám mây phấn hoa có thể bay xa hàng trăm km. Ở các thành phố, phấn hoa có thể chịu thêm tác động từ ô nhiễm không khí, làm tăng tính gây dị ứng. Một mặt, phấn hoa tấn công, gây kích ứng đường hô hấp của người bệnh. Nhưng chúng tôi cũng thấy là điều kiện không khí ở đô thị cũng làm thay đổi đặc tính của phấn hoa và làm tăng khả năng gây dị ứng của phấn hoa.

Về câu hỏi là tại Pháp ở đâu mọi người dễ bị dị ứng hơn, điều này phụ thuộc vào loại phấn hoa và theo mùa. Chẳng hạn, đối với phấn hoa cây chi Ambroisie, Herbacé thì sẽ có nhiều hơn ở miền nam Pháp, vùng thung lũng sông Rhône. Thế nhưng, chúng tôi nhận thấy là với biến đổi khí hậu, những loại cây này đã mọc lan đến tận vùng Bretagne, tức là lên đến tận miền tây bắc của Pháp.

Điều chúng ta đang thấy ở Pháp là sự thay đổi hoàn toàn cảnh quan, tức là về đa dạng sinh học. Các loài cây sẽ thay đổi, sẽ di chuyển về phía bắc. Trên thực tế, nhiệt độ cứ tăng một độ thì các loài cây sẽ di cư thêm khoảng một trăm km, cả về độ cao. Nhiệt độ tăng thêm một độ thì cây cối cũng di chuyển đến nơi ở trên cao hơn.

RFI : Nước Pháp có đủ bác sĩ chuyên khoa dị ứng để khám chữa cho số bệnh nhân đang gia tăng bùng nổ ? Là bác sĩ, ông thấy tình trạng gia tăng số ca dị ứng phấn hoa như hiện nay đáng lo ngại hay không ? Liệu Pháp có phải chỉ là một trường hợp đơn lẻ ở châu Âu ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân : Đúng là chúng tôi lo ngại vì hiện giờ lực lượng chăm sóc chuyên khoa dị ứng có khoảng 3.000 người, nhưng số bác sĩ giảm liên tục do các đồng nghiệp của chúng tôi nghỉ hưu, do thiếu đào tạo bác sĩ chuyên khoa dị ứng, trong khi số bệnh nhân thì cứ tăng lên. Rõ ràng là sau 5-6 năm nữa thì tình hình sẽ phức tạp, các bệnh nhân sẽ khó tìm được bác sĩ để khám chữa.

Để đào tạo các bác sĩ chuyên khoa dị ứng, cần ít nhất 5-6 năm, chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa chỉ mới bắt đầu cách đây 3-4 năm nên chúng tôi cũng chưa có nhiều ứng viên. Nhiều bác sĩ nội trú và bác sĩ trẻ sẽ gia nhập đội ngũ bác sĩ ở bệnh viện, tức là hoạt động của họ sẽ không hoàn toàn là khám bệnh cho người dân, nên việc khám chữa chăm sóc sẽ không được tối ưu. Đây sẽ là điều gây căng thẳng cho cả đội ngũ chăm sóc y tế và người bệnh.

Theo một kết quả nghiên cứu, phải đợi đến 7 năm sau khi xuất hiện các triệu chứng thì bệnh nhân mới đến phòng khám của bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Họ dựa phần nào vào các loại thuốc điều trị có thể tự mua ở hiệu thuốc hoặc uống thuốc do bác sĩ đa khoa kê đơn. Nhưng sau đó một thời gian, khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn, khiến họ thấy khó chịu thì bệnh nhân mới đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám xét kỹ hơn. Trung bình thời này này lên tới gần 7 năm. Thời gian này có thể sẽ tăng dần trong những năm tới. Chúng ta cần chú ý đến điều này.

Còn nước Pháp có phải một trường hợp ngoại lệ không ? Tôi không chắc là vậy. Tôi nghĩ toàn bộ châu Âu đều ở trong xu hướng này. Tình hình ở Đông Âu sẽ còn tồi tệ hơn. Dị ứng phấn hoa sẽ còn tăng do các điều kiện khí hậu, ví dụ như sự gia tăng sự phát triển của cỏ phấn hương, ngải cứu, những loại cây thân thảo mà Quốc Hội xem là những loài cây ngoại lai xâm hại. Đây thực sự là một chủ đề về sức khỏe cộng đồng và ở Đông Âu đây sẽ là vấn đề cực kỳ lớn sau khoảng 10 năm nữa.

RFI Tiếng Việt chân thành cảm ơn bác sĩ Phạm Thi Nhân đã tham gia chương trình !

  continue reading

46 Episoden

Artwork
iconTeilen
 
Manage episode 418718657 series 1455070
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.

Tại Pháp, đối với không ít người, mùa xuân về báo hiệu nỗi khốn khổ mang tên « dị ứng phấn hoa », với nhiều triệu chứng khó chịu như mắt ngứa đỏ, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, ngạt mũi, ngứa họng, ho hắng, mệt mỏi … Thậm chí nhiều người còn coi đây là « mùa ác mộng ». Điều đáng lo ngại hơn là trong những năm gần đây, dị ứng phấn hoa ở Pháp tăng bùng phát.

Theo bộ Y Tế Pháp, hiện nay có đến 20% trẻ em trên 9 tuổi và hơn 30% số người trưởng thành bị dị ứng phấn hoa. Tổ Chức Y Tế Thế giới dự báo đến năm 2050, con số này sẽ lên đến 50% dân số. Trong khi theo báo Les Echos ngày 04/03, hồi năm 1962, chỉ có 3% số người Pháp bị dị ứng phấn hoa.

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, dị ứng phấn hoa gia tăng còn ngày càng gây tốn kém cho ngân sách y tế. Vẫn theo Les Echos, mỗi năm dị ứng phấn hoa tiêu tốn 1,5 tỉ euro ngân sách Nhà nước Pháp.

Trong số các lý do khiến ngày càng có nhiều người dị ứng phấn hoa, hay dị ứng với nhiều loại phấn hoa mới, các triệu chứng ngày càng phức tạp hơn … không thể không nói đến biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Để hiểu thêm về tình hình tại Pháp, RFI Tiếng Việt ngày 22/04/2024 có cuộc phỏng vấn bác sĩ Phạm Thi Nhân, chuyên khoa Phổi, Dị Ứng, Miễn Dịch, từng là trưởng khoa Dị Ứng Học của Viện Pasteur, Paris.

RFI : Xin chào bác sĩ Phạm Thi Nhân. Xin bác sĩ cho biết tại sao người dân ở Pháp ngày càng mẫn cảm với phấn hoa và dễ bị dị ứng. Xu hướng này liệu có liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân : Vâng, quả đúng là chúng tôi nhận thấy số ca dị ứng ngày càng gia tăng. Gần đây, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát với khoảng một trăm bác sĩ chuyên khoa dị ứng ở Pháp. Tất cả các bác sĩ đều giải thích là họ ngày càng có nhiều bệnh nhân hơn, ngày càng nhiều người cần đến khám hơn. Số ca dị ứng tăng và mức độ nghiêm trọng cũng tăng. Các triệu chứng bệnh phức tạp hơn, có nhiều người bị hen suyễn và viêm kết mạc. Các triệu chứng ngày càng ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân. Từ năm 2019, có thể nói là từ sau Covid-19, số ca dị ứng đã tăng, và điều này cũng phù hợp với dự báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), theo đó đến năm 2050, một nửa dân số thế giới sẽ bị dị ứng. Chúng tôi ngày càng ít ngạc nhiên hơn về những dự báo như vậy, khi nhìn vào tình hình như hiện nay.

Tại sao số ca dị ứng lại tăng? Có thể là do nhiều yếu tố. Có những yếu tố bên trong, thuộc về cơ địa của mỗi người, nghĩa là bản chất mẫn cảm của họ, có thể là khuynh hướng di truyền ngày càng bộc lộ, do ô nhiễm không khí, khi chúng ta hít vào, làm biến đổi gien. Chẳng hạn có các hạt bụi siêu mịn, hay các hóa chất gây ô nhiễm vĩnh cửu … xâm nhập rất sâu vào cơ thể chúng ta, làm thay đổi biểu hiện của hệ miễn dịch của mọi người. Có lẽ cũng có những tác động bên trong liên quan đến sự điều tiết của hệ thần kinh nội tiết tác động lên hệ thống miễn dịch (…)

Ngoài ra, còn có sự thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu, sự gia tăng lượng phấn hoa mà chúng tôi ghi nhận trên các thiết bị cảm biến đo phấn hoa. Một vấn đề khác là ô nhiễm không khí. Tất cả những yếu tố này làm gia tăng các ca dị ứng.

RFI : Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ dị ứng phấn hoa. Liệu biến đổi khí hậu có làm nghiêm trọng thêm các ca dị ứng và khiến việc điều trị lâu hơn, phức tạp hơn ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân : Khí hậu bị hâm nóng làm tăng nồng độ phấn hoa ở các loài cây và cỏ. Điều đó được nhận thấy trên các máy đo khắp nơi trên thế giới. Đó là vì mùa phấn hoa đến sớm hơn, như năm nay chẳng hạn. Và mùa phấn hoa, với thời kỳ phấn hoa nở rộ nhất, nồng độ phấn hoa cao nhất, cũng kéo dài hơn. Về trung và dài hạn, rất có thể sự gia tăng độ ẩm có thể sẽ làm thay đổi các hiện tượng khí hậu, chẳng hạn tăng độ ẩm trong môi trường.

Việc người bệnh phải dùng thuốc chắc chắn sẽ tăng. Các phương pháp điều trị giải mẫn cảm cũng bị ảnh hưởng vì rất có thể thời gian điều trị sẽ phải lâu hơn, liều lượng thuốc có thể cũng phải tăng, do nồng độ phấn hoa cao. Và số bệnh nhân tăng sẽ làm tăng ngân sách chăm sóc sức khỏe nói chung. Chúng ta phải lường trước tất cả những điều này.

RFI : Dị ứng phấn hoa không phải là một bệnh gây chết người, nhưng cũng không phải là vô hại ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân : Điều này không đúng lắm nếu hiểu theo nghĩa dị ứng phấn hoa có thể gây ra bệnh hen suyễn, và trên thực tế bệnh hen suyễn gây ra các ca tử vong. Đáng tiếc là năm nào cũng có những ca tử vong, nhất là liên quan đến các hiện tượng khí hậu xảy ra trên đất Pháp mà chúng tôi gọi là « bão phấn hoa ». Hiện tại, hiện tượng này dù khá hiếm, nhưng xảy ra ngày càng nhiều hơn.

Tôi xin giải thích : Vào thời điểm có bão, nồng độ phấn hoa tập trung khá cao tại một địa phương gây ra một kiểu dịch bệnh hen suyễn từng được mô tả là xảy ra ở thành phố Nantes (miền tây nước Pháp), mà năm nay chúng tôi cũng đã ghi nhận ở Paris. Vào thời điểm đó, chúng tôi thấy có một số lượng lớn bệnh nhân ồ ạt đến các khoa cấp cứu vì các vấn đề về hô hấp, các cơn hen cấp tính và thậm chí là rất nghiêm trọng. Và chính đây là thời điểm xảy ra nhiều ca tử vong. Thế nên dị ứng phấn hoa có khả năng gây tử vong, nhưng nói đúng hơn thì là dị ứng phấn hoa kích thích căn bệnh vốn đã nghiêm trọng là hen suyễn trở nặng thêm. Đó là hen suyễn dị ứng. Như vậy là bị hen suyễn, lại thêm dị ứng phấn hoa thì có thể dẫn đến bị kịch cho bệnh nhân.

Ngoài điều kể trên thì quả thực dị ứng phấn hoa thường không được coi là bệnh cực kỳ nghiêm trọng. Thế nhưng, những gì người bệnh phải chịu đựng thì rất tệ. Họ thường phải ở trong nhà, không muốn ra ngoài trời, phải từ bỏ nhiều hoạt động cho dù thời tiết mùa xuân và mùa hè thường đẹp, không khí thì dễ chịu. Và nhất là đôi khi bệnh nhân cảm thấy chán nản, xuống tinh thần. Năng suất lao động của họ sẽ bị giảm, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Thế nên, dị ứng phấn hoa không hề vô hại.

Nhiều nghiên cứu kinh tế cho thấy bệnh này thực sự gây tổn thất tài chính và những chi phí y tế là đáng kể, đủ để trở thành mối lo ngại của các định chế. Xét về điểm này thì tình hình thật đáng lo ngại, vì cứ 3-4 người lại có 1 người bị dị ứng phấn hoa. Và số đông người bệnh như vậy gây ra một vấn đề có thể nói là mang tính toàn cầu.

RFI : Nguy cơ dị ứng phấn hoa ở các đô thị và vùng nông thôn có giống nhau không ? Tại Pháp, người dân ở đâu bị dị ứng phấn hoa nhiều nhất ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân :Thực ra dị ứng liên quan đến nhiều loại phấn hoa khác nhau. Các lịch về mùa phấn hoa cho thấy những giai đoạn dị ứng có thể khác nhau và đôi khi chồng lấn nhau. Trước hết là phấn hoa của các cây thuộc họ bạch dương (Bétulacées), mùa phấn hoa của cây bạch dương (Bouleau) là từ tháng Hai đến tháng Năm. Phấn hoa họ hòa thảo, tức là họ cỏ, họ lúa (Graminées) có thể kéo dài từ tháng Tư đến tháng Bảy. Nhưng lượng phấn hoa có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí địa lý, ví dụ cây bạch dương ở miền bắc của Pháp có nhiều phấn hoa hơn ở miền nam. Và ngược lại, phấn hoa cây cỏ thì ở miền nam Pháp lại có nhiều hơn. Vì vậy, với mỗi loại phấn hoa thì sẽ có những thay đổi do điều kiện địa lý hoặc theo thời gian.

Về sự khác biệt giữa thành phố và vùng nông thôn, thì tôi có thể điều này thực sự phụ thuộc vào những điều kiện chúng ta tiếp xúc với phấn hoa, chẳng hạn như về không gian xanh, gió, phương hướng. Những đám mây phấn hoa có thể bay xa hàng trăm km. Ở các thành phố, phấn hoa có thể chịu thêm tác động từ ô nhiễm không khí, làm tăng tính gây dị ứng. Một mặt, phấn hoa tấn công, gây kích ứng đường hô hấp của người bệnh. Nhưng chúng tôi cũng thấy là điều kiện không khí ở đô thị cũng làm thay đổi đặc tính của phấn hoa và làm tăng khả năng gây dị ứng của phấn hoa.

Về câu hỏi là tại Pháp ở đâu mọi người dễ bị dị ứng hơn, điều này phụ thuộc vào loại phấn hoa và theo mùa. Chẳng hạn, đối với phấn hoa cây chi Ambroisie, Herbacé thì sẽ có nhiều hơn ở miền nam Pháp, vùng thung lũng sông Rhône. Thế nhưng, chúng tôi nhận thấy là với biến đổi khí hậu, những loại cây này đã mọc lan đến tận vùng Bretagne, tức là lên đến tận miền tây bắc của Pháp.

Điều chúng ta đang thấy ở Pháp là sự thay đổi hoàn toàn cảnh quan, tức là về đa dạng sinh học. Các loài cây sẽ thay đổi, sẽ di chuyển về phía bắc. Trên thực tế, nhiệt độ cứ tăng một độ thì các loài cây sẽ di cư thêm khoảng một trăm km, cả về độ cao. Nhiệt độ tăng thêm một độ thì cây cối cũng di chuyển đến nơi ở trên cao hơn.

RFI : Nước Pháp có đủ bác sĩ chuyên khoa dị ứng để khám chữa cho số bệnh nhân đang gia tăng bùng nổ ? Là bác sĩ, ông thấy tình trạng gia tăng số ca dị ứng phấn hoa như hiện nay đáng lo ngại hay không ? Liệu Pháp có phải chỉ là một trường hợp đơn lẻ ở châu Âu ?

Bác sĩ Phạm Thi Nhân : Đúng là chúng tôi lo ngại vì hiện giờ lực lượng chăm sóc chuyên khoa dị ứng có khoảng 3.000 người, nhưng số bác sĩ giảm liên tục do các đồng nghiệp của chúng tôi nghỉ hưu, do thiếu đào tạo bác sĩ chuyên khoa dị ứng, trong khi số bệnh nhân thì cứ tăng lên. Rõ ràng là sau 5-6 năm nữa thì tình hình sẽ phức tạp, các bệnh nhân sẽ khó tìm được bác sĩ để khám chữa.

Để đào tạo các bác sĩ chuyên khoa dị ứng, cần ít nhất 5-6 năm, chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa chỉ mới bắt đầu cách đây 3-4 năm nên chúng tôi cũng chưa có nhiều ứng viên. Nhiều bác sĩ nội trú và bác sĩ trẻ sẽ gia nhập đội ngũ bác sĩ ở bệnh viện, tức là hoạt động của họ sẽ không hoàn toàn là khám bệnh cho người dân, nên việc khám chữa chăm sóc sẽ không được tối ưu. Đây sẽ là điều gây căng thẳng cho cả đội ngũ chăm sóc y tế và người bệnh.

Theo một kết quả nghiên cứu, phải đợi đến 7 năm sau khi xuất hiện các triệu chứng thì bệnh nhân mới đến phòng khám của bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Họ dựa phần nào vào các loại thuốc điều trị có thể tự mua ở hiệu thuốc hoặc uống thuốc do bác sĩ đa khoa kê đơn. Nhưng sau đó một thời gian, khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn, khiến họ thấy khó chịu thì bệnh nhân mới đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám xét kỹ hơn. Trung bình thời này này lên tới gần 7 năm. Thời gian này có thể sẽ tăng dần trong những năm tới. Chúng ta cần chú ý đến điều này.

Còn nước Pháp có phải một trường hợp ngoại lệ không ? Tôi không chắc là vậy. Tôi nghĩ toàn bộ châu Âu đều ở trong xu hướng này. Tình hình ở Đông Âu sẽ còn tồi tệ hơn. Dị ứng phấn hoa sẽ còn tăng do các điều kiện khí hậu, ví dụ như sự gia tăng sự phát triển của cỏ phấn hương, ngải cứu, những loại cây thân thảo mà Quốc Hội xem là những loài cây ngoại lai xâm hại. Đây thực sự là một chủ đề về sức khỏe cộng đồng và ở Đông Âu đây sẽ là vấn đề cực kỳ lớn sau khoảng 10 năm nữa.

RFI Tiếng Việt chân thành cảm ơn bác sĩ Phạm Thi Nhân đã tham gia chương trình !

  continue reading

46 Episoden

Alle Folgen

×
 
Loading …

Willkommen auf Player FM!

Player FM scannt gerade das Web nach Podcasts mit hoher Qualität, die du genießen kannst. Es ist die beste Podcast-App und funktioniert auf Android, iPhone und im Web. Melde dich an, um Abos geräteübergreifend zu synchronisieren.

 

Kurzanleitung