Gehen Sie mit der App Player FM offline!
Nghệ thuật tái chế từ bìa carton
Manage episode 452172177 series 1455069
Quầy bán đèn và đồ trang trí làm từ bìa carton và giấy cũ thu hút mọi ánh nhìn trong phiên chợ trên quảng trường Saint-François ở thành phố Lausanne, Thụy Sĩ. Bị thu hút vì những nét tinh xảo, khéo léo như thổi hồn cho tác phẩm, du khách còn ngỡ ngàng hơn khi phát hiện rằng tất cả đều được làm từ đồ phế thải. Đó là những sáng tạo theo nghệ thuật tái chế (Recycle Art).
Phong trào nghệ thuật này tái sử dụng rác thải để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có một số phương pháp nổi tiếng : Nghệ thuật tái chế (recycle art), nâng cấp (upcycling), nghệ thuật bằng bìa cứng (cardboard art), cắt dán (collage)… Trong nghệ thuật bìa cứng, bìa cứng (carton) là vật liệu chính, nhờ có nhiều lớp, dễ sử dụng nên được chế tác, cắt hoặc gấp lại để tạo ra các tác phẩm điêu khắc và đồ nội thất. Bìa carton hiện được sử dụng nhiều trong thiết kế hiện đại và mang lại nét đặc trưng và sự vững chắc cho đồ vật.
Đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật
Béatrice và Christophe Richoz, cặp vợ chồng nghệ nhân, say sưa giới thiệu sáng tạo từ xưởng l’Atelier Enchanté của họ, từ những sản phẩm lớn, như cây đèn, chụp đèn… đến những đôi khuyên tai vừa sang trọng vừa độc đáo.
“Cây đèn này được làm từ đăng ten carton. Đó là tấm bìa cứng có rãnh, được đặt chồng lên nhau, rất tỉ mỉ, đúng từng ly từng tí. Và thường là do chồng tôi làm. Sau đó, chúng tôi hoàn thiện, tạo cảm giác như là gỗ bào. Chiếc bình lớn này, cũng như những viên đá cuội kia, đều được làm từ ren carton, xếp chồng lên nhau, bên trong được nhồi giấy. Trước tiên, chúng tôi vẽ hình lên bìa cứng, dán các tấm bìa lên nhau, cắt theo hình vẽ và cuối cùng là gọt tỉa và mài theo tạo hình. Chúng tôi để rỗng trong bình hoa để có thể cắm cành khô hoặc hoa khô.
Những viên đá nằm ở phía dưới cũng thế. Chúng tôi nhặt những viên sỏi ở rìa hồ và muốn làm giống như vậy. Chúng tôi muốn tạo thêm các đường viền tự nhiên như thật, cho nên sau khi làm các bước như dán bìa chồng lên nhau, tạo hình, rồi cắt theo hình vẽ, cuối cùng là thêm những nét uốn lượn để tạo cảm giác hòn đá bị nước mài mòn”.
Bên cạnh những tác phẩm làm từ bìa carton, còn có rất nhiều đồ vật, những chiếc đĩa hoặc đôi bông tai, được làm bằng giấy bồi. Đây là một kỹ thuật tái chế khác song song với tái chế bìa carton, có nguồn gốc từ thành phố Lecce, vùng Puglia, miền nam Ý. Theo giải thích của bà Béatrice Richoz, “La cartepesta” - kỹ thuật bồi giấy - sử dụng bột mì và nước, dây, rơm và giấy để tạo ra những tác phẩm tinh tế, mềm mại. Những nghệ nhân, những nhà điêu khắc ở Lecce là bậc thầy trong “Nghệ thuật hoành tráng” trong suốt thế kỷ XV đến XVIII ở Ý, mang lại mọi biểu cảm cho những bức tượng nhỏ, thể hiện tinh tế những nét gấp trên trang phục, hoặc vết nhăn trên bàn tay. Rất nhiều tác phẩm theo kỹ thuật này vẫn được bảo tồn trong các Vương cung thánh đường hay nhà thờ.
“Ban đầu, chúng tôi làm bằng giấy bồi. Sau đó chúng tôi theo học một khóa sáng tạo các bức tượng Chúa giáng sinh ở thành phố Lecce, Ý. Những tác phẩm đó đẹp đến nỗi chúng tôi muốn mang hết về nhà. Và chúng tôi bắt đầu làm, nhưng ở đây (Thụy Sĩ), những nhân vật đó lại không được hiệu quả cho lắm, nên chúng tôi chuyển sang làm những món đồ trang trí nho nhỏ cho lễ Giáng sinh, Phục sinh. Rồi từng bước một, chúng tôi bị cuốn vào công việc này, lúc nào cũng nghĩ : À, mình có thể làm được cái này và thế là chúng tôi chuyển sang làm đèn và chụp đèn.
Ví dụ như chiếc chụp đèn được làm từ đăng ten bìa hình bông hồng. Chúng tôi cắt các dải bìa cứng, sau đó tạo thành những hình bông hồng, rồi dán lần lượt những bông hồng đó lên khuôn làm chụp đèn. Chúng tôi làm thành hai mảng, gọt dũa bên trong và bên ngoài, sau đó ghép dán hai mảnh đó lại với nhau. Và bên trong có thể treo đèn mang lại ánh sáng dịu nhẹ.
Trước đây khi chưa quen, chúng tôi mất đến một tuần để làm mỗi chụp đèn như vậy nhưng giờ thì mất ít thời gian hơn. Giai đoạn chuẩn bị và hoàn thiện là mất thời gian nhất. Sau đó, chúng tôi thêm cả bìa cứng đun trong nước để tạo cảm giác thô thô mà rất nhiều người thích”.
Sử dụng chất liệu và màu thân thiện với môi trường
Mỗi sản phẩm là một màu sắc riêng vì hoàn toàn làm thủ công. Chất liệu sơn, vẽ cũng được chọn cẩn thận vừa để bảo vệ người sử dụng vừa thân thiện với môi trường. Ví dụ những đôi khuyên tai được phết thêm một lớp vec-ni để hồ dán không dính vào da.
“Hoặc với chiếc đĩa bằng giấy vò nát kia, tôi muốn tạo cảm giác như được làm bằng da khi nhìn vào. Sau đó, chúng tôi dùng bột màu hoặc màu acrylic, màu nước để vẽ lên trên. Chúng tôi luôn cố sử dụng bột màu hoặc những chất tự nhiên nhiều nhất có thể hoặc màu acrylic, tôi nghĩ nó cũng không quá tệ, hoặc chúng tôi để nguyên.
Còn mỗi bình hoa lớn như vậy phải mất 8 đến 10 ngày để làm, từ lúc bắt đầu dán các tấm bìa và cắt tỉa theo hình vẽ. Tất cả những tấm bìa carton đó đều được chúng tôi đi nhặt. Chúng tôi biết một cửa hàng bán khung tranh và thường được giao hàng. Các thùng carton của họ thường chắc, sạch và đẹp. Chúng tôi đến lấy và mang về xưởng, trải trên sàn rồi dán chồng lên nhau. Đôi khi chúng tôi cũng thay đổi chiều của các tấm bìa để tạo ra những hình dạng khác. Sau đó, chúng tôi cắt và hoàn thiện. Thường phải mất 8 đến 10 ngày, vì còn phải chờ carton sấy khô, ép chúng để tạo hình. Sau đó, thường thì chúng tôi dán thêm những hình nhỏ khác để tạo dáng cho tác phẩm”.
Nguồn ý tưởng vô tận
Nghệ thuật tái chế không phải là phong trào mới nhưng ngày càng thu hút thêm nhiều “tín đồ” - những người quan tâm bảo vệ môi trường và tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo trong những vật bị bỏ đi vì tưởng chừng vô dụng. Trong loại hình nghệ thuật này, phương pháp tái chế có lẽ là phổ biến nhất. Chất thải được chuyển đổi để tái sử dụng, hoặc được biến thành thiết kế bối cảnh và triển lãm. Eve de Jong là một trong số những nghệ sĩ nổi tiếng trong loại hình này với dự án Mount Plastic - một loạt tác phẩm điêu khắc làm từ nắp và nắp nhựa.
Ngoài ra, còn phải kể đến phương pháp nâng cấp nhằm tăng giá trị hoặc mang lại một công dụng mới cho phế thải, ví dụ để ghép thêm vào các tác phẩm, điêu khắc hoặc hội họa. Một phương pháp rất thịnh hành khác trong nghệ thuật tái chế là cắt dán, kết hợp với nghệ thuật trừu tượng, ví dụ dùng các mảnh tạp chí, sách, nhãn hiệu, bao bì, thậm chí hàng dệt may để làm nên những tác phẩm mới, đưa rác thải trở lại cuộc sống. Tất cả đòi hỏi những ý tưởng độc đáo. Bà Béatrice Richoz cười và chỉ vào đầu, giải thích :
“Tất cả xuất phát từ chiếc hộp này. Thực ra chúng tôi luôn luôn tìm tòi. Khi bắt đầu một việc gì đó, chúng tôi không muốn ngồi yên một chỗ mà luôn tìm kiếm điều mới lạ, những ý tưởng mới và giờ đã trở thành thói quen. Mỗi khi nhìn một điều đơn giản, chúng tôi luôn tự hỏi : Mình có thể là được gì ngoài điều hoặc đồ vật mà mình nhìn thấy. Có nghĩa là hình dung xa hơn những gì mà người ta có thể thấy”.
Họ biến ý tưởng của những người khác thành hiện thực, theo “đặt hàng”. Họ tham gia thiết kế và làm đạo cụ bằng giấy vụn và carton cho các vở kịch. Họ giúp các cửa hàng thêm hấp dẫn hơn vào các dịp lễ tết. Để những đam mê, sáng tạo của mình được đến với công chúng, ông bà Richoz, cũng như những nghệ nhân khác, tìm mọi cơ hội để giới thiệu sản phẩm. Những phiên chợ định kỳ ở các thành phố trong vùng Grandvillard, Champex, Gryon… hoặc hội chợ dành cho nghệ nhân sáng tạo ở Lausanne là những địa điểm giúp công chúng hiểu thêm về công việc “tái chế” đặc biệt này.
Ánh đèn ấm áp, phản chiếu qua những kẽ nhỏ trong chiếc chụp đèn bằng carton, còn kỳ diệu hơn trong tiết trời mùa đông với những bông tuyết rơi trắng trong phiên chợ Giáng sinh cuối năm. Nhưng trong lúc chờ đợi, xưởng nghệ thuật của ông bà Richoz ở Cully mở cửa đón những người tò mò muốn xem điều kỳ diệu được hình thành như thế nào.
23 Episoden
Manage episode 452172177 series 1455069
Quầy bán đèn và đồ trang trí làm từ bìa carton và giấy cũ thu hút mọi ánh nhìn trong phiên chợ trên quảng trường Saint-François ở thành phố Lausanne, Thụy Sĩ. Bị thu hút vì những nét tinh xảo, khéo léo như thổi hồn cho tác phẩm, du khách còn ngỡ ngàng hơn khi phát hiện rằng tất cả đều được làm từ đồ phế thải. Đó là những sáng tạo theo nghệ thuật tái chế (Recycle Art).
Phong trào nghệ thuật này tái sử dụng rác thải để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có một số phương pháp nổi tiếng : Nghệ thuật tái chế (recycle art), nâng cấp (upcycling), nghệ thuật bằng bìa cứng (cardboard art), cắt dán (collage)… Trong nghệ thuật bìa cứng, bìa cứng (carton) là vật liệu chính, nhờ có nhiều lớp, dễ sử dụng nên được chế tác, cắt hoặc gấp lại để tạo ra các tác phẩm điêu khắc và đồ nội thất. Bìa carton hiện được sử dụng nhiều trong thiết kế hiện đại và mang lại nét đặc trưng và sự vững chắc cho đồ vật.
Đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật
Béatrice và Christophe Richoz, cặp vợ chồng nghệ nhân, say sưa giới thiệu sáng tạo từ xưởng l’Atelier Enchanté của họ, từ những sản phẩm lớn, như cây đèn, chụp đèn… đến những đôi khuyên tai vừa sang trọng vừa độc đáo.
“Cây đèn này được làm từ đăng ten carton. Đó là tấm bìa cứng có rãnh, được đặt chồng lên nhau, rất tỉ mỉ, đúng từng ly từng tí. Và thường là do chồng tôi làm. Sau đó, chúng tôi hoàn thiện, tạo cảm giác như là gỗ bào. Chiếc bình lớn này, cũng như những viên đá cuội kia, đều được làm từ ren carton, xếp chồng lên nhau, bên trong được nhồi giấy. Trước tiên, chúng tôi vẽ hình lên bìa cứng, dán các tấm bìa lên nhau, cắt theo hình vẽ và cuối cùng là gọt tỉa và mài theo tạo hình. Chúng tôi để rỗng trong bình hoa để có thể cắm cành khô hoặc hoa khô.
Những viên đá nằm ở phía dưới cũng thế. Chúng tôi nhặt những viên sỏi ở rìa hồ và muốn làm giống như vậy. Chúng tôi muốn tạo thêm các đường viền tự nhiên như thật, cho nên sau khi làm các bước như dán bìa chồng lên nhau, tạo hình, rồi cắt theo hình vẽ, cuối cùng là thêm những nét uốn lượn để tạo cảm giác hòn đá bị nước mài mòn”.
Bên cạnh những tác phẩm làm từ bìa carton, còn có rất nhiều đồ vật, những chiếc đĩa hoặc đôi bông tai, được làm bằng giấy bồi. Đây là một kỹ thuật tái chế khác song song với tái chế bìa carton, có nguồn gốc từ thành phố Lecce, vùng Puglia, miền nam Ý. Theo giải thích của bà Béatrice Richoz, “La cartepesta” - kỹ thuật bồi giấy - sử dụng bột mì và nước, dây, rơm và giấy để tạo ra những tác phẩm tinh tế, mềm mại. Những nghệ nhân, những nhà điêu khắc ở Lecce là bậc thầy trong “Nghệ thuật hoành tráng” trong suốt thế kỷ XV đến XVIII ở Ý, mang lại mọi biểu cảm cho những bức tượng nhỏ, thể hiện tinh tế những nét gấp trên trang phục, hoặc vết nhăn trên bàn tay. Rất nhiều tác phẩm theo kỹ thuật này vẫn được bảo tồn trong các Vương cung thánh đường hay nhà thờ.
“Ban đầu, chúng tôi làm bằng giấy bồi. Sau đó chúng tôi theo học một khóa sáng tạo các bức tượng Chúa giáng sinh ở thành phố Lecce, Ý. Những tác phẩm đó đẹp đến nỗi chúng tôi muốn mang hết về nhà. Và chúng tôi bắt đầu làm, nhưng ở đây (Thụy Sĩ), những nhân vật đó lại không được hiệu quả cho lắm, nên chúng tôi chuyển sang làm những món đồ trang trí nho nhỏ cho lễ Giáng sinh, Phục sinh. Rồi từng bước một, chúng tôi bị cuốn vào công việc này, lúc nào cũng nghĩ : À, mình có thể làm được cái này và thế là chúng tôi chuyển sang làm đèn và chụp đèn.
Ví dụ như chiếc chụp đèn được làm từ đăng ten bìa hình bông hồng. Chúng tôi cắt các dải bìa cứng, sau đó tạo thành những hình bông hồng, rồi dán lần lượt những bông hồng đó lên khuôn làm chụp đèn. Chúng tôi làm thành hai mảng, gọt dũa bên trong và bên ngoài, sau đó ghép dán hai mảnh đó lại với nhau. Và bên trong có thể treo đèn mang lại ánh sáng dịu nhẹ.
Trước đây khi chưa quen, chúng tôi mất đến một tuần để làm mỗi chụp đèn như vậy nhưng giờ thì mất ít thời gian hơn. Giai đoạn chuẩn bị và hoàn thiện là mất thời gian nhất. Sau đó, chúng tôi thêm cả bìa cứng đun trong nước để tạo cảm giác thô thô mà rất nhiều người thích”.
Sử dụng chất liệu và màu thân thiện với môi trường
Mỗi sản phẩm là một màu sắc riêng vì hoàn toàn làm thủ công. Chất liệu sơn, vẽ cũng được chọn cẩn thận vừa để bảo vệ người sử dụng vừa thân thiện với môi trường. Ví dụ những đôi khuyên tai được phết thêm một lớp vec-ni để hồ dán không dính vào da.
“Hoặc với chiếc đĩa bằng giấy vò nát kia, tôi muốn tạo cảm giác như được làm bằng da khi nhìn vào. Sau đó, chúng tôi dùng bột màu hoặc màu acrylic, màu nước để vẽ lên trên. Chúng tôi luôn cố sử dụng bột màu hoặc những chất tự nhiên nhiều nhất có thể hoặc màu acrylic, tôi nghĩ nó cũng không quá tệ, hoặc chúng tôi để nguyên.
Còn mỗi bình hoa lớn như vậy phải mất 8 đến 10 ngày để làm, từ lúc bắt đầu dán các tấm bìa và cắt tỉa theo hình vẽ. Tất cả những tấm bìa carton đó đều được chúng tôi đi nhặt. Chúng tôi biết một cửa hàng bán khung tranh và thường được giao hàng. Các thùng carton của họ thường chắc, sạch và đẹp. Chúng tôi đến lấy và mang về xưởng, trải trên sàn rồi dán chồng lên nhau. Đôi khi chúng tôi cũng thay đổi chiều của các tấm bìa để tạo ra những hình dạng khác. Sau đó, chúng tôi cắt và hoàn thiện. Thường phải mất 8 đến 10 ngày, vì còn phải chờ carton sấy khô, ép chúng để tạo hình. Sau đó, thường thì chúng tôi dán thêm những hình nhỏ khác để tạo dáng cho tác phẩm”.
Nguồn ý tưởng vô tận
Nghệ thuật tái chế không phải là phong trào mới nhưng ngày càng thu hút thêm nhiều “tín đồ” - những người quan tâm bảo vệ môi trường và tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo trong những vật bị bỏ đi vì tưởng chừng vô dụng. Trong loại hình nghệ thuật này, phương pháp tái chế có lẽ là phổ biến nhất. Chất thải được chuyển đổi để tái sử dụng, hoặc được biến thành thiết kế bối cảnh và triển lãm. Eve de Jong là một trong số những nghệ sĩ nổi tiếng trong loại hình này với dự án Mount Plastic - một loạt tác phẩm điêu khắc làm từ nắp và nắp nhựa.
Ngoài ra, còn phải kể đến phương pháp nâng cấp nhằm tăng giá trị hoặc mang lại một công dụng mới cho phế thải, ví dụ để ghép thêm vào các tác phẩm, điêu khắc hoặc hội họa. Một phương pháp rất thịnh hành khác trong nghệ thuật tái chế là cắt dán, kết hợp với nghệ thuật trừu tượng, ví dụ dùng các mảnh tạp chí, sách, nhãn hiệu, bao bì, thậm chí hàng dệt may để làm nên những tác phẩm mới, đưa rác thải trở lại cuộc sống. Tất cả đòi hỏi những ý tưởng độc đáo. Bà Béatrice Richoz cười và chỉ vào đầu, giải thích :
“Tất cả xuất phát từ chiếc hộp này. Thực ra chúng tôi luôn luôn tìm tòi. Khi bắt đầu một việc gì đó, chúng tôi không muốn ngồi yên một chỗ mà luôn tìm kiếm điều mới lạ, những ý tưởng mới và giờ đã trở thành thói quen. Mỗi khi nhìn một điều đơn giản, chúng tôi luôn tự hỏi : Mình có thể là được gì ngoài điều hoặc đồ vật mà mình nhìn thấy. Có nghĩa là hình dung xa hơn những gì mà người ta có thể thấy”.
Họ biến ý tưởng của những người khác thành hiện thực, theo “đặt hàng”. Họ tham gia thiết kế và làm đạo cụ bằng giấy vụn và carton cho các vở kịch. Họ giúp các cửa hàng thêm hấp dẫn hơn vào các dịp lễ tết. Để những đam mê, sáng tạo của mình được đến với công chúng, ông bà Richoz, cũng như những nghệ nhân khác, tìm mọi cơ hội để giới thiệu sản phẩm. Những phiên chợ định kỳ ở các thành phố trong vùng Grandvillard, Champex, Gryon… hoặc hội chợ dành cho nghệ nhân sáng tạo ở Lausanne là những địa điểm giúp công chúng hiểu thêm về công việc “tái chế” đặc biệt này.
Ánh đèn ấm áp, phản chiếu qua những kẽ nhỏ trong chiếc chụp đèn bằng carton, còn kỳ diệu hơn trong tiết trời mùa đông với những bông tuyết rơi trắng trong phiên chợ Giáng sinh cuối năm. Nhưng trong lúc chờ đợi, xưởng nghệ thuật của ông bà Richoz ở Cully mở cửa đón những người tò mò muốn xem điều kỳ diệu được hình thành như thế nào.
23 Episoden
Alle Folgen
×Willkommen auf Player FM!
Player FM scannt gerade das Web nach Podcasts mit hoher Qualität, die du genießen kannst. Es ist die beste Podcast-App und funktioniert auf Android, iPhone und im Web. Melde dich an, um Abos geräteübergreifend zu synchronisieren.