Artwork

Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-App
Gehen Sie mit der App Player FM offline!

Nhà thờ Đức Bà : Từ hỏa hoạn kinh hoàng đến cuộc trùng tu thế kỷ dưới lăng kính dân Paris

9:28
 
Teilen
 

Manage episode 454246415 series 1455069
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.

Ngày 15/04/2029, hình ảnh ngọn lửa thiêu rụi mái Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Cuộc trùng tu tái thiết lại nhà thờ ngay lập tức đã được phát động, với thách thức phục hồi nguyên trạng trong vòng 5 năm. Đối với cư dân Paris, dù theo đạo hay vô thần, Notre - Dame như một công trình "bảo vệ" bầu trời thủ đô.

Từ 5 năm qua, thay cho tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà như thường lệ, cư dân tại quận 5 của thủ đô Pháp đã dần quen với những tiếng búa gõ, dùi khoan, hay những tiếng cần cẩu đinh tai nhức óc. Nằm cách nhà thờ chưa đầy 100 mét, bên bờ hữu sông Seine, căn hộ của bà Élise với ban công có góc nhìn toàn cảnh lên Nhà thờ Đức Bà Paris. Sống tại đây từ năm 1967, bà có thể chiêm ngưỡng công trình biểu tượng của thủ đô Pháp, cả ngày lẫn đêm, cũng như chứng kiến cảnh từng chiếc xà lan bị ngọn lửa thiêu rụi, cảnh tượng cho đến nay vẫn còn ám ảnh bà.

“Khi đỉnh chóp của nhà thờ bị ngọn lửa nuốt chửng, nhiều người tập trung tại con đường nhỏ ở gần sông và tất cả đồng thanh thốt lên tiếng “Ah”, sững sờ, thể hiện nỗi thất vọng, sự khó hiểu, cũng như bất lực. Âm thanh ấy vọng đến tận căn hộ nhà tôi, và được lưu giữ ở trong tâm trí tôi. Còn một âm thanh khác, đó là âm thanh của ngọn lửa, của lò lửa, với những tiếng rắc rắc, thiêu cháy Nhà thờ Đức Bà Paris, và khó có thể hiểu được âm thanh đó nếu không sống gần Nhà thờ chỉ hơn trăm mét. Âm thanh đó cứ ám ảnh tôi, thậm chí ngay cả ngọn lửa lò sưởi trong những căn nhà ở quê cũng khiến tôi không chịu được trong một thời gian.”

Vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 15/04/2019 khiến cả thế giới bàng hoàng, sững sờ và tiếc nuối, đã thiêu rụi phần mái của nhà thờ, phủ đen hầu như toàn bộ phía bên trong bởi khói bụi tàn tro. Ngọn lửa chỉ được dập tắt một ngày sau đó, các biện pháp “khẩn cấp” ngay lập tức được thực hiện, ngăn chặn khả năng công trình 800 năm tuổi có thể bị sụp đổ.

Đến tháng 09/2021, các biện pháp bảo đảm an toàn cho Nhà thờ Đức Bà đã được hoàn thành( từ khử chì, chống thấm, lắp đặt móc treo để ngăn mái vòm bị sập, cố định, gia cố các giàn giáo…). Công cuộc trùng tu, phục hồi Nhà thờ gần như nguyên trạng, chính thức được bắt đầu. Công trình “thế kỷ”, theo nhận định của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, huy động 250 công ty xuất sắc cũng như hơn 500 thợ thủ công, tất cả được lựa chọn theo kỹ năng của họ trong từng lĩnh vực (kiến trúc sư, kỹ sư, nhà khảo cổ học, nhà bảo tồn, nhà khoa học, thợ xây, thợ đá, thợ mộc, thợ giàn giáo). Trong vòng 24 giờ sau vụ hỏa hoạn, gần 340.000 nhà tài trợ từ 150 quốc gia trên thế giới đã quyên góp khoảng 800 triệu euro nhằm trùng tu Nhà thờ.

Đọc thêm : Phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris : Nhiều khám phá bất ngờ dưới lớp tro tàn

Nhà thờ Đức Bà Paris chính thức mở cửa trở lại với công chúng vào ngày 08/11. Bên trong Nhà thờ đã được trùng tu, khôi phục giống với nguyên bản, nhưng mang màu sắc tươi sáng hơn, thay vì màu thời gian cổ kính, qua những hình ảnh được hé lộ đầu tiên vào tuần trước. Tuy nhiên cuộc trùng tu, đặc biệt là ở phần mái và phía bên ngoài Nhà thờ, vẫn tiếp tục.

“Tôi rất thích những chiếc cần cẩu, những giàn giáo, hay những người thợ cheo leo trên mái khiến Nhà thờ có ‘sức sống’. Tôi thích những tiếng ồn, những tiếng búa gõ. Thật khó có thể tưởng tượng rằng cách nay 800 năm, những người thợ cũng gõ búa vào gỗ đẩy xây dựng nhà thờ, dĩ nhiên là trong điều kiện nô lệ không dễ dàng. Và 800 năm sau, việc này vẫn tiếp tục. Đối với tôi, đây là một điều kỳ diệu. Notre-Dame đang sống thực sự. Họ xây dựng lại nhà thờ theo một cách khác, có phần giống với nguyên bản nhưng với rất nhiều thứ mới mẻ, từ công nghệ mới cho đến việc bảo đảm an toàn, làm sao để không xảy ra hoả hoạn một lần nữa.”

Các hàng quán hy vọng khởi sắc khi Nhà thờ Đức Bà mở cửa trở lại

Nhà thờ bị đóng cửa từ 5 năm qua đã khiến các con phố vốn nhộn nhịp, đông đúc khách du lịch trở nên ảm đạm, bị thu hẹp lại bởi các rào chắn và giàn giáo. Các cơ sở kinh doanh lấy du lịch làm nguồn thu chủ yếu chịu tác động nặng nề, chưa kể đại dịch Covid-19, như trường hợp của ông Laurent Pagny, quản lý cửa hàng lưu niệm “Aux chimères de Notre-Dame”, từ năm 1957, ngay sát lối vào Nhà thờ Đức Bà. Doanh thu của cửa hàng đã giảm đi hai phần ba.

Ông nói: “Mọi người có thể thấy là chúng tôi chỉ kinh doanh nhỏ. Không chỉ tôi mà những nhà hàng, quán cà phê hay quán kem, ai cũng bị tác động, chúng tôi kinh doanh thua lỗ từ 6 năm qua. Không gian bị thay đổi, chúng tôi gặp khó khăn bởi vì cả con đường “rue du Cloitre” được lắp đặt thêm các hàng rào của công trường, nên không có nhiều người qua lại. Những người đi qua thường không dừng lại, giống như những chiếc xe ô tô đi trên đường cao tốc vậy. (Với việc Nhà thờ mở cửa trở lại), chúng tôi hy vọng rằng những du khách qua đường giờ đây sẽ có thời gian để dừng lại và ghé vào cửa hàng của chúng tôi”.

Ở phía bên kia bờ sông Seine, dù không bị các giàn giáo chắn đường, làm thay đổi cảnh quan, nhưng tình hình kinh doanh cũng không mấy khả quan hơn. Bà Christine Gorin, quản lý nhà hàng Auberge Notre Dame, từ hơn 40 năm qua cho biết : “ Trước kia, nhà hàng chúng tôi tiếp rất nhiều khách Ý, đến vào dịp Giáng Sinh, và chúng tôi đã mất đi lượng khách này cũng như những người đến lễ thánh vào nửa đêm và đến ăn tối ở nhà hàng của chúng tôi.” Tuy nhiên, bà hy vọng rằng tình hình sẽ sớm khởi sắc hơn với việc Nhà thờ mở cửa trở lại: “ Tôi mong là khách du lịch sẽ sớm quay lại. Hiện tôi đã có một số yêu cầu đặt chỗ của các nhóm khách người cao tuổi, các hiệp hội vào tháng Tư, tháng Năm tới. Họ là những người đến xem triển lãm, đến ăn tại nhà hàng, rồi đi thăm Notre-Dame. Chúng tôi bắt đầu có những đơn đặt chỗ như vậy”.

Nói đến những người gắn bó ngày đêm với Notre-Dame, không chỉ có những cư dân xung quanh, những hàng quán sáng đèn hàng ngày bên Nhà thờ, mà còn cả những người bán sách ven sông Seine thơ mộng, trở thành cảnh quan không thể thiếu trong những tấm post-card về Nhà thờ Đức Bà Paris. Bà Françoise Louvet đã mở sạp bán sách ngay sát lưng nhà thờ. Bà không ngờ rằng 5 năm đã trôi qua và nay việc trùng tu đã kết thúc. Bà cho biết việc kinh doanh của mình không bị ảnh hưởng nhiều bởi “ban đầu luôn có những người tò mò đến để xem chuyện gì đã xảy ra với Nhà thờ Đức Bà, sau đó, phải nói rằng không có ngày nào là không có người dừng lại và hỏi tôi về tiến triển của việc trùng tu. Mọi người đang đi ngang qua, chụp ảnh với giàn giáo và cảnh xung quanh. Có thời điểm, Notre- Dame trông giống như một con côn trùng mắc vào mạng nhện do bị nhiều giàn giáo che phủ.”

"Notre-Dame" là lịch sử của Paris, là công trình "bảo vệ" của thủ đô Pháp

Tình yêu với Paris, với vị trí đắc địa này, đã giữ chân bà Françoise bên sạp sách, ở bờ hữu sông Seine từ 54 năm qua. Bà nói : “Tôi là một người vô thần. Tôi không tin vào Chúa. Tôi không đặc biệt thích những công trình tôn giáo, nhưng Notre-Dame thì rất đặc biệt. Notre-Dame là lịch sử của Paris, là Victor Hugo. Và đó là cảnh quan mà tôi yêu thích từ bao lâu nay, tôi luôn cảm thấy như ở nhà của mình”.

Mặc dù Nhà thờ Đức Bà Paris Notre-Dame sẽ mở cửa trở lại cho công chúng, với dự trù thu phí vào cửa 5 euro, nhưng công cuộc trùng tu vẫn còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Du khách đến thăm Nhà thờ Đức Bà khó có thể phát hiện ra những đường ống được lắp đặt một cách kín đáo, sẵn sàng phun ra hàng triệu giọt nước siêu nhỏ để chữa cháy, tránh tái diễn kịch bản năm 2019. Đây là nhà thờ đầu tiên ở Pháp sử dụng hệ thống phun sương nhằm phòng cháy chữa cháy.

Dự án trùng tu lớn nhất ở châu Âu cho đến nay, đã tiêu tốn khoảng 550 triệu euro trong tổng số tiền quyên góp, và còn khoảng 150 triệu cho việc trùng tu thêm phía bên ngoài Nhà thờ.

Vào năm 2017, Notre-Dame đã chào đón 12 triệu du khách. Giáo phận dự kiến ​​sẽ tiếp đón từ 14 đến 15 triệu du khách vào năm 2025. Cũng như nhiều người Pháp, bà Elise cho biết sẽ sớm ghé thăm Nhà thờ Đức Bà. “Tôi là người vô thần, nhưng công trình ngay trước mặt tôi đây, giống như một chú mèo lớn bảo vệ tôi vậy. Đối với tôi Notre-Dame ở đó và sẽ luôn ở đó, bất biến."

  continue reading

24 Episoden

Artwork
iconTeilen
 
Manage episode 454246415 series 1455069
Inhalt bereitgestellt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alle Podcast-Inhalte, einschließlich Episoden, Grafiken und Podcast-Beschreibungen, werden direkt von France Médias Monde and RFI Tiếng Việt oder seinem Podcast-Plattformpartner hochgeladen und bereitgestellt. Wenn Sie glauben, dass jemand Ihr urheberrechtlich geschütztes Werk ohne Ihre Erlaubnis nutzt, können Sie dem hier beschriebenen Verfahren folgen https://de.player.fm/legal.

Ngày 15/04/2029, hình ảnh ngọn lửa thiêu rụi mái Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Cuộc trùng tu tái thiết lại nhà thờ ngay lập tức đã được phát động, với thách thức phục hồi nguyên trạng trong vòng 5 năm. Đối với cư dân Paris, dù theo đạo hay vô thần, Notre - Dame như một công trình "bảo vệ" bầu trời thủ đô.

Từ 5 năm qua, thay cho tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà như thường lệ, cư dân tại quận 5 của thủ đô Pháp đã dần quen với những tiếng búa gõ, dùi khoan, hay những tiếng cần cẩu đinh tai nhức óc. Nằm cách nhà thờ chưa đầy 100 mét, bên bờ hữu sông Seine, căn hộ của bà Élise với ban công có góc nhìn toàn cảnh lên Nhà thờ Đức Bà Paris. Sống tại đây từ năm 1967, bà có thể chiêm ngưỡng công trình biểu tượng của thủ đô Pháp, cả ngày lẫn đêm, cũng như chứng kiến cảnh từng chiếc xà lan bị ngọn lửa thiêu rụi, cảnh tượng cho đến nay vẫn còn ám ảnh bà.

“Khi đỉnh chóp của nhà thờ bị ngọn lửa nuốt chửng, nhiều người tập trung tại con đường nhỏ ở gần sông và tất cả đồng thanh thốt lên tiếng “Ah”, sững sờ, thể hiện nỗi thất vọng, sự khó hiểu, cũng như bất lực. Âm thanh ấy vọng đến tận căn hộ nhà tôi, và được lưu giữ ở trong tâm trí tôi. Còn một âm thanh khác, đó là âm thanh của ngọn lửa, của lò lửa, với những tiếng rắc rắc, thiêu cháy Nhà thờ Đức Bà Paris, và khó có thể hiểu được âm thanh đó nếu không sống gần Nhà thờ chỉ hơn trăm mét. Âm thanh đó cứ ám ảnh tôi, thậm chí ngay cả ngọn lửa lò sưởi trong những căn nhà ở quê cũng khiến tôi không chịu được trong một thời gian.”

Vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 15/04/2019 khiến cả thế giới bàng hoàng, sững sờ và tiếc nuối, đã thiêu rụi phần mái của nhà thờ, phủ đen hầu như toàn bộ phía bên trong bởi khói bụi tàn tro. Ngọn lửa chỉ được dập tắt một ngày sau đó, các biện pháp “khẩn cấp” ngay lập tức được thực hiện, ngăn chặn khả năng công trình 800 năm tuổi có thể bị sụp đổ.

Đến tháng 09/2021, các biện pháp bảo đảm an toàn cho Nhà thờ Đức Bà đã được hoàn thành( từ khử chì, chống thấm, lắp đặt móc treo để ngăn mái vòm bị sập, cố định, gia cố các giàn giáo…). Công cuộc trùng tu, phục hồi Nhà thờ gần như nguyên trạng, chính thức được bắt đầu. Công trình “thế kỷ”, theo nhận định của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, huy động 250 công ty xuất sắc cũng như hơn 500 thợ thủ công, tất cả được lựa chọn theo kỹ năng của họ trong từng lĩnh vực (kiến trúc sư, kỹ sư, nhà khảo cổ học, nhà bảo tồn, nhà khoa học, thợ xây, thợ đá, thợ mộc, thợ giàn giáo). Trong vòng 24 giờ sau vụ hỏa hoạn, gần 340.000 nhà tài trợ từ 150 quốc gia trên thế giới đã quyên góp khoảng 800 triệu euro nhằm trùng tu Nhà thờ.

Đọc thêm : Phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris : Nhiều khám phá bất ngờ dưới lớp tro tàn

Nhà thờ Đức Bà Paris chính thức mở cửa trở lại với công chúng vào ngày 08/11. Bên trong Nhà thờ đã được trùng tu, khôi phục giống với nguyên bản, nhưng mang màu sắc tươi sáng hơn, thay vì màu thời gian cổ kính, qua những hình ảnh được hé lộ đầu tiên vào tuần trước. Tuy nhiên cuộc trùng tu, đặc biệt là ở phần mái và phía bên ngoài Nhà thờ, vẫn tiếp tục.

“Tôi rất thích những chiếc cần cẩu, những giàn giáo, hay những người thợ cheo leo trên mái khiến Nhà thờ có ‘sức sống’. Tôi thích những tiếng ồn, những tiếng búa gõ. Thật khó có thể tưởng tượng rằng cách nay 800 năm, những người thợ cũng gõ búa vào gỗ đẩy xây dựng nhà thờ, dĩ nhiên là trong điều kiện nô lệ không dễ dàng. Và 800 năm sau, việc này vẫn tiếp tục. Đối với tôi, đây là một điều kỳ diệu. Notre-Dame đang sống thực sự. Họ xây dựng lại nhà thờ theo một cách khác, có phần giống với nguyên bản nhưng với rất nhiều thứ mới mẻ, từ công nghệ mới cho đến việc bảo đảm an toàn, làm sao để không xảy ra hoả hoạn một lần nữa.”

Các hàng quán hy vọng khởi sắc khi Nhà thờ Đức Bà mở cửa trở lại

Nhà thờ bị đóng cửa từ 5 năm qua đã khiến các con phố vốn nhộn nhịp, đông đúc khách du lịch trở nên ảm đạm, bị thu hẹp lại bởi các rào chắn và giàn giáo. Các cơ sở kinh doanh lấy du lịch làm nguồn thu chủ yếu chịu tác động nặng nề, chưa kể đại dịch Covid-19, như trường hợp của ông Laurent Pagny, quản lý cửa hàng lưu niệm “Aux chimères de Notre-Dame”, từ năm 1957, ngay sát lối vào Nhà thờ Đức Bà. Doanh thu của cửa hàng đã giảm đi hai phần ba.

Ông nói: “Mọi người có thể thấy là chúng tôi chỉ kinh doanh nhỏ. Không chỉ tôi mà những nhà hàng, quán cà phê hay quán kem, ai cũng bị tác động, chúng tôi kinh doanh thua lỗ từ 6 năm qua. Không gian bị thay đổi, chúng tôi gặp khó khăn bởi vì cả con đường “rue du Cloitre” được lắp đặt thêm các hàng rào của công trường, nên không có nhiều người qua lại. Những người đi qua thường không dừng lại, giống như những chiếc xe ô tô đi trên đường cao tốc vậy. (Với việc Nhà thờ mở cửa trở lại), chúng tôi hy vọng rằng những du khách qua đường giờ đây sẽ có thời gian để dừng lại và ghé vào cửa hàng của chúng tôi”.

Ở phía bên kia bờ sông Seine, dù không bị các giàn giáo chắn đường, làm thay đổi cảnh quan, nhưng tình hình kinh doanh cũng không mấy khả quan hơn. Bà Christine Gorin, quản lý nhà hàng Auberge Notre Dame, từ hơn 40 năm qua cho biết : “ Trước kia, nhà hàng chúng tôi tiếp rất nhiều khách Ý, đến vào dịp Giáng Sinh, và chúng tôi đã mất đi lượng khách này cũng như những người đến lễ thánh vào nửa đêm và đến ăn tối ở nhà hàng của chúng tôi.” Tuy nhiên, bà hy vọng rằng tình hình sẽ sớm khởi sắc hơn với việc Nhà thờ mở cửa trở lại: “ Tôi mong là khách du lịch sẽ sớm quay lại. Hiện tôi đã có một số yêu cầu đặt chỗ của các nhóm khách người cao tuổi, các hiệp hội vào tháng Tư, tháng Năm tới. Họ là những người đến xem triển lãm, đến ăn tại nhà hàng, rồi đi thăm Notre-Dame. Chúng tôi bắt đầu có những đơn đặt chỗ như vậy”.

Nói đến những người gắn bó ngày đêm với Notre-Dame, không chỉ có những cư dân xung quanh, những hàng quán sáng đèn hàng ngày bên Nhà thờ, mà còn cả những người bán sách ven sông Seine thơ mộng, trở thành cảnh quan không thể thiếu trong những tấm post-card về Nhà thờ Đức Bà Paris. Bà Françoise Louvet đã mở sạp bán sách ngay sát lưng nhà thờ. Bà không ngờ rằng 5 năm đã trôi qua và nay việc trùng tu đã kết thúc. Bà cho biết việc kinh doanh của mình không bị ảnh hưởng nhiều bởi “ban đầu luôn có những người tò mò đến để xem chuyện gì đã xảy ra với Nhà thờ Đức Bà, sau đó, phải nói rằng không có ngày nào là không có người dừng lại và hỏi tôi về tiến triển của việc trùng tu. Mọi người đang đi ngang qua, chụp ảnh với giàn giáo và cảnh xung quanh. Có thời điểm, Notre- Dame trông giống như một con côn trùng mắc vào mạng nhện do bị nhiều giàn giáo che phủ.”

"Notre-Dame" là lịch sử của Paris, là công trình "bảo vệ" của thủ đô Pháp

Tình yêu với Paris, với vị trí đắc địa này, đã giữ chân bà Françoise bên sạp sách, ở bờ hữu sông Seine từ 54 năm qua. Bà nói : “Tôi là một người vô thần. Tôi không tin vào Chúa. Tôi không đặc biệt thích những công trình tôn giáo, nhưng Notre-Dame thì rất đặc biệt. Notre-Dame là lịch sử của Paris, là Victor Hugo. Và đó là cảnh quan mà tôi yêu thích từ bao lâu nay, tôi luôn cảm thấy như ở nhà của mình”.

Mặc dù Nhà thờ Đức Bà Paris Notre-Dame sẽ mở cửa trở lại cho công chúng, với dự trù thu phí vào cửa 5 euro, nhưng công cuộc trùng tu vẫn còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Du khách đến thăm Nhà thờ Đức Bà khó có thể phát hiện ra những đường ống được lắp đặt một cách kín đáo, sẵn sàng phun ra hàng triệu giọt nước siêu nhỏ để chữa cháy, tránh tái diễn kịch bản năm 2019. Đây là nhà thờ đầu tiên ở Pháp sử dụng hệ thống phun sương nhằm phòng cháy chữa cháy.

Dự án trùng tu lớn nhất ở châu Âu cho đến nay, đã tiêu tốn khoảng 550 triệu euro trong tổng số tiền quyên góp, và còn khoảng 150 triệu cho việc trùng tu thêm phía bên ngoài Nhà thờ.

Vào năm 2017, Notre-Dame đã chào đón 12 triệu du khách. Giáo phận dự kiến ​​sẽ tiếp đón từ 14 đến 15 triệu du khách vào năm 2025. Cũng như nhiều người Pháp, bà Elise cho biết sẽ sớm ghé thăm Nhà thờ Đức Bà. “Tôi là người vô thần, nhưng công trình ngay trước mặt tôi đây, giống như một chú mèo lớn bảo vệ tôi vậy. Đối với tôi Notre-Dame ở đó và sẽ luôn ở đó, bất biến."

  continue reading

24 Episoden

Усі епізоди

×
 
Loading …

Willkommen auf Player FM!

Player FM scannt gerade das Web nach Podcasts mit hoher Qualität, die du genießen kannst. Es ist die beste Podcast-App und funktioniert auf Android, iPhone und im Web. Melde dich an, um Abos geräteübergreifend zu synchronisieren.

 

Kurzanleitung

Hören Sie sich diese Show an, während Sie die Gegend erkunden
Abspielen